Biến mất 400 ngày, đế chế của tỉ phú Ả rập vẫn bùng nổ mạnh mẽ

15/12/2018 11:30
Sau khi bị bắt giữ năm ngoái, giá trị ròng của tỉ phú Mohammed Al Amoudi đã tăng thêm 6%, chạm mốc 8,3 tỉ USD, lọt top 500 người giàu nhất thế giới
Biến mất 400 ngày, đế chế của tỉ phú Ả rập vẫn bùng nổ mạnh mẽ - Ảnh 1.

Hơn một năm trước, Mohammed Al Amoudi mất tích tại Ritz-Carlton tại Riyadh cùng nhiều hoàng tử và doanh nhân Ả Rập Saudi.

Lời đồn xuất hiện khắp nơi: Liệu vị tỉ phú còn sống?

Hiện nay, cuối cùng đã có câu trả lời. Theo một quan chức Saudi, Al Amoudi vẫn còn sống và chuẩn bị hầu toà vì tội danh tham nhũng và hối lộ.

Điều đặc biệt là mặc bị giam giữ trong thời gian dài, kết quả của động thái đàn áp của Thái tử Mohammed bin Salman, đế chế kinh doanh toàn cầu của Al Amoudi đã bùng nổ.

Doanh số của nhà máy lọc dầu Preem AB tại Thuỵ Điển đã tăng vọt hơn 30% và bất động sản văn phòng tại Stockholm cũng tăng giá trị. Theo Chỉ số Tỉ phú Bloomberg, kể từ sau khi bị lực lượng an ninh bắt giữ tại Riyadh năm ngoái, giá trị ròng của ông đã tăng thêm 6%, chạm mốc 8,3 tỉ USD, lọt top 500 người giàu nhất thế giới.

Điều này cho thấy sự mâu thuẫn và vô lý khi là người giàu tại Saudi dưới triều đại của thái tử Salman. Với động thái cấm vận Qatar, gây chiến tại Yemen và bị cáo buộc có liên quan tới vụ ám sát nhà báo Jamal Khashoggi, thái tử khiến cả thế giới choáng ngợp, nhưng vẫn không thay đổi nhiều lịch trình của mình.

Vào thứ năm, một quan chức Saudi xác nhận vị tỉ phú đang ở trong tù dù ngày hầu toà vẫn chưa được quyết định. Theo Tim Pendry, đại diện của ông, Al Amoudi đã liên lạc với người thân và được xác nhận vẫn còn khoẻ mạnh. Pendry cho biết Al Amoudi vẫn chưa chính thức bị định tội và từ chối bình luận. Tuy nhiên, sự kiện trong vòng một năm qua cho thấy gia đình hoàng gia Saudi, ân nhân của ông, vẫn giữ vững quyền kiểm soát.

Đàn áp tại Saudi

Người doanh nhân sinh ra tại Ethiopia là một trong những cá nhân xuất sắc vẫn còn đang bị giam giữ trong cuộc đàn áp tham nhũng. Ông là một trong những người được cho là vẫn còn đang bị giam giữ, bao gồm Hoàng tử Turki bin Abdullah, con trai của cố Đức vua Abdullah.

Hầu hết những doanh nhân và hoàng tử khác đã được thả tự do sau khi đồng ý nộp hơn 100 tỉ USD tiền mặt và tài sản. Hoàng tử Alwaleed bin Talal từng thành công biến việc bị giam giữ trở thành "một hiểu lầm", và hiện nay lại đang tiếp tục giao dịch và vay những khoản tiền khổng lồ. Hoàng tử Miteb vin Abdullah, cựu chỉ huy đội Bảo vệ Quốc gia từng nộp 1 tỉ USD bảo lãnh, từng bị bắt gặp gặp gỡ Vua Salman.

Vẻ ngoài bình thường đã phản bội sự lo sợ lặng lẽ bủa vây những người Saudi giàu có đang nhanh chóng tìm cách chuyển tiền ra nước ngoài hoặc rời quê hương.

Marcus Chenevix, nhà phân tích tại công ty nghiên cứu đầu tư TS Lombard tại London, cho biết: "Tài sản lưu động được chuyển ra ngoài khá nhanh sau vụ thanh trừng. Vụ đàn áp nhắm tới những thành viên giàu có trong giới tinh hoa kinh doanh từ Jeddah. Đây là một nhóm giàu lên một phần là nhờ quan hệ với Vua Abdullah và Vua Fahd. Al Amoudi là thành viên của nhóm này. Vua Salman là cựu thống đốc của Riyadh, và theo Chenevix, mọi thứ trở nên "căng thẳng kể từ giờ phút ông ấy xuất hiện."

Đánh giá tích cực

Tại Thuỵ Điển, công việc kinh doanh của Preem, công ty nhiên liệu lớn nhất cả nước, vẫn diễn ra bình thường với một vài điều chỉnh. Tháng trước, Preem tuyên bố đã thay thế chủ tịch Al Amoudi. Người kế nhiệm là cựu chủ tịch tài chính doanh nghiệp toàn cầu tại Morgan Stanley, Jason Milazzo. Thông báo này cho thấy công ty không có thêm thông tin chính thức nào về việc cổ đông duy nhất mất tích.

Cả Fitch và S&P Global, hai đơn vị xếp hạng nợ của Preem, đã đánh giá tích cực tình hình tín dụng của công ty. Tuy vậy, theo nhà phân tích, cổ đông duy nhất của công ty trị giá 5 tỉ USD đã mất tích nhiều tháng, nhưng hoạt động công ty vẫn chưa bị ảnh hưởng. Theo nhà phân tích Vladislav Nikolov, Al Amoudi không thực sự tham gia quản lý công ty hàng ngày.

Theo thông báo từ công ty mẹ của Preem, Corral Petroleum, vào 30/6, Hassan, em trai của Al Amoudi được trao quyền làm luật sư. Pendry cho biết Hassan sở hữu một nhà máy nội thất tại Jeddah và cũng không tham gia kinh doanh.

Cổ phần của Preem

Preem cung cấp gần một phần ba công suất lọc dầu của khu vực Bắc Âu. Al Amoudi nắm giữ 100% cổ phần của Preem, tương đương 5,1 tỉ USD. Ông còn sở hữu nhà máy khai thác dầu trị giá 835 triệu USD, một đơn vị xây dựng nhà ở, một bất động sản thương mại và nhiều doanh nghiệp công nghiệp khác. Ông là một trong những nhà đầu tư tư nhân lớn nhất Thuỵ Điển.

Đế chế toàn cầu

Mặc dù Al Amoudi uỷ thác công việc quản lý hàng ngày cho các giám đốc điều hành khác, khối tài sản khổng lồ của ông rất hữu dụng trong ngành công nghiệp năng lượng với chu kỳ vận hành khắc nghiệt. Cáo bạch trái phiếu năm 2016 của Corral Petroleum đã khẳng định lại xếp hạng của Al Amoudi trong danh sách những người giàu có nhất thế giới và nhấn mạnh sự cam kết của ông với công ty dưới dạng các khoản vay và đóng góp trị giá hàng trăm triệu đô la từ ông.

"Vấn đề quốc gia"

Không đối tác kinh doanh nào của Al Amoudi yêu cầu câu trả lời từ Ả Rập Saudi về tình trạng của vị tỉ phú. Lời biện hộ chính thức duy nhất cho Al Amoudi xuất phát từ phía Ethiopia, nơi ông giữ vị trí nhà đầu tư tư nhân lẻ lớn nhất. Tại đây, tài sản của ông, bao gồm đất đai, mỏ vàng, đồng điền cà phê, một công ty nhiên liệu và các khách sạn, được định giá 1,2 tỉ USD.

Vào tháng năm, trước truyền thông quốc gia, thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed phát biểu ông tự tin rằng Al Amoudi sẽ sớm được thả sau khi ông đưa ra một thoả thuận cá nhân hấp dẫn với thái tử. Vào tháng tám, trước các phóng viên, Ahmed cho biết theo các quan chức Saudi, việc thả Al Amoudi đã bị trì hoãn vì bởi một số tố tụng.

Ahmed cho biết: "Việc giam giữ Al Amoudi là một vấn đề quốc gia."

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
2 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
3 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
4 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
4 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
5 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.