Bình Dương: Nan giải chuyện di dời doanh nghiệp lên phía Bắc

28/04/2024 21:12
Việc di dời hàng ngàn nhà máy từ phía Nam lên phía Bắc của Bình Dương là di dời cả 1 hệ sinh thái gắn liền với người lao động, doanh nghiệp.

Bình Dương đang tính toán, đảm bảo tính chặt chẽ trong việc ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo sự đồng thuận cao nhất với các đối tượng trong diện di dời.

Trăm mối tơ vò khi di dời doanh nghiệp

Bình Dương đang khẩn trương triển khai chủ trương di dời khoảng 2.900 nhà máy từ khu vực phía Nam sang khu vực phía Bắc của tỉnh. Quá trình này gây ra nhiều lo lắng cho các đối tượng thuộc diện chuyển đổi công năng, di dời.

Anh Trần Hậu Thành, người đang làm việc tại Công ty Rochdale Spears, (TP.Tân Uyên) kể, công ty có hơn 5.000 lao động. Khi công ty di dời, không chỉ 5.000 lao động bị ảnh hưởng, mà nhiều người còn lo lắng chuyện mang cả gia đình tới nơi an cư mới.

Anh Hậu đang có 2 con nhỏ còn đi học. Khi di dời công ty sang chỗ mới, anh chưa biết lo chuyện học hành cho các con mình như thế nào.

"Từ thủ tục chuyển trường, giá thuê phòng trọ cho đến môi trường sống ở chỗ mới đều cần chính quyền địa phương hỗ trợ để công nhân yên tâm làm việc", anh Hậu nói.

Ông Đoàn Đình Khanh, đại diện công nhân Công ty TNHH Esquel Garment Manufacturing Việt Nam (TP.Tân Uyên) cho biết, nhiều lao động cũng băn khoăn về chế độ hỗ trợ trong thời gian ngừng việc để di chuyển nhà máy.

Từ nhà ở xã hội, phòng trọ, việc giảm học phí cho con công nhân khi chuyển về nơi mới là điều mà các công nhân có gia đình rất quan tâm. Các lao động lớn tuổi không thể theo chân doanh nghiệp thì mong muốn được tạo việc làm mới.

Bà Lê Thị Thủy - Quản lý kinh doanh Công ty May mặc Quốc tế Viet HSing (TP.Thuận An) cho biết, thời hạn thuê đất của công ty là 50 năm. Đến nay, công ty mới thuê và sử dụng 25 năm.

Thời gian qua, công ty gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của kinh tế. Việc di dời là rất khó khăn. Nên nếu phải di dời, doanh nghiệp mong muốn được hoán đổi đất và có sẵn nhà xưởng để lắp ráp máy móc sản xuất ngay.

Ông Nguyễn Hùng - Kế toán trưởng Công ty Vina Chang Tai ở TP.Dĩ An cũng cho biết, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi phải xây dựng nhà xưởng mới. Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ về vay hoặc các chính sách ưu đãi khác để vượt qua giai đoạn khó khăn khi thực hiện di dời.

Nhiều doanh nghiệp khác cũng cho biết rất cần thông tin cụ thể về lộ trình di dời, các tiêu chí di dời cũng như các chính sách ưu đãi về cho thuê đất, các chính sách hỗ trợ khi di dời. Tương tự, nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc chuyển đổi công năng đất, cho thuê lại mặt bằng đang sử dụng.

Tạo điều kiện ổn định sản xuất, đời sống người lao động di dời doanh nghiệp

Bà Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc Sở Công Thương cho cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ xây dựng tiêu chí xác định các doanh nghiệp chuyển đổi công năng, di dời; đồng thời xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ di dời.

Tỉnh sẽ triển khai di dời thí điểm 5-7 doanh nghiệp để tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm chuyển đổi công năng và di dời. Đi kèm với đó là các nhóm chính sách cụ thể để hỗ trợ di dời cho cả người lao động và doanh nghiệp.

"Các phương án xây dựng nhà ở xã hội, trường học, bệnh viện, khu vui chơi, giải trí để phục vụ nhu cầu của người lao động khi di dời cũng đang xây dựng", bà Hà nói.

Theo ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, việc di dời người lao động không đơn giản như di dời thiết bị, máy móc, vì nhiều người đã quen với cuộc sống ổn định ở phía Nam.

Về thời gian ngừng việc để doanh nghiệp di dời, ông Tuyên cho biết, người lao động sẽ được hưởng mức lương tối thiểu vùng trong 14 ngày đầu tiên. Sau đó, mức lương sẽ được thỏa thuận lại giữa doanh nghiệp và lao động theo quy định của pháp luật.

Nếu mất việc làm, người lao động sẽ được hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Tỉnh cũng đang xem xét xây dựng thêm các chính sách hỗ trợ đặc thù cho người lao động di dời theo doanh nghiệp, ông Tuyên cho biết thêm.

Theo đề xuất quy hoạch các trường học ở khu vực phía Bắc giai đoạn 2024-2030, cơ sở vật chất của tỉnh sẽ tăng thêm 140 trường. Bà Trương Hải Thanh – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cũng cam kết sẽ giải quyết nhu cầu trường lớp và thủ tục chuyển trường cho con em công nhân khi di dời.

Ông Võ Anh Tuấn – Chánh Văn phòng UBND tỉnh cho biết, di dời là chủ trương lớn và cần thiết của tỉnh. Có di dời thì Bình Dương mới tạo ra không gian phát triển mới, cơ cấu kinh tế mới cho cho các địa phương phía Nam.

Theo ông Tuấn, việc di dời 1 doanh nghiệp, 1 KCN là không hề dễ dàng. Việc thay đổi vị trí mới không chỉ là chuyện của 1 thực thể mà là di dời cả 1 hệ sinh thái, gắn liền với người lao động và doanh nghiệp.

Vị trí mới để di dời nằm ở đâu? Đất sau di dời sẽ quy hoạch thế nào? Kinh phí hỗ trợ di dời đến mức độ nào? Người lao động có đi theo doanh nghiệp di dời? Nếu đi theo thì ăn học thế nào, khám chữa bệnh ở đâu...? Tất cả các vấn đề này, ngành chức năng ở Bình Dương phải tính toán kỹ.

Chuyển đổi công năng, di dời các doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp ở địa bàn phía Nam vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương được thực hiện theo Đề án 3210 của tỉnh.

Theo đề án này, TP.Thuận An sẽ di dời từ nay đến năm 2028; TP.Tân Uyên sẽ di dời đến năm 2029; TP.Thủ Dầu Một, Bến Cát, Dĩ An phải hoàn thiện di dời đến năm 2030.

Ông Anh Tuấn thừa nhận, thực tế là một số doanh nghiệp tỏ ra băn khoăn vì chủ trương di dời đã lâu nhưng chậm triển khai.

Tin mới

Lần đầu tiên Việt Nam có "Nhà máy Livestream" hoạt động 24/7
4 giờ trước
Nhà máy Livestream này được trang bị công nghệ và khả năng phát sóng hiện đại nhất, sẽ nâng cao trải nghiệm mua sắm sản phẩm ngành làm đẹp
Loạt iPhone cũ liên tục 'cháy hàng', giá giảm sâu chưa từng có
4 giờ trước
Nhu cầu mua sắm iPhone cũ ngày càng tăng, cộng thêm các ưu đãi độc quyền từ các nhà bán lẻ giúp người dùng sở hữu máy với giá tiết kiệm hàng triệu đồng.
Xuất khẩu nông sản tăng ngay đầu năm, vững tiến tới 65 tỷ USD
5 giờ trước
“Dù còn nhiều thách thức nhưng nhờ kim ngạch xuất khẩu quý I tăng trưởng khá tốt, chúng ta có thể yên tâm về việc quý sau sẽ tăng trưởng hơn quý trước. Hoàn toàn có thể vững tiến đến mục tiêu xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 64-65 tỷ USD trong năm nay” - ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) - chia sẻ với PV Tiền Phong chiều 1/4.
Giá vàng lập đỉnh rồi quay đầu, nhà đầu tư nên mua hay bán?
5 giờ trước
Trong phiên giao dịch chiều nay (1/4), giá vàng quay đầu giảm sau phiên sáng tăng mạnh lên gần mốc 103 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, giá vàng vẫn neo quanh mốc 102 triệu đồng/lượng. Nhiều dự báo cho thấy, sau nhịp tăng mạnh, giá vàng trong nước sẽ quay đầu giảm trong tháng 4 và tháng 5, có khả năng về quanh mốc 90 triệu đồng/lượng.
Xe Nhật ngược dòng tăng giá tại Việt Nam: Gần 10 mẫu, có mẫu tăng 600 triệu dù không bán nhiều
5 giờ trước
Tất cả những mẫu xe tăng giá bán trong quý I/2025 đều đến từ các thương hiệu Nhật Bản và đều là xe phổ thông.

Tin cùng chuyên mục

Loạt xe ra mắt Việt Nam tháng 4/2025: Đều là SUV, có cả máy xăng, hybrid, giá dự kiến từ khoảng 600 triệu đến... gần 9 tỷ đồng
7 giờ trước
Loạt ô tô dự kiến ra mắt tháng 4 đa dạng xuất xứ từ xe Nhật, Hàn cho tới Đức, nhưng tất cả đều nằm trong phân khúc SUV ăn khách.
Honda CR-V giảm giá 100 triệu đồng tại đại lý: Bản tầm trung còn dưới 1 tỷ, vẫn đắt hơn CX-5
1 ngày trước
Sau giảm giá, Honda CR-V L vẫn cao hơn Mazda CX-5 và Ford Territory. Tuy nhiên, đây vẫn là mức giảm lớn đối với mẫu xe này.
Trung Quốc lại phá kỷ lục thế giới: Từng bị cho là không thực tế, nay tự làm "vua máy móc" nặng 3.500 tấn
1 ngày trước
Thiết bị này sẽ được triển khai đến hệ thống thoát nước đường hầm lớn nhất của láng giềng Việt Nam.
40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn vừa được phát hiện ở những địa phương nào?
1 ngày trước
Bộ Nông nghiệp và Môi trường phát hiện có tới 40 mỏ vàng với trữ lượng hơn 29,8 tấn vàng.