Biểu đồ mới cho thấy Trung Quốc sớm soán ngôi nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ

01/02/2021 12:12
Các nhà phân tích cho biết Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới sớm hơn một vài năm so với dự đoán được đưa ra trước đại dịch Covid-19.

Tuần trước, Mỹ thông báo GDP của họ năm 2020 giảm 2,3% còn 20,93 nghìn tỷ USD theo giá trị hiện tại. Ngược lại, Trung Quốc cho biết GDP của họ tăng 2,3% trong năm ngoái lên 101,6 nghìn tỷ tệ, tương đương khoảng 14,7 nghìn tỷ USD dựa trên tỷ giá hối đoái 1 USD đổi 6,9 tệ. Điều đó khiến GDP Trung Quốc chỉ còn kém GDP Mỹ 6,2 nghìn tỷ USD, giảm từ 7,1 nghìn tỷ USD vào năm 2019.

Rob Subbaraman của Nomura cho biết: "Điều này (sự khác biệt trong tăng trưởng) phù hợp với quan điểm của chúng tôi cho rằng đại dịch là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế Mỹ so với nền kinh tế Trung Quốc. Chúng tôi tin rằng, dựa trên những dự báo tăng trưởng hợp lý, quy mô nền kinh tế Trung Quốc tính theo USD sẽ vượt Mỹ vào năm 2028".

Subbaraman cho biết nếu đồng tiền của Trung Quốc mạnh lên với khoảng 6 tệ đổi 1 USD, Trung Quốc có thể vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2026, sớm hơn 2 năm so với dự đoán. 6 tháng qua, đồng tệ bắt đầu mạnh lên so với đồng USD ở mức chưa từng thấy trong hơn 2 năm qua.

Biểu đồ mới cho thấy Trung Quốc sớm soán ngôi nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ - Ảnh 1.

So sánh GDP Mỹ và Trung Quốc.

Covid-19 xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019 tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Trong nỗ lực kiểm soát virus, các nhà chức trách nước này đã đóng cửa hơn một nửa nền kinh tế vào tháng 2/2020, dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đạt mức cao kỷ lục 6,2% trong tháng đó. GDP Trung Quốc giảm 6,8% trong quý đầu tiên.

Tuy nhiên, sự bùng phát trong lòng Trung Quốc đã được kiểm soát vài tuần sau đó và nền kinh tế trở lại tăng trưởng trong quý 2. Cùng lúc đó, virus lây lan rộng rãi khắp thế giới và trở thành đại dịch toàn cầu, gây cho Mỹ những ảnh hưởng nặng nề. Mỹ hiện là ổ dịch lớn nhất thế giới với số ca mắc và tử vong rất cao. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã tăng lên trên 14% vào tháng 4 và duy trì trên 10% trong 3 tháng nữa.

Tai Hui, chiến lược gia thị trường châu Á tại J.P. Morgan Asset Management, cho biết: "Dữ liệu GDP mới nhất cho thấy sự phục hồi của Trung Quốc có động lực mạnh mẽ vào cuối năm 2020 nhờ khả năng kiềm chế đại dịch". Hui kỳ vọng cần 8 tới 10 năm nữa để GDP Trung Quốc bắt kịp với Mỹ.

Biểu đồ mới cho thấy Trung Quốc sớm soán ngôi nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ - Ảnh 2.

Tác động của đại dịch Covid-19 lên 2 nền kinh tế Mỹ - Trung.

Theo vị chiến lược gia này, những biện pháp chống Covid-19 ở Trung Quốc vài tuần qua có thể đưa ra những tín hiệu trái chiều về tăng trưởng trong quý đầu tiên của Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ sẽ tiếp tụ hưởng lợi từ sự hỗ trợ của Chính phủ đã được Quốc hội phê duyệt cuối năm ngoái.

Tuy nhiên, Hui tin rằng GDP chỉ là một phép so sánh nên khi ra quyết định, các nhà đầu tư cần cân nhắc tới sự khác biệt về cơ cấu kinh tế, thu nhập, sự phát triển và lợi thế cạnh tranh.

Đối với các nhà kinh tế lo ngại về tính bền vững của tăng trưởng dài hạn, phần lớn sự phục hồi của Trung Quốc trong năm ngoái tới từ các ngành truyền thống như sản xuất thay vì tiêu dùng nội địa. Khi nhu cầu nước ngoài đối với khẩu trang và các đồ bảo hộ y tế khác tăng vọt, xuất khẩu của Trung Quốc tính theo USD răng 3,6% trong năm 2020 dù nhập khẩu giảm 1,1% trong cùng kỳ.

Thặng dư thương mại Mỹ - Trung, vốn được giám sát chặt chẽ, đã tăng lên 317 tỷ USD vào năm 2020, tăng từ 296 tỷ USD một năm trước đó dù 2 nước đã kỹ thỏa thuận thương mại vào tháng 1 năm  ngoái với nỗ lực giảm thặng dư đó. Mặt khác, tiêu dùng nội địa của Trung Quốc không phục hồi nhanh như phần còn lại của nền kinh tế. Doanh số bán lẻ giảm 3,9% vào năm 2020 trong khi ở Mỹ tăng 0,6%.

Tuy nhiên, Bruce Pang, trưởng bộ phận nghiên cứu chiến lược và vĩ mô tại China Renaissance, cho rằng đại dịch sẽ khiến Trung Quốc vượt Mỹ sớm hơn dự kiến 3 tới 5 năm. Tuy nhiên, cộc mốc thực sự sẽ là khi Trung Quốc vượt Mỹ về GDP bình quân đầu người. Với dân số gấp 4 lần Mỹ, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng lên khoảng 11.000 USD trong năm 2020 trong khi của Mỹ cao gấp 5 lần là 63.200 USD.

Biểu đồ mới cho thấy Trung Quốc sớm soán ngôi nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ - Ảnh 3.

Chênh lệch GDP/đầu người của Mỹ và Trung Quốc.

Năm 2020, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới tăng trưởng dương. Các quốc gia khác, bao gồm có Mỹ, đều chìm trong suy thoái vì dịch bệnh. Tuy nhiên, Covid-19 đang có dấu hiệu trở lại ở Trung Quốc, tác động tới tốc độ phục hồi sản xuất của nước này.

Hồi tháng Giêng, Trung Quốc thông báo hơn 2.000 ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng ở nước này. Mặc dù con số này nhỏ so với các quốc gia khác nhưng nhà chức trách lo ngại về nguy cơ lây nhiễm trong đợt Tết Nguyên đán, thời điểm hàng trăm triệu người Trung Quốc thực hiện các chuyến đi mừng năm mới.

Trong tháng 1, một vài thành phố lớn của Trung Quốc đã bị đóng cửa với hàng chục triệu người được xét nghiệm Covid-19, làm gián đoạn hoạt động của các nhà máy và ảnh hưởng tới lĩnh vực dịch vụ, bao gồm hậu cần và vận tải. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn đang tốt hơn phần còn lại của thế giới bởi  việc hạn chế được những tác động của dịch bệnh, từ đó tạo điều kiện để đưa cuộc sống trở lại gần mức bình thường.

Ngược lại, Mỹ tiếp tục là ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới với hơn 26 triệu người mắc và hơn 439.000 trường hợp tử vong.

Tin mới

Giá cà phê tiếp đà lên đỉnh 27 năm
2 giờ trước
Giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng tăng mạnh phản ánh những lo ngại sâu sắc về nguồn cung trong tương lai.
3 triệu người đặt mua "siêu phẩm" điện thoại mới của Huawei: Không Android, chip vô danh - Vẫn cháy hàng
4 giờ trước
Mate 70 là mẫu điện thoại sở hữu con chip bí mật, không chạy hệ điều hành Android nhưng vẫn được hàng triệu người quan tâm.
Black Friday ở TP.HCM: Hạ giá tới 80% nhưng khách hàng vẫn dè dặt xuống tiền
4 giờ trước
Những ngày trước dịp Black Friday, nhiều cửa hàng tại TP.HCM đã rầm rộ quảng cáo khuyến mại sớm với những chương trình ưu đãi giảm giá từ 50% - 80% nhưng lượng khách mua không nhiều.
Thị trường ngày 28/11: Dầu biến động, vàng tăng, cà phê cao nhất nửa thế kỷ
5 giờ trước
Chốt phiên giao dịch ngày 27/11/2024, giá dầu Brent tăng trong khi WTI giảm sau khi tồn kho xăng tăng bất ngờ tại Mỹ. Giá vàng bật tăng sau dữ liệu lạm phát Mỹ, đồng đô la yếu.
Honda Wave 125i 2025 ra mắt: Thêm màu mới đẹp như SH, 'ăn' 1,4L/100km
5 giờ trước
Mẫu xe máy số Honda Wave 125i đời năm 2025 vừa được ra mắt, bổ sung thêm màu sắc mới.

Tin cùng chuyên mục

Một linh kiện xịn xò trên EV sẽ giảm một nửa, sắp phổ cập xuống cả xe giá 500 triệu: Thời của ô tô điện 'ngon bổ rẻ' đến thật rồi
10 giờ trước
Đây là thành phần quan trọng cho công nghệ ADAS trên các mẫu xe hiện đại.
Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
24/11/2024 09:20
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
23/11/2024 07:47
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.