Bighit và ‘gà đẻ trứng vàng’ BTS: Từ nhóm nhạc ‘ngậm thìa gỗ’, ra đời khi công ty mẹ nợ 2,8 tỷ won đến ngôi sao quốc tế, fan bất chấp mua cổ phiếu chỉ để ủng hộ idol

08/10/2020 08:42
BTS là “đứa con” thứ hai của Bighit, ra mắt năm 2013, khi công ty vẫn đang gánh món nợ 2,8 tỷ won. Người hâm mộ vốn chỉ quan tâm nhiều đến nghệ sĩ của bộ ba quyền lực SM-YG-JYP nên sự xuất hiện của BTS không hề được chào đón. Thậm chí, cái tên BTS - viết tắt của Bangtan Sonyeondan (Chống đạn thiếu niên đoàn) còn bị đem ra chế giễu...

Ngày 6/10, hãng tin Yonhap News (Hàn Quốc) đưa tin công ty chủ quản của nhóm nhạc BTS - Bighit Entertainment đã huy động được hơn 58 nghìn tỷ won trong đợt chào bán ra công chúng. Điều này cũng giúp Bighit có khả năng sẽ lọt vào rổ chỉ số KOSPI 200 - nhóm 200 công ty đại chúng được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch chứng khoán xứ kim chi.

Hành trình ngoạn mục của BTS và Bighit không chỉ trở thành câu chuyện nổi bật của ngành giải trí Hàn Quốc mà còn có tác động trực tiếp tới nền kinh tế của quốc gia.

Từ nhóm nhạc vô danh, phải đi làm thêm, phát vé miễn phí

Nền giải trí Hàn Quốc từ những năm 1990 đã được thống trị bởi Big3 - bao gồm 3 “ông lớn” là SMTown, YG và JYP Entertainment. Các công ty này đều sở hữu nhiều thế hệ nhóm nhạc, diễn viên, nghệ sĩ nổi tiếng trong khu vực châu Á.

Nhà sáng lập Bighit - Bang Shi Hyuk (SN 1972) từng là nhà sản xuất âm nhạc cho JYP Entertainment. Năm 2005, ông rời JYP để thành lập công ty riêng có tên Bighit Entertainment.

Nhóm nhạc đầu tiên mà Bighit cho ra mắt không phải BTS mà là một nhóm nhạc nữ GLAM. Tuy nhiên, GLAM nhanh chóng tan rã sau 2 năm khi còn chưa tạo được tiếng vang gì trong giới giải trí.

BTS là “đứa con” thứ hai của Bighit, ra mắt năm 2013. Lúc này, công ty vẫn đang gánh trên mình món nợ 2,8 tỷ won. Người hâm mộ vốn chỉ quan tâm nhiều đến nghệ sĩ của bộ ba quyền lực SM-YG-JYP nên sự xuất hiện của BTS không hề được chào đón. Thậm chí, cái tên BTS - viết tắt của Bangtan Sonyeondan (Chống đạn thiếu niên đoàn) còn bị đem ra chế giễu.

Bighit và ‘gà đẻ trứng vàng’ BTS: Từ nhóm nhạc ‘ngậm thìa gỗ’, ra đời khi công ty mẹ nợ 2,8 tỷ won đến ngôi sao quốc tế, fan bất chấp mua cổ phiếu chỉ để ủng hộ idol - Ảnh 1.

Nhóm nhạc BTS và nhà sáng lập Bang Shi Hyuk (giữa) thời mới ra mắt.

Sinh ra trong một công ty nghèo, "ngậm thìa gỗ" thay vì "thìa vàng", thời gian đầu ra mắt, BTS phải tổ chức gặp gỡ fan tại công viên hoặc sân sau của trường đại học vì công ty không đủ tiền thuê hội trường, sân vận động. Bighit chỉ có thể dựng bàn và lều bạt như hội chợ để nhóm giao lưu với người hâm mộ.

Suga - một thành viên của nhóm từng tâm sự rằng bị gãy xương vai, rối loạn tâm lý đến mức ngủ ở nhà vệ sinh khi đi làm thêm để trang trải cuộc sống. Đến Mỹ vào năm 2014, BTS cũng phải đích thân đi phát vé miễn phí trên đường phố để mời khán giả đến xem buổi biểu diễn.

Bighit và ‘gà đẻ trứng vàng’ BTS: Từ nhóm nhạc ‘ngậm thìa gỗ’, ra đời khi công ty mẹ nợ 2,8 tỷ won đến ngôi sao quốc tế, fan bất chấp mua cổ phiếu chỉ để ủng hộ idol - Ảnh 2.

Studio nghèo nàn thời mới khởi nghiệp của công ty.

Những năm đầu, nhóm còn bị chỉ trích vì những ca từ được cho là chống đối xã hội, phong cách hiphop bất cần hay ngoại hình không hợp “gu” người hâm mộ Hàn Quốc.

Bức tranh đối lập sau 5 năm

Phải đến khi phát hành album thứ 3, nhóm nhạc này mới bắt đầu có những thành tích đầu tiên tại Hàn Quốc và được người hâm mộ đón nhận.

Danh tiếng của BTS bắt đầu “nổi như cồn” trên toàn thế giới nhờ album “Wings” ra mắt vào năm 2016. Ca khúc chủ đề bất ngờ được người nghe nhạc phương Tây ưa thích đã giúp BTS lọt vào vị trí cao tại BXH Billboard và các BXH tại nhiều quốc gia châu Âu khác. Đây cũng là album giúp nhóm có được Daesang (giải thưởng âm nhạc danh giá nhất tại Hàn Quốc) đầu tiên.

Từ 2016, mạng lưới fan hâm mộ khắp thế giới của BTS ngày càng đông đảo. Người trẻ tại Mỹ hay châu Âu, vốn chỉ ưa thích nhạc US-UK nay cũng trở thành fan cứng của boygroup Hàn Quốc. Nhóm cũng được ca ngợi là người có công mở đường cho làn sóng Kpop vốn luôn chật vật tìm cách vươn ra ngoài châu Á.

Bighit và ‘gà đẻ trứng vàng’ BTS: Từ nhóm nhạc ‘ngậm thìa gỗ’, ra đời khi công ty mẹ nợ 2,8 tỷ won đến ngôi sao quốc tế, fan bất chấp mua cổ phiếu chỉ để ủng hộ idol - Ảnh 3.

Mỗi album sau của BTS đều lật đổ kỷ lục của album trước về doanh số, lên đến vài triệu bản và thậm chí vượt qua nhiều ngôi sao US. Mảng stream youtube cũng tương tự. Concert online mà nhóm tổ chức hồi tháng 6/2020 đã có hơn 756.600 người xem trả tiền. Con số này là chưa từng có và gấp 15 lần sức chứa một concert tại sân vận động bình thường của BTS.

Nhóm cũng được vinh danh trong top 25 nhân vật có ảnh hưởng trên internet của tạp chí TIME, lọt top "30 Under 30 Asia 2018" của Forbes.

Một nhóm nhạc “cân” cả công ty

Nếu như YG, JYP hay SM đều có các thế hệ idol ra mắt “gối đầu” nhau, đều nổi tiếng và mang lại doanh thu ổn định cho công ty thì Bighit chỉ có một ngôi sao duy nhất là BTS. Bighit cũng quản lý một vài diễn viên nhưng không có nhiều hoạt động nổi bật.

Tuy nhiên, việc bội thu doanh số bán album, vé concert, fan meeting hay các văn hóa phẩm khác của BTS đã giúp Bighit một tay đánh bại các ông lớn kỳ cựu trong ngành.

Bighit và ‘gà đẻ trứng vàng’ BTS: Từ nhóm nhạc ‘ngậm thìa gỗ’, ra đời khi công ty mẹ nợ 2,8 tỷ won đến ngôi sao quốc tế, fan bất chấp mua cổ phiếu chỉ để ủng hộ idol - Ảnh 4.

Ước tính doanh thu, lợi nhuận của Big3 và Bighit năm 2018.


Năm 2019, Bighit công bố báo cáo tài chính, cho biết doanh thu đạt 587,2 tỷ KRW (11.221 tỷ VND), lợi nhuận chạm mức 98,7 tỷ KRW (1.886 tỷ VND) - lớn hơn lợi nhuận của cả SM, JYP và YG cộng lại.

Bighit và ‘gà đẻ trứng vàng’ BTS: Từ nhóm nhạc ‘ngậm thìa gỗ’, ra đời khi công ty mẹ nợ 2,8 tỷ won đến ngôi sao quốc tế, fan bất chấp mua cổ phiếu chỉ để ủng hộ idol - Ảnh 5.

Không chỉ đóng góp cho ngành giải trí mà BTS còn đem lại tới 0,3% GDP cho Hàn Quốc, thúc đẩy du lịch quốc tế. Nửa đầu năm 2020, dù các hoạt động giải trí bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nhưng nguồn thu của BTS không chịu ảnh hưởng quá nhiều.

Sau nhiều năm hoạt động tư nhân, Bighit đã IPO và vừa khép lại 2 ngày đăng ký bán lẻ cổ phiếu cho cổ đông thường. Theo Yonhap News, kết quả có 58,42 nghìn tỷ won (khoảng 50,3 tỷ USD) đã được huy động từ tiền đặt cọc của các nhà đầu tư. Con số khổng lồ này gần bằng kỷ lục 58,55 nghìn tỷ won mà Kakao Games đang nắm giữ.

"Nguy" trong "cơ"

Một điều đáng nói, có không ít nhà đầu tư mua cổ phiếu Bighit là fan hâm mộ của BTS, họ chỉ có một mục tiêu là ủng hộ thần tượng, giúp thần tượng giàu thêm nữa. Trong phóng sự của truyền thông Hàn Quốc, một cô bé cho biết không quan tâm giá cổ phiếu lên hay xuống mà chỉ muốn nắm giữ để có cơ hội gặp BTS vào đại hội cổ đông.

Tuy nhiên, các nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc đều chỉ có một khoảng thời gian đỉnh cao nhất định. Danh tiếng của họ sẽ giảm, tỷ lệ nghịch với độ tuổi. BTS cũng không ngoại lệ.

Ngoài ra, các thành viên của nhóm này cũng đang bước dần đến ngưỡng tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự như bao công dân nam khác tại Hàn Quốc. Dự kiến cuối năm nay, thành viên đầu tiên sẽ nhập ngũ, những người còn lại sẽ lần lượt theo sau, nguy cơ làm gián đoạn đến hoạt động nghệ thuật của BTS.

Bighit và ‘gà đẻ trứng vàng’ BTS: Từ nhóm nhạc ‘ngậm thìa gỗ’, ra đời khi công ty mẹ nợ 2,8 tỷ won đến ngôi sao quốc tế, fan bất chấp mua cổ phiếu chỉ để ủng hộ idol - Ảnh 6.

Trong khi đó, tình hình kinh doanh của Bighit hiện đang phụ thuộc gần như hoàn toàn vào BTS, với lần lượt khoảng 87,7% và 97,4% doanh thu trong nửa đầu năm 2020 và năm 2019 đến từ nhóm nhạc "con cưng" này.

Từ cuối năm 2018 đến nay, Bighit đã bắt đầu mở rộng hoạt động, thâu tóm một vài công ty nhỏ để đa dạng nguồn thu hơn. Dẫu vậy, việc đào tạo và đưa một nghệ sĩ trở nên nổi tiếng thường mất rất nhiều thời gian cũng như vốn đầu tư. Vào năm 2019, công ty này đã ra mắt nhóm nhạc nam thứ hai tuy nhiên vẫn chưa thực sự có thành tích nào nổi bật.

Điều may mắn là sau khi hết hạn hợp đồng 7 năm với Bighit vào 2018, BTS quyết định tiếp tục tái ký thêm 7 năm nữa. Điều này có nghĩa Bighit vẫn sẽ tiếp tục sở hữu và bội thu từ “gà đẻ trứng vàng” này.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
41 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.