Biến rác thải thành tài nguyên: Thoát mối nguy, sống bền vữngicon

Dù đang là xu hướng trên toàn cầu nhưng xây dựng nền kinh tế tuần hoàn quản lý rác thải vẫn gặp nút thắt lãng phí "tài nguyên rác". Để chuỗi "giá trị xanh" thành tài nguyên bền vững, mỗi người cần nghĩ và hành động khác về rác thải.

Dù đang là xu hướng trên toàn cầu nhưng xây dựng nền kinh tế tuần hoàn quản lý rác thải vẫn gặp nút thắt lãng phí "tài nguyên rác". Để chuỗi "giá trị xanh" thành tài nguyên bền vững, mỗi người cần nghĩ và hành động khác về rác thải.

 

Xả rác – tùy tiện đi trước, bất lợi theo sau

Trong hầu hết những lời giải thích cho hành vi sử dụng tài nguyên vô tội vạ, không phân loại rác đúng cách hay thậm chí là vứt rác bừa bãi, tiện lợi gần như trở thành lý do hàng đầu. Thay vì mang theo túi vải khi đi chợ, bình giữ nhiệt khi mua thức uống, hộp thủy tinh để chứa thực phẩm.., người tiêu dùng đã nghiêng về cán cân tiện lợi hơn là giá trị lâu dài trong hành vi của mình.

Dưới tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cùng sự tăng trưởng bùng nổ trong tiêu dùng, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng mạnh mẽ của chất thải. Mỗi năm, nước ta có 15 triệu tấn rác thải, và có đến 70% lượng rác này được xử lý theo phương thức chôn lấp - vốn gây ra hệ quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái đất, nước cũng như môi trường nói chung.

Bài toán khó này đặt ra vai trò cấp thiết trong của những chương trình hành động để tìm ra giải pháp từ hạn chế để quản lý rác thải, từ Chính phủ đến doanh nghiệp và phổ quát cho mọi tầng lớp trong xã hội.

Hiện các tập đoàn và doanh nghiệp lớn như: TH Group, Coca-Cola, Nestle... hình thành Liên minh tái chế bao bì Việt Nam. Ngoài ra, một số dự án thực hiện hoá Hợp tác Công tư (PPC) như: Tập đoàn SCG và công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) để giải cứu rác thải, được thí điểm ở trường Tiểu học Long Sơn 1 và 2, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hay chương trình “Hồi sinh Rác thải Nhựa" của Unilever Việt Nam phối hợp cùng VietCycle và Duy Tân thực hiện. 

Biến rác thải thành tài nguyên: Thoát mối nguy, sống bền vững
Hợp tác công tư tập trung vào nâng cao nhận thức và ứng dụng lối sống xanh cho thế hệ nhỏ.

Thay đổi hành vi để phát triển bền vững với chất thải

Hiện nay, kinh tế tuần hoàn trở thành phương thức và mục tiêu để các nền kinh tế và tổ chức trên toàn cầu hướng đến trong quản lý rác thải. Xây dựng kinh tế tuần hoàn sẽ chú trọng ngay từ quá trình phân loại, xử lý rác đúng cách, và lâu dài hơn, chính là quản lý nguồn nguyên vật liệu, sử dụng tối ưu sản phẩm. Sở dĩ điều này được ủng hộ, bởi nó cho thấy sự chuyển dịch ý thức từ việc xem rác thải là nguồn gây ô nhiễm thành tài nguyên mới.

Từ đó, đặt ra mục tiêu thay đổi tư duy tiêu dùng có trách nhiệm bằng những chiến dịch truyền cảm hứng đến người dân, đặc biệt là người trẻ - thế hệ tiên phong và mang đến những thay đổi tích cực cho thế giới. Tiêu dùng với tâm lý biết đủ và cần dừng, biết từ chối khi không cần thiết để giảm thiểu rác thải, mang lại không gian sống lành mạnh cho bản thân và mọi người.

Cùng với luật Bảo vệ môi trường 2020, Chính phủ đã quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sẽ được đánh giá dựa trên khối lượng chất thải được phân loại. Vì thế, càng xả nhiều rác, người dân sẽ càng phải đóng nhiều tiền hơn. Đồng thời, người dân có thể bị từ chối thu gom, vận chuyển rác nếu không phân loại rác thải sinh hoạt theo đúng quy định. Chính sách này sẽ góp phần tác động trực tiếp đến việc hạn chế tình trạng lãng phí rác, cũng như giúp người dân chủ động nâng cao ý thức ngay từ khâu phân loại rác tại nguồn.

Biến rác thải thành tài nguyên: Thoát mối nguy, sống bền vững
Các điểm thu gom rác phân loại bắt đầu được triển khai thí điểm.

Phân loại rác tại nguồn cũng là bước đầu tiên để thực hiện quản lý rác thải. Hiện nay, nhiều mô hình thí điểm trên cả nước đã bắt đầu thực hiện các chiến dịch nhằm phổ biến văn hóa phân loại rác tại nguồn. Dự án “Phân loại rác tại nguồn” của SCG và LSP triển khai từ năm 2020 chính là nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao ý thức và hướng dẫn thế hệ trẻ phân loại rác tại nguồn.

Đây là một phần trong cam kết giữa SCG, LSP cùng Unilever Việt Nam, Dow Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường trong hợp tác Công - Tư (PPC) để hướng đến nền kinh tế tuần hoàn qua quản lý chất thải nhựa ở nước ta. Từ đây, dự án được mở rộng dự án sang đối tượng lớn hơn qua cuộc thi "Tôi chọn Giảm rác - Tăng xanh" trên nền tảng mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút được hưởng ứng sôi nổi từ cộng đồng với sự tham gia của người nổi tiếng như hot blogger Sunhuyn.

Những cam kết mạnh mẽ và lâu dài từ toàn thể cộng đồng và doanh nghiệp chắc chắn sẽ mang lại giá trị tích cực để nền kinh tế tuần hoàn được áp dụng sâu rộng và gần gũi trong đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam.

 Minh Tân

Tin mới

Giá ớt Việt Nam tăng gấp 10 lần vì Trung Quốc bất ngờ tiêu thụ mạnh
8 giờ trước
Trung Quốc hiện là một trong những khách hàng lớn của Việt Nam ở mặt hàng này.
Xe tay ga giá chỉ 20 triệu đồng nhưng có ABS, trang bị hiện đại vượt cả Honda Vision
9 giờ trước
Thiết kế sang trọng, trang bị hiện đại nhưng giá lại cực mềm, đây có thể là mẫu xe được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
VinFast Limo Green và MG G50 đặt lên bàn cân: Đâu là lựa chọn 'số 1' cho giới kinh doanh vận tải?
9 giờ trước
VinFast Limo Green và MG G50 đang là hai lựa chọn mới nổi trong phân khúc xe 7 chỗ dành cho dịch vụ vận tải.
"Đừng hòng tôi mua xe điện", người đàn ông quả quyết: Sau 1 lần lái thử, thái độ lập tức quay ngoắt 180 độ
10 giờ trước
Xe điện chiếm 9 trong số 10 xe mới được bán ra tại quốc gia này. Xe xăng không bị cấm nhưng người ta tự hỏi giờ này liệu ai còn muốn mua xe xăng nữa không?
Ford Territory 2025 lần đầu lộ diện trên đường tại Việt Nam: Thiết kế đầu, mâm mới, kính hông có điểm khác biệt, sớm ra mắt đấu CX-5
11 giờ trước
Đến thời điểm hiện tại, phía Ford Việt Nam vẫn chưa đưa ra bất cứ thông tin chính thức nào về kế hoạch ra mắt Territory bản facelift. Tuy nhiên, với chiếc xe đã lăn bánh trên đường, có thể trông đợi mẫu xe này sẽ được giới thiệu sớm.

Tin cùng chuyên mục

Biển "ngũ quý 5" Hải Phòng gây sốt, giá chốt hơn 2,1 tỷ đồng
14 giờ trước
Biển số ngũ quý của Hải Phòng là 15K-555.55 đã trúng đấu giá với số tiền 2,145 tỷ đồng.
Giữa bão thuế quan, vốn hóa Apple mất 600 tỷ USD trong 3 ngày, dân tình lại ầm ầm xếp hàng đi mua iPhone - chuyện gì xảy ra?
1 ngày trước
Apple nên vui hay buồn trước tình cảnh này?
Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam: 'xuất khẩu rau quả có khả năng ít bị ảnh hưởng'
3 ngày trước
Năm 2024, xuất khẩu rau quả sang Mỹ của Việt Nam đạt 360 triệu USD, trong khi Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ 540 triệu USD, tức cán cân thương mại đang nghiêng về Mỹ.
Ô tô điện có cơ hội chiếm lĩnh "sân nhà"
3 ngày trước
Dù còn không ít thách thức về độ phủ trạm sạc, nhu cầu thị trường, khả năng giảm thêm thuế đối với ô tô nhập khẩu..., ô tô điện vẫn có cơ hội tăng thị phần