Big C mở lại đơn hàng may với doanh nghiệp Việt

05/07/2019 07:28
Trong ngày 4-7, Big C đã mở đơn hàng may mặc cho 50 nhà cung cấp Việt Nam và trong 2 tuần tới sẽ tiếp tục mở cho 100 nhà cung cấp khác.

Ngày 4-7, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết sáng cùng ngày, ông đã cùng Vụ Thị trường trong nước, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam làm việc với Central Group Việt Nam (chủ sở hữu và quản lý chuỗi siêu thị Big C Việt Nam) về việc doanh nghiệp (DN) này vừa có thông báo tạm ngừng nhập sản phẩm may mặc của DN Việt Nam.

Bảo vệ lợi ích doanh nghiệp Việt

Theo ông Đỗ Thắng Hải, Central Group đang sắp xếp lại việc bán các sản phẩm may mặc trong hệ thống siêu thị Big C nên cần phải có thời gian để thực hiện, thông báo tạm ngừng nhập hàng. "Phía Central Group khẳng định việc dừng nhập hàng chỉ là tạm thời trong vòng 15 ngày, đồng thời gửi thư đến các đối tác để giải thích rõ việc này"- ông Hải nói.

Big C mở lại đơn hàng may với doanh nghiệp Việt - Ảnh 1.

Hàng may mặc Việt Nam bán trong Big C Ảnh: QUANG NHẬT

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết hiện nay có khoảng 4.000 nhà sản xuất đang cung cấp sản phẩm cho phía Central Group, trong đó có khoảng 200 nhà sản xuất các măt hàng dệt may. Central Group giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, đóng góp ngân sách lớn cũng như tham gia các chương trình thu mua sản phẩm nông sản với chiết khấu 0%, chương trình Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt. Dù vậy, trong sự việc này, ông Hải khẳng định quan điểm của Bộ Công Thương là bảo đảm lợi ích chính đáng của các DN Việt Nam nhưng mặt khác cũng bảo vệ quyền của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Trong vụ việc giữa 200 nhà cung ứng và Central Group, ông Hải cho biết sẽ được giải quyết dựa trên hợp đồng hai bên đã ký kết với nhau, đồng thời tuân thủ pháp luật Việt Nam về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sau buổi làm việc với Bộ Công Thương, Central Group cam kết sẽ mở lại đơn hàng ngay trong ngày cho 50 nhà cung cấp hàng may mặc. Trong vòng 2 tuần tới, khoảng 100 nhà cung cấp sẽ tiếp tục được mở đơn hàng. Đối với 50 nhà cung cấp còn lại, Central Group sẽ tiếp tục làm việc kỹ hơn với các đơn vị này để đáp ứng các quy định, cam kết theo hợp đồng đã ký.

Đàm phán cùng hợp tác

Chuyên gia kinh tế độc lập Đinh Thế Hiển nhìn nhận cùng lúc có đến 200 nhà cung cấp bị tạm dừng đặt hàng thì việc cần làm là các nhà cung cấp gặp nhau để thảo luận xem đúng hay sai. Hầu hết DN cung cấp hàng may mặc cho Big C là DN nhỏ, không có luật sư phụ trách pháp lý; trong trường hợp này, các DN hoàn toàn có thể hợp sức lại thuê luật sư kinh tế. Nhiệm vụ của luật sư kinh tế không phải là đi kiện mà là nhận diện hợp đồng, đúng sai của 2 bên để hỗ trợ thân chủ đàm phán với đối tác sao cho có lợi nhất.

Ngoài ra, một số DN là thành viên của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hội Dệt may Thêu đan TP HCM có thể nhờ hiệp hội, hội đại diện DN đàm phán lại với nhà phân phối. Trường hợp trong thỏa thuận hợp tác đã ký giữa 2 bên, DN gặp bất lợi về mặt pháp lý thì hiệp hội, hội vẫn có thể đại diện DN đàm phán với Big C để có bước thỏa thuận hợp lý nhất.

Trong trường hợp nhà phân phối sai, DN cung ứng có thể kiện đòi bồi thường.

Theo các chuyên gia bán lẻ, luật pháp Việt Nam không bắt buộc các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam phải cam kết tỉ lệ hàng Việt trong cửa hàng/hệ thống của họ, bởi quy định đó cũng được xem là rào cản trong thu hút đầu tư. Tuy nhiên, không chỉ ở Việt Nam mà tại nhiều quốc gia trên thế giới, khi một nhà bán lẻ ngoại thâm nhập thị trường đều nhắm đến mục tiêu bán hàng cho người tiêu dùng tại thị trường đó và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh nên luôn ưu tiên cho hàng hóa trong nước, đồng thời tìm kiếm, phát triển nguồn cung tại chỗ. Hàng nhãn riêng cũng là 1 dạng của hàng hóa trong nước được gia công cho nhà bán lẻ. Do vậy, DN muốn cung ứng hàng cho siêu thị, duy trì sự hiện diện trên kệ hàng thì phải luôn chủ động cải tiến chất lượng sản phẩm, mẫu mã, giảm giá thành lẫn hoạt động marketing, bán hàng để nâng khả năng cạnh tranh.

Bán trên 90% hàng Việt Nam

Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cho biết trong buổi làm việc với Central Group, DN này không phàn nàn về chất lượng sản phẩm của 200 nhà cung ứng phía Việt Nam nhưng họ nhấn mạnh muốn nâng số lượng hàng chất lượng cao hơn nữa trong hệ thống Big C. "Đây là chiến lược kinh doanh mới của Central Group, họ đang xác lập lại hệ thống, tập trung nhiều hơn vào mặt hàng chất lượng cao. Chúng ta tôn trọng chiến lược kinh doanh của đối tác nhưng sẽ giám sát về tính tuân thủ pháp luật Việt Nam trong vấn đề cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng" - bà Nga khẳng định.

Bà Lê Việt Nga cũng cho hay hiện chúng ta chưa có quy định về tỉ lệ hàng Việt Nam tại hệ thống siêu thị của các nhà bán lẻ nước ngoài. Trong trường hợp Big C, bà Nga nhấn mạnh Central Group cam kết duy trì tỉ lệ hàng Việt ở các hệ thống siêu thị trên 90%, trong đó các mặt hàng nông sản ở siêu thị Big C chiếm tỉ lệ rất cao, bán rất tốt. Trong khi đó, tỉ lệ hàng Thái Lan chỉ chiếm 1,26% trên toàn hệ thống Big C. Đặc biệt trong năm 2018, tỉ lệ hàng Việt Nam trong hệ thống siêu thị Big C lên tới 96%.

M.Chiến


Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
10 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
10 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
3 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
4 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
4 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.572.936 VNĐ / tấn

185.40 JPY / kg

1.54 %

- 2.90

Đường

SUGAR

11.853.571 VNĐ / tấn

21.15 UScents / lb

0.09 %

- 0.02

Cacao

COCOA

228.261.444 VNĐ / tấn

8,979.00 USD / mt

1.17 %

- 106.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

171.784.311 VNĐ / tấn

306.51 UScents / lb

0.01 %

+ 0.03

Gạo

RICE

17.282 VNĐ / tấn

14.94 USD / CWT

1.34 %

- 0.20

Đậu nành

SOYBEANS

9.175.166 VNĐ / tấn

982.26 UScents / bu

0.35 %

- 3.49

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.209.229 VNĐ / tấn

292.95 USD / ust

1.03 %

- 3.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
6 giờ trước
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, với đà tăng mạnh từ hai mặt hàng cà phê.
Ukraine mang đến Việt Nam hơn 1 triệu tấn hàng mà thế giới đang khan hiếm: Nhập khẩu tăng mạnh hơn 800%, trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho nước ta
8 giờ trước
Báu vật quý này từ Ukraine đang đổ bộ Việt Nam với mức giá cực kỳ hấp dẫn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Dưa hấu mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân trắng tay
1 ngày trước
Tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nông dân trồng dưa hấu đang phải đối mặt với một mùa vụ thất thu chưa từng thấy. Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, có nhiều mưa lớn đã khiến nhiều ruộng dưa hấu bị thối, dẫn đến mất mùa. Nhiều nông dân, sau khi đầu tư hàng trăm triệu đồng giờ trắng tay và phải gánh thêm khoản nợ lớn.