"Biệt thự khủng, phân lô bán nền" ở TP Bảo Lộc: Chưa xử lý dứt điểm

17/04/2021 10:54
Theo các chuyên gia, để chấn chỉnh tình trạng bát nháo phân lô, phá nát quy hoạch, UBND tỉnh Lâm Đồng cần mở rộng điều tra các sai phạm liên quan.

Xây dựng biệt thự khủng không phép, loạn tình trạng hiến đất để phân lô bán nền, xẻ dọc ngang vườn đồi xảy ra rầm rộ ở hầu hết các huyện và TP Đà Lạt, TP Bảo Lộc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, kéo theo nhiều hệ lụy, sai phạm về quản lý đất đai nơi đây. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng và Thành ủy, UBND TP Bảo Lộc đã ra nhiều văn bản chỉ đạo vào cuộc xử lý nghiêm sai phạm, không bao che, không có vùng cấm. Tuy nhiên đến nay, các ngành chức năng vẫn chưa giải quyết rốt ráo.

Bát nháo trật tự xây dựng

Theo ghi nhận của phóng viên vào sáng 16-4, căn biệt thự khủng không phép của ông Phạm Văn Huyên (49 tuổi) xây lấn hành lang an toàn hồ Nam Phương (TP Bảo Lộc), trên đất dự án... vẫn tồn tại, chưa có sự tác động xử lý từ cơ quan chức năng. Ngoài ra, trên địa bàn TP Bảo Lộc xảy ra rất nhiều sai phạm khác liên quan đến phân lô bán nền, tự ý đổ đất san lấp lấn chiếm đất công.

Cụ thể, một phần lớn diện tích mặt nước tại hồ Nam Phương 1 (thuộc địa giới hành chính xã Đam B’ri và phường 2, TP Bảo Lộc) nằm trong quy hoạch đất mặt nước chuyên dùng thủy lợi do nhà nước quản lý, bảo vệ và khai thác phục vụ các mục đích chung của địa phương đang bị bà L.T.T.L (ngụ phường Lộc Sơn, TP Bảo Lộc) san lấp chiếm dụng. Khu vực này đang diễn ra hoạt động san lấp mặt nước công trình thủy lợi tại hồ Nam Phương 1. Vị trí này còn gọi là hồ Sen, do bà L. chiếm dụng xây dựng các công trình tạm để nuôi trồng thủy sản, trồng sen làm điểm tham quan có bán vé. Qua việc thẩm định hồ sơ, thủ tục từ cơ quan chức năng TP Bảo Lộc thì toàn bộ diện tích đất mà bà L. đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) thuộc nhà nước quản lý (cụ thể là đất mặt nước chuyên dùng thủy lợi hồ Nam Phương 1). Do đó, ngày 20-12-2019, UBND TP Bảo Lộc đã có văn bản hoàn trả hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ của bà L.

Biệt thự khủng, phân lô bán nền ở TP Bảo Lộc: Chưa xử lý dứt điểm - Ảnh 1.

Biệt thự khủng xây dựng không phép trên đất dự án ở TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

Ngoài ra, hàng loạt khu đất nông nghiệp ở TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm đã được hô biến thành "dự án" như: Sakura Garden, ĐamB’ri Hill Village, FarmHill Bảo Lâm, Pine Valley Bảo Lộc, ĐamB’ri Hill Village Bảo Lộc, Dalat Hill, Khu Du lịch Sinh thái Lộc Châu, Khu nghỉ dưỡng sinh thái Thanh Niên Holdings... Theo các chuyên gia, để chấn chỉnh tình trạng bát nháo phân lô, phá nát quy hoạch, UBND tỉnh Lâm Đồng cần mở rộng việc điều tra các sai phạm liên quan.

Dây dưa xử lý sai phạm

Ông Đoàn Kim Đình, Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc, khẳng định các hồ sơ liên quan đến diện tích mặt nước tại hồ Nam Phương 1 mà bà L. đã và đang san lấp đều chứng minh thuộc diện tích mặt nước thủy lợi do nhà nước quản lý. Vì thế, mọi hành vi tác động lên diện tích đất và mặt nước thủy lợi nói trên đều bị nghiêm cấm.

"UBND TP Bảo Lộc cương quyết xử lý nghiêm vụ việc này theo quy định của pháp luật. Hiện địa phương đã chuyển các hồ sơ, thủ tục liên quan đến việc bà L. đổ đất san lấp mặt nước thủy lợi tại hồ Nam Phương 1 tới Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) để tiếp tục xác minh, xử lý theo thẩm quyền. Đối với thẩm quyền của địa phương, UBND TP đã giao cơ quan công an phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, giám sát để kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi tác động lên khu vực này" - ông Đình nói. Theo ông Nguyễn Văn Triệu, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc, quan điểm của cơ quan chức năng TP Bảo Lộc là làm triệt để, xử lý dứt khoát và đến nơi đến chốn các sai phạm, không có vùng cấm, trên tinh thần thượng tôn pháp luật và bảo vệ người dân, có tình có lý chứ không thể có trường hợp nào can thiệp vào sai phạm.

Sáng 16-4, tại TP Bảo Lộc, Sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng đã chủ trì buổi họp kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo TP này liên quan đến vi phạm trật tự xây dựng tại phường Lộc Phát. Buổi họp có sự tham dự của đại diện Thường trực Thành ủy Bảo Lộc, Phó Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc và lãnh đạo các phòng, ban liên quan. Tuy nhiên, với lý do cuộc họp "có nội dung mật" nên các phóng viên không được tham dự. Trong chiều cùng ngày, phóng viên liên hệ với ông Lê Quang Trung, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng, để nắm thêm thông tin về tình hình xử lý vi phạm trật tự xây dựng cũng như hướng xử lý việc nở rộ phân lô bán nền trái phép trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thì ông Trung từ chối với lý do: "Hết giờ hành chính, hẹn gọi lại vào thứ hai !?".

Trước đó, Báo Người Lao Động đã đưa tin "Biệt thự "khủng" xây không phép trên đất dự án tại Bảo Lộc". Mặc dù cơ quan chức năng địa phương không cấp giấy phép xây dựng nhưng căn biệt thự hoành tráng cùng nhiều công trình khác rộng hàng trăm mét vuông được chủ xây dựng hoàn thành, ngang nhiên tọa lạc ngay trên đất dự án trung tâm TP Bảo Lộc. Ngoài ra, tình trạng bát nháo phân lô bán nền ăn theo quy hoạch TP Bảo Lộc khiến giá đất "nhảy múa", bất động sản sốt ảo, nhà nhà hiến đất làm đường phân lô xẻ dọc ngang đất vườn rẫy bán nền, cò đất về địa phương nườm nượp, vụ việc khiến người dân bức xúc. Tuy nhiên, các ngành chức năng UBND TP Bảo Lộc vẫn chưa giải quyết đến nơi đến chốn.

Theo đại diện lãnh đạo Sở TN-MT tỉnh Lâm Đồng, để hạn chế xảy ra các vi phạm tiếp theo, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quy định mới về việc tách thửa trên toàn địa bàn tỉnh. Theo đó, áp dụng quy định mới về điều kiện tách, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu đối với từng loại đất. Trường hợp chưa có quy định dạng kiến trúc nhà ở thì diện tích đất tối thiểu là 72 m2 và chiều rộng mặt đường 4,5 m. Đối với thửa đất ở thuộc quy hoạch sử dụng đất (hoặc quy hoạch phân khu) là đất nông nghiệp và đối với thửa đất nông nghiệp thì diện tích tối thiểu tách thửa là 500 m2.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
6 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
4 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
3 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
44 phút trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
15 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.