Biến đổi khí hậu là thách thức cấp bách nhất với ngành nông nghiệp Đông Nam Á

05/05/2022 14:12
Hơn 50% các nhà hoạch định chính sách tại khu vực Đông Nam Á tham gia khảo sát của ASEAN phối hợp với CropLife Châu Á đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt hiện nay.

Đa số cũng tin rằng biến đổi khí hậu gây ra các tác động tiêu cực trên diện rộng đến các vấn đề nông nghiệp ở khu vực, bao gồm duy trì chất lượng đất trồng (92%), kiểm soát bệnh thực vật (88%), duy trì hiệu quả năng suất cây trồng (88%) và quản lý sâu bệnh, dịch hại ( 85%).

Trên đây là một số kết quả nổi bật được công bố trong Sách trắng Nghiên cứu phát hành vào ngày 29/4/2022 vừa qua với tiêu đề Khảo sát đối với các nhà hoạch định chính sách: Tác động của biến đổi khí hậu đối với nền nông nghiệp ASEAN. Nghiên cứu này được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường PSB Insights cùng sự hợp tác của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tổ chức CropLife Châu Á. Mục đích của nghiên cứu là để hiểu rõ hơn về tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp, sản xuất lương thực và nông dân sản xuất nhỏ trong khu vực ASEAN và phương thức để giải quyết những thách thức đó.

Đa số các nhà hoạch định chính sách tham gia khảo sát đều thống nhất cho rằng tác động của biến đổi khí hậu là một trở ngại đáng kể mà khu vực ASEAN sẽ phải tính đến. Khi được hỏi đâu sẽ là những trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực tại quốc gia của họ sẽ phải đối mặt trong 5 năm tới, hơn một nửa (51%) cho rằng quản lý tác động và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là thách thức cấp bách nhất hiện nay, cao hơn đáng kể so với tất cả các thách thức khác.

Biến đổi khí hậu là thách thức cấp bách nhất với ngành nông nghiệp Đông Nam Á - Ảnh 1.

Nguồn: Khảo sát của Croplife

Họ cũng đưa ra hàng loạt những vấn đề về môi trường mà nông dân sản xuất quy mô nhỏ trong khu vực đang và sẽ phải đối mặt như: chất lượng đất, quản lý dịch hại, năng suất cây trồng và cơ hội thương mại nông sản. Gần như tất cả (95%) các nhà hoạch định chính sách được hỏi đồng ý rằng việc duy trì và cải thiện chất lượng đất là thách thức lớn nhất mà đất nước của họ phải đối mặt hiện nay, trong khi đó 91% tin rằng quản lý sâu bệnh, đảm bảo đủ năng suất cây trồng, mở rộng thị trường phù hợp và cải thiện khả năng bán hàng cho nông dân cũng là những vấn đề rất đáng lưu tâm. Các nhà hoạch định chính sách cũng gần như nhất trí rằng những thách thức sẽ trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu là thách thức cấp bách nhất với ngành nông nghiệp Đông Nam Á - Ảnh 2.

Nguồn: Khảo sát của Croplife

Trong khi có sự nhất trí cao rằng mọi thành phần của xã hội đều sẽ chịu tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, đa số người được hỏi (hơn 60%) nhận định rằng nông dân là nhóm sẽ phải đối mặt với những tác động tiêu cực lớn nhất, đặc biệt liên quan tới năng suất cây trồng/ an ninh lương thực.

Khi được hỏi về các giải pháp để giải quyết các thách thức nêu trên, hơn 4/5 (86%) các nhà hoạch định chính sách cho rằng việc cung cấp kiến thức và tập huấn để nông dân tiếp nhận và sử dụng các giải pháp công nghệ nông nghiệp cũng như đổi mới khoa học trong lĩnh vực này sẽ là "rất quan trọng" để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong khu vực. Họ cũng chung nhận định rằng giải pháp này còn quan trọng hơn những thay đổi về chính sách hoặc các biện pháp tài chính như cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của nông dân.

Hợp tác công tư để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ hệ thống lương thực trong khu vực là một giải pháp được kỳ vọng được đưa ra trong nghiên cứu lần này Các nhà hoạch định chính sách tham gia khảo sát đều thể hiện mong muốn chính phủ và các tập đoàn/ đơn vị tư nhân sẽ cùng nhau hợp tác để cải thiện các chương trình tập huấn và tăng cường đổi mới trong khoa học và công nghệ nông nghiệp.

https://cafef.vn/bien-doi-khi-hau-la-thach-thuc-cap-bach-nhat-voi-nganh-nong-nghiep-dong-nam-a-20220505141231487.chn

Tin mới

Làm một hành động với khách Tây, quán ăn ở TPHCM khiến dân tình thốt lên “không có ở bất kỳ nơi nào trên thế giới”
2 giờ trước
Một quán ăn ở quận 1, TP.HCM ghi điểm tuyệt đối khi bật nhạc tặng khách Tây, khiến cộng đồng mạng khen ngợi vì quá tinh tế.
Giá điện tăng 4,8%, hộ dùng điện nào phải trả thêm nhiều tiền nhất?
2 giờ trước
Khách hàng sử dụng điện từ 400 kWh trở lên phải trả thêm tiền điện khoảng 65.050 đồng/hộ/tháng khi giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8%.
Chuyên gia chỉ cách đặt mật khẩu không lo hacker bẻ khóa, ai cũng nên biết
56 phút trước
Các tin tặc có thể tận dụng trí tuệ nhân tạo để dò tìm mật khẩu tài khoản trực tuyến của người dùng trong chớp mắt. Vậy phải đặt mật khẩu như thế nào để bảo vệ an toàn cho tài khoản của bạn?
Giá điện tăng 4,8% lên hơn 2.200 đồng/kWh từ 10/5
34 phút trước
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố tăng giá bán lẻ điện bình quân lên hơn 2.204 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng VAT) kể từ ngày mai 10/5.
"Thủ phạm" khiến hóa đơn tiền điện nhà bạn tăng cao
1 phút trước
Một cái tên quen thuộc trong mùa nắng nóng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.487.292 VNĐ / tấn

171.30 JPY / kg

0.58 %

- 1.00

Đường

SUGAR

10.201.297 VNĐ / tấn

17.82 UScents / lb

1.83 %

+ 0.32

Cacao

COCOA

238.891.800 VNĐ / tấn

9,200.00 USD / mt

1.46 %

+ 132.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

226.483.668 VNĐ / tấn

395.63 UScents / lb

0.22 %

- 0.88

Gạo

RICE

14.581 VNĐ / tấn

12.34 USD / CWT

1.08 %

- 0.13

Đậu nành

SOYBEANS

9.958.951 VNĐ / tấn

1,043.80 UScents / bu

0.68 %

+ 7.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.418.074 VNĐ / tấn

294.10 USD / ust

0.20 %

- 0.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản
20 giờ trước
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Lý do người Trung Quốc chưa biết nhiều về tổ yến Việt Nam
22 giờ trước
Chất lượng tổ yến Việt Nam hàng đầu khu vực, tuy nhiên hơn 10 năm qua tổ yến Việt Nam tiếp cận sau thị trường Malaysia, Indonesia nên người tiêu dùng Trung Quốc chưa biết đến nhiều thương hiệu yến của nước ta.
Thị trường ngày 9/5: Giá vàng tiếp tục giảm, cao su tăng 6 phiên liên tiếp
23 giờ trước
Giá hàng hóa thế giới đang trong giai đoạn biến động mạnh. Giá dầu hồi phục mạnh sau phiên giảm trước đó. Cao su tiếp tục tăng lên mức cao nhất gần 1 tháng. Trái lại, vàng tiếp tục giảm, quặng sắt, lúa mì, cacao cũng giảm.
Không phải Thái Lan hay Việt Nam, một đối thủ sở hữu loại sầu riêng ‘độc nhất’ được Trung Quốc, Singapore liên tục săn lùng, giá gần 800.000 đồng/kg
23 giờ trước
Tupai King nổi lên là loại sầu độc quyền của quốc gia này với giá 130 RM/kg, tương đương gần 800.000 đồng.