Biến niken thành pin xe điện: Tham vọng của quốc gia Đông Nam Á đưa ngành khai thác lên tầm cao mới

18/04/2022 14:35
Indonesia hy vọng chuyển niken thành các sản phẩm cao cấp hơn như pin lithium cho xe điện, thay vì chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô.

Thay đổi xuất khẩu nguyên liệu thô

Indonesia có thể giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng lĩnh vực khai thác của nước này chỉ đóng góp một phần nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Đó là điều mà quốc gia này đang tìm cách thay đổi.

Quốc gia Đông Nam Á này tự hào về các mỏ thiếc, niken, coban và bôxít. Một vài trong số đó là nguyên liệu quan trọng để sản xuất xe điện.

Theo Sáng kiến ​​Minh bạch Ngành công nghiệp Khai khoáng (EITI), mặc dù xuất khẩu lớn, lĩnh vực khoáng sản và than đá chỉ đóng góp 5% vào GDP của Indonesia trong năm 2019.

Để thúc đẩy nền kinh tế của mình, Indonesia muốn tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn của mình thay vì xuất khẩu nguyên liệu thô.

Các hoạt động hạ nguồn liên quan đến việc chuyển nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn chỉnh để cung cấp giá trị gia tăng. Ví dụ, dầu thô có thể được lọc thành xăng, dầu diesel và chất dẻo.

Là một phần của kế hoạch đó, Indonesia đã cấm xuất khẩu quặng niken vào tháng 1/2020. Chính phủ đã cam kết ngừng dần xuất khẩu các nguyên liệu thô khác.

Các hoạt động hạ nguồn dự kiến ​​sẽ tạo ra việc làm, tăng tỷ suất lợi nhuận cho lĩnh vực này, cũng như cắt giảm lượng khí thải carbon.

William Simadiputra, nhà phân tích tại DBS Group Research cho biết: "Tác động được cho là tích cực, vì các sản phẩm giá trị gia tăng có tiềm năng giảm hiệu suất tài chính của các công ty khai thác than trước nguy cơ biến động giá than".

Việc tập trung vào hạ nguồn cũng giảm khả năng giá cả hàng hoá chịu biến động và phụ thuộc vào nhập khẩu.

Tổng thống Jokowi Widodo khẳng định rằng người Indonesia cuối cùng sẽ được hưởng lợi.

Tham vọng trong lĩnh vực pin xe điện

Indonesia đã đặt mục tiêu vào ba lĩnh vực chính: công nghiệp khai thác và khoáng sản, công nghiệp than và nhiên liệu, kinh doanh nông nghiệp.

Theo Ban Điều phối Đầu tư của Indonesia (BKPM), quốc gia này có trữ lượng niken lớn nhất thế giới và sở hữu 21 triệu tấn niken.

Indonesia hy vọng chuyển niken thô thành các sản phẩm cao cấp hơn như pin lithium cho xe điện. Ban đầu tư đánh giá động thái này cuối cùng sẽ mang lại tăng trưởng kinh tế cho đất nước.

Ông Widodo tiết lộ: "Chính phủ đang tiến hành nghiên cứu liên quan đến những đổi mới về pin lithium-ion. Dự kiến ​​trong vòng 2-3 năm tới, chúng tôi có thể sản xuất pin lithium".

Indonesia là nhà sản xuất than lớn thứ tư thế giới và là nước xuất khẩu than nhiệt hàng đầu trên toàn cầu. Theo Simadiputra, quốc gia Đông Nam Á này cũng đang thúc đẩy các dự án than hạ nguồn. Các công ty than sẽ nhận được tín nhiệm của chính phủ nếu những dự án này thành công.

Nhà phân tích Shirley Zhang của Wood Mackenzie cho biết khai thác than đóng vai trò quan trọng đối với Indonesia. Chuyên gia nói rằng than không chỉ giúp xoa dịu khủng hoảng năng lượng toàn cầu mà Indonesia cũng sẽ được hưởng lợi về giá. An ninh năng lượng và tăng trưởng kinh tế của Indonesia cũng sẽ được đảm bảo.

Theo IEA, sản lượng than của Indonesia đạt 564 triệu tấn vào năm 2020. Nước này đã xuất khẩu 405 triệu tấn than trong cùng kỳ, tương đương 31,2% lượng than xuất khẩu của thế giới trong năm 2020.

Bà Zhang cho biết than nhiệt là động lực chính của nền kinh tế Indonesia. Ngành sản xuất đóng góp 26% GDP đất nước cũng được thúc đẩy bởi điện than.

Cắt giảm phụ thuộc nhập khẩu LPG

Indonesia là nhà nhập khẩu khi dầu mỏ hoá lỏng (LPG) lớn thứ tư ở châu Á. Theo S&P Global, nước này có kế hoạch giảm phụ thuộc vào nhập khẩu LPG. Đây là một hoạt động tốn kém, vốn đã tiêu tốn 50,6 nghìn tỷ Rupiah (3,6 tỷ USD) tiền trợ cấp.

Bukit Asam, một công ty khai thác than quốc doanh của Indonesia đã khởi xướng dự án trị giá 2,3 tỷ USD với công ty năng lượng nhà nước Pertamina và công ty Air Products của Mỹ.

Dự án dự kiến ​​sẽ dùng 6 triệu tấn than và sản xuất 1,4 triệu tấn dimethyl-ether (DME), một dạng nhiên liệu tái tạo có thể được sử dụng để thay thế dầu diesel và propan. Hoạt động này sẽ giúp giảm 1 triệu tấn LPG nhập khẩu hàng năm.

Chuyên gia phân tích Zhang cho biết quốc gia này cũng được hưởng lợi từ xu hướng năng lượng sạch và tái tạo nói chung. Trên thực tế, Indonesia cũng có tiềm năng trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực khử carbon.

Bà Zhang cho biết: "Indonesia cũng là cơ sở tài nguyên quan trọng cho các nguyên liệu thô cho xe điện như niken. Triển vọng sản xuất pin xe điện sẽ thúc đẩy tốc độ và quy mô của việc khử cacbon trong lĩnh vực giao thông vận tải trên toàn thế giới".

Thách thức phía trước

Tuy nhiên, một số thách thức vẫn còn và sẽ phải được giải quyết trước khi đẩy mạnh công nghiệp hạ nguồn, các nhà phân tích cho biết.

Ví dụ, DME được coi là một loại nhiên liệu sinh học mới với thị trường nhỏ, khiến chúng đắt hơn so với nhiên liệu hóa thạch.

Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Arifin Tasrif cho biết, chính phủ Indonesia có kế hoạch thu hút sự phát triển của DME thông qua một số ưu đãi.

Bà Zhang nói rằng cần có các chính sách và tài trợ của chính phủ để đảm bảo ngành tài nguyên của Indonesia sẵn sàng cho một tương lai không có carbon. Ví dụ, chính phủ có thể cung cấp kinh phí để nâng cao kỹ năng và đào tạo lại các công nghệ khử carbon.

Song, những lo ngại về an ninh năng lượng đã tăng lên vì cuộc chiến ở Ukraine có thể làm chệch hướng kế hoạch từ bỏ than mãi mãi. Điều này đặc biệt đúng với các quốc gia đang phát triển vì than sẽ tiếp tục là nguồn năng lượng giá rẻ.

Tham khảo: CNBC

https://cafef.vn/bien-niken-thanh-pin-xe-dien-tham-vong-cua-quoc-gia-dong-nam-a-dua-nganh-khai-thac-len-tam-cao-moi-20220418134725369.chn

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
3 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
2 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
51 phút trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
1 phút trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.
Dưa hấu mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân trắng tay
8 phút trước
Tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nông dân trồng dưa hấu đang phải đối mặt với một mùa vụ thất thu chưa từng thấy. Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, có nhiều mưa lớn đã khiến nhiều ruộng dưa hấu bị thối, dẫn đến mất mùa. Nhiều nông dân, sau khi đầu tư hàng trăm triệu đồng giờ trắng tay và phải gánh thêm khoản nợ lớn.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
20 giờ trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
1 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.