Biến thể B.1.1.529, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên là "Omicron". Theo các nhà khoa học Nam Phi, những người đầu tiên phát hiện biến thế Beta, biến thể này được mô tả là có số đột biến cực cao.
Ngày 26/11, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại chủng Omicron mới là một "biến thể đáng quan ngại". Hiện vẫn chưa rõ hiệu quả của vắc xin đối với loại biến thể này như thế nào.
Biến thể Omicron có gì khác biệt?
Trong cuộc họp báo trực tuyến, nhà virus học Tulio de Oliveira phát biểu: "Chúng tôi không may đã phát hiện ra một biến thể mới là nguyên nhân gây lo ngại ở Nam Phi".
Ông giải thích rằng chính số lượng đột biến cao làm dấy lên những mối lo về khả năng kháng vắc xin và lây lan của chúng. Hiện Omicron được cho là có ít nhất 32 đột biến trên protein gai, cấu trúc virus dùng để xâm nhập tế bào người.
WHO cho biết sẽ phải mất vài tuần để biết được những tác động của biến thể này. Nếu nó trở nên nguy hiểm như Delta và Beta, nó sẽ được đặt tên theo bảng chữ cái Hy Lạp.
Biến thể Omicron được phát hiện ở những đâu?
Sau khi phát hiện biến thể lần đầu tiên ở Nam Phi, Viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm (NICD) thông báo có 22 trường hợp dương tính và nhiều trường hợp khác sau khi công bố kết quả xét nghiệm.
Ngày 25/11, Omicron cũng được phát hiện tại Botswana và Hồng Kông (Trung Quốc). Trường hợp ở Hồng Kông là một du khách đến từ Nam Phi.
Ngày 26/11, những ca mắc biến thể mới được phát hiện ở châu Âu. Quan chức cho biết những trường hợp này là du khách trở về từ Ai Cập.
Israel hôm thứ Sáu cũng thông báo phát hiện ra trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới. Người là là du khách trở về từ Malawi.
Giáo sư Adrian Puren, giám đốc điều hành hành động NICD, cho biết: "Không có gì ngạc nhiên khi biến thể mới được phát hiện ở Nam Phi". Các nhà khoa học ước tính có tới 90% ca mắc mới ở tỉnh Gauteng của Nam Phi là do biến thể Omicron. Các trường hợp mắc Covid-19 ở khu vực tây bắc và Limpopo cũng đang gia tăng nhanh chóng.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Joe Phaahla, sự xuất hiện của biến thể này là nguyên nhân khiến các ca dương tính mới gia tăng theo cấp số nhân trong những tuần gần đây.
Omicron có nguy hiểm hơn biến thể Delta không?
Biến thể Delta hiện là biến thể Covid-19 nguy hiểm nhất thế giới. Biến thể Delta lần đầu tiên được phát hiện tại Ấn Độ. Việc chúng lây lan trên khắp thế giới cho thấy mức độ nguy hiểm vượt bậc so với các biến thể trước đây của Sars-CoV-2.
Phải mất khoảng 2 tháng để WHO xếp Delta vào mức độ "đáng quan ngại". Trong khi đó, Omicron được phân vào loại này chỉ sau 72 giờ được phát hiện. Điều đáng lo ngại nhất về biến thể Omicron là số lượng đột biến cao giúp chúng tránh được hệ miễn dịch của cơ thể và vô hiệu hóa vắc xin.
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa có đủ dữ liệu để phân định mức độ nguy hiểm của biến thể này. BioNTech đã thông báo rằng "chậm nhất là 2 tuần" sẽ có thêm dữ liệu. Thông tin này sẽ giúp xác định liệu Omicron có phải là chủng có thể vô hiệu hóa vắc xin và vắc xin của hãng cần điều chỉnh hay không.
Tiến sĩ Michelle Groome, một quan chức của NICD, đã đưa ra lời khuyên cho mọi người khi đối mặt với các biến thể mới. Mọi người "nên tiêm phòng, đeo khẩu trang, thực hiện rửa tay sát khuẩn, duy trì giãn cách xã hội và tránh tập trung đông người" để hạn chế sự lây lan của biến thể mới.
Thế giới phản ứng như thế nào trước biến thể Omicron?
Vương quốc Anh đã đặt ra những hạn chế đi lại mới với du khách đến từ Nam Phi cùng một số nước lân cận như: Namibia, Botswana, Lesotho, Eswatini và Zimbabwe. Du khách sẽ phải tự cách ly trong vòng 10 ngày.
Các nước thuộc Liên minh châu Âu cũng nhanh chóng ra lệnh ngừng các chuyến bay đến từ miền nam châu Phi.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu - Ursula von der Leyen cho biết, các chuyến bay "nên tạm dừng cho đến khi chúng tôi hiểu rõ về mối nguy hiểm do biến thể mới này gây ra. Bà kêu gọi mọi người cảnh giác cao độ và cảnh báo rằng các đột biến có thể tạo ra nhiều biến thể mới có thể lây lan trên toàn thế giới trong vòng vài tháng.
Tham khảo: Euronews