BIDV đề xuất Chính phủ sớm phê duyệt phương án tăng vốn thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu

08/10/2021 07:34
Trong 4 ngân hàng TMCP có vốn nhà nước, hiện riêng BIDV vẫn đang là ngân hàng "lọt" lại trong danh sách chờ được phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ.

Trước thềm lễ kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và gặp gỡ đại diện giới doanh nhân Việt Nam vào chiều ngày 7/10) tại trụ sở VCCI (Hà Nội).

Theo Diễn đàn doanh nghiệp, tại Hội nghị, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Lê Ngọc Lâm đã có kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét tăng vốn điều lệ cho BIDV và các tổ chức tín dụng (TCTD) Nhà nước. Đặc biệt là thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu nhằm nâng cao năng lực tài chính cho các TCTD.

Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV cũng đề xuất Quốc hội, Chính phủ xem xét chỉnh sửa bổ sung Luật giao dịch điện tử năm 2005. Ông cho biết sau hơn 15 năm thực hiện, tồn tại một số bất cập cần sửa đổi, bổ sung trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ.

Theo đó, phạm vi điều chỉnh hiện đang không áp dụng với một số lĩnh vực như bất động sản, gây khó khăn cho các ngân hàng khi triển khai sản phẩm số hoá, dịch vụ công trực tuyến, giao dịch điện tử...

Một kiến nghị khác được Lãnh đạo BIDV nêu là vấn đề về Luật hoá Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, dự kiến hết hiệu lực vào tháng 8/2022; Luật hoá pháp luật về giao dịch đảm bảo do hành lang pháp lý hiện nay chưa đồng bộ, thống nhất, hiệu lực pháp lý chưa cao trong việc liên thông dữ liệu về tài sản đảm bảo.

Ông Lê Ngọc Lâm cho biết, trong bối cảnh dịch COVID-19, ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, nhất là những nơi thực hiện giãn cách xã hội. Cùng với việc thích ứng với điều kiện mới, ngân hàng cũng đã triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Cụ thể, BIDV đã cơ cấu nợ cho 7.379 khách hàng, tổng dư nợ cơ cấu 77.900 tỷ đồng. Đồng thời giảm lãi suất cho vay, kể cả nhu cầu vay mới và dư nợ hiện hữu.

Trong năm 2020, BIDV đã chủ động giảm thu nhập khoảng 6.400 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, giảm trực tiếp lãi suất 3.100 tỷ đồng; thoái lãi dự thu do thực hiện cơ cấu nợ khoảng 2.900 tỷ đồng.

Trong kế hoạch của mình để thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt theo Thông tư 14/2021 và cam kết thực hiện giảm lãi (trong khuôn khổ cam kết của 16 tổ chức tín dụng với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam), BIDV dự kiến năm 2021 sẽ hy sinh khoảng 7.100 tỷ đồng thu nhập để giảm lãi suất, phí dịch vụ hỗ trợ khách hàng.

Về kiến nghị xem xét tăng vốn điều lệ cho các TCTD Nhà nước, được biết, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021, BIDV đã trình phương án tăng vốn điều lệ thêm 8.304 tỷ đồng, lên mức 48.524 tỷ đồng, tăng 20,6% so với thời điểm 31/12/2020. Phương án tăng vốn gồm phát hành 207,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019 (tỷ lệ 5,2%), phát hành 281,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 (tỷ lệ 7%). Thời gian thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu dự kiến trong quý III-IV/2021.

Song song với đó, BIDV dự kiến phát hành thêm 341,5 triệu cổ phần mới bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ, tương đương 8,5% vốn điều lệ. Thời gian thực hiện dự kiến trong giai đoạn 2021-2022 sau khi được chấp thuận từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Vốn điều lệ tăng thêm dự kiến sẽ được ngân hàng này dùng toàn bộ để bổ sung vốn kinh doanh, được phân bổ sử dụng vào các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của BIDV với cơ cấu hợp lý và đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, an toàn, tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông.


Trong nhóm các TCTD Nhà nước có kế hoạch đề xuất tăng vốn để tăng năng lực cạnh tranh tối ưu, hiện có Agribank đã được Quốc hội nhất bổ sung vốn điều lệ tối đa 3.500 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2019; VietinBank cũng được Chính phủ phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước 6.977 tỷ đồng để duy trì tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại VietinBank vào tháng 6/2021; hay gần nhất trong tháng 9 mới đây, Vietcombank cũng vừa được phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn Nhà nước hơn 7.657 tỷ đồng, theo đó sẽ phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức để tăng vốn điều lệ; thì riêng BIDV vẫn đang là ngân hàng "lọt" lại trong danh sách chờ được phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ.

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
2 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
2 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Xe ga 110cc dáng lạ của Honda về đại lý Việt: Trang bị ngang cơ Vision, 'ăn xăng' 1,7 lít/100 km
3 giờ trước
Chiếc xe ga của Honda được trang bị một số phụ kiện độc quyền, giúp xe trở nên phong cách hơn.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
3 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Bắt chủ cơ sở sản xuất, bán trót lọt hàng chục ngàn sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật giả
3 giờ trước
Đối tượng đã lên mạng internet để tìm hiểu một số mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật đang được thị trường tiêu thụ lớn sau đó đặt in tem nhãn, bao bì giả của các sản phẩm này.

Tin cùng chuyên mục

"Món hời" khi mua MacBook Air M4, iPad Air M3 tại Việt Nam
3 giờ trước
Dải sản phẩm mới của Apple như Macbook air hay iapd air đang được giảm giá tốt tại Việt Nam ngay khi lên kệ.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
4 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
1 ngày trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
2 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.