Bình Dương xây dựng kịch bản tái sản xuất ngay cả khi nhà máy có F0

21/09/2021 13:48
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bình Dương đang duy trì mô hình sản xuất “3 tại chỗ”, đồng thời thêm 2 hình thức “3 xanh”, “3 tại chỗ linh hoạt”. Tuy nhiên, mô hình hoạt động mới này điều kiện rất khắt khe nhằm duy trì sản xuất trong trường hợp phát hiện F0 nhà máy không đóng cửa, vẫn phải “sáng đèn”.

Thêm mô hình hoạt động cho doanh nghiệp

Ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công thương Bình Dương cho biết, thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hoạt động sản xuất công nghiệp trong quý III/2021 có chậm lại và giảm so với những tháng đầu năm. Dù vậy, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 9/2021 tăng 3,15% so với tháng trước. Lũy kế 9 tháng năm 2021, chỉ số IIP ước tính tăng 4,87% so với cùng kỳ.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bình Dương đã duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ở những nơi đủ điều kiện theo nguyên tắc "an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn". Bình Dương đã nỗ lực để bảo vệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 địa điểm" để có thể tiếp tục sản xuất. Sau khi trở lại trạng thái bình thường mới, Bình Dương thêm mô hình hoạt động “3 xanh” (nhà máy, công nhân và nhà trọ). Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 3.197 doanh nghiệp đã đăng ký và đang hoạt động theo phương án "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 địa điểm", "3 xanh" cho 264.621 lao động.

Song song với việc xét nghiệm, truy vết, rà soát, bóc tách F0, đảm bảo hoạt động sản xuất, Bình Dương triển khai tiêm vắc xin diện rộng cho tất cả người lao động trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tính đến nay, Bình Dương đã tổ chức xét nghiệm COVID-19 cho 133.995 người lao động và tổ chức tiêm 150.673 liều vắc xin ngừa COVID-19 cho người lao động trong hệ thống phân phối hàng hóa thiết yếu; các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

 Bình Dương xây dựng kịch bản tái sản xuất ngay cả khi nhà máy có F0 - Ảnh 1.

Doanh nghiệp tái sản xuất phải đảm bảo điều kiện phòng, chống dịch tại chỗ

Ngoài việc tổ chức mô hình hoạt động mới “3 xanh”, Bình Dương đã triển khai mô hình " 3 tại chỗ linh hoạt". Hai mô hình mới này được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng chi phí duy trì chuỗi cung ứng sau thời gian dài giãn cách xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất và đảm bảo điều kiện sản xuất an toàn, góp phần giải quyết được việc làm, đảm bảo đời sống cho người lao động.

Nhà máy vẫn phải “sáng đèn” dù có F0

Theo ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công thương Bình Dương, các DN thực hiện tổ chức sản xuất trở lại trong trạng thái “bình thường mới” phải là DN xanh, không còn ca nhiễm F0, không còn bị phong tỏa và các F1 phải được cách ly. DN tổ chức sản xuất trở lại phải tiến hành sàng lọc bảo đảm an toàn COVID-19 một cách triệt để, thực hiện theo dõi, giám sát và tiến hành xét nghiệm, 100% người lao động (NLĐ) tham gia thuộc “vùng xanh”. Các DN chỉ được hoạt động trở lại khi đã xây dựng phương án sản xuất được Sở Công thương phê duyệt.

Theo lộ trình, DN nâng công suất hoạt động dần dần theo các mức 30% - 50% - 70% và cao hơn. Việc nâng công suất và quy mô hoạt động phải tính toán phù hợp với đặc điểm của DN và diễn biến tình hình phòng, chống dịch bệnh của địa phương. Trong đó, ưu tiên việc trở lại làm việc trước hết cho người lao động sống ở “vùng xanh” hoặc không bị phong tỏa, không bố trí công việc cho người có mức độ rủi ro nhiễm bệnh cao.

Doanh nghiệp hoạt động phải tự xét nghiệm sàng lọc (hoặc thuê đơn vị dịch vụ) để kiểm soát đầu vào, bảo đảm 100% người lao động qua xét nghiệm có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, được tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 1 sau 14 ngày hoặc đã tiêm 2 mũi. Trong quá trình sản xuất thực hiện xét nghiệm 3 ngày/ lần (có thể thực hiện mẫu gộp hoặc mẫu đơn tùy thuộc kết quả xét nghiệm thực tế) cho những đối tượng nguy cơ cao, với mục tiêu là 20% tổng lao động, báo cáo kết quả xét nghiệm cho Sở Công thương, chính quyền địa phương.

 Bình Dương xây dựng kịch bản tái sản xuất ngay cả khi nhà máy có F0 - Ảnh 2.

Công nhân được tiêm vắc xin mới trở lại làm việc

Khi phát hiện có F0, DN chỉ tạm ngừng hoạt động tại dây chuyền/khu vực nơi có ca liên quan trực tiếp, không phải dừng toàn bộ nhà máy. Do đó, điều kiện để doanh nghiệp hoạt động phải bố trí khu vực cách ly F0 tại nhà máy bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, có đội ngũ chăm sóc y tế, có tủ thuốc bảo đảm cơ số để phục vụ công tác điều trị ban đầu, khuyến khích các DN thực hiện tự cách ly, điều trị F0 nhẹ.

Tăng cường hoạt động và phát huy vai trò chủ đạo của Tổ an toàn COVID-19 trong DN bao gồm lãnh đạo, những người trực tiếp quản lý lao động tại các phân xưởng, các khâu trong dây chuyền sản xuất . Thực hiện thí điểm việc sắp xếp lại nơi ở nhà trọ của công nhân đang làm việc trong DN theo hướng toàn bộ công nhân trong một doanh nghiệp sẽ được sắp xếp ở tập trung trong một hoặc một số khu nhà trọ xanh để doanh nghiệp đủ điều kiện tổ chức sản xuất.

Ông Nguyễn Lộc Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, địa phương tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất bao gồm: Hỗ trợ tín dụng, thực hiện các chính sách thuế - bảo hiểm xã hội, các chính sách về lao động, tiếp cận thị trường, tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh theo lộ trình cụ thể. Các sở, ngành sẽ tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ; gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuế đất trong năm 2021.

Đồng thời, tiếp tục thống kê tình hình lao động, xử lý, giải quyết các vướng mắc về lao động trong các doanh nghiệp và có giải pháp để động viên tinh thần của người lao động; đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau giãn cách, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tin mới

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
22 phút trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Giá vàng giảm mạnh, nhà đầu tư nên bán hay mua?
21 phút trước
Sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về việc tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường vàng, giá vàng trong nước giảm mạnh.
Một loại phụ phẩm nông nghiệp sắp được xuất sang Trung Quốc, Việt Nam sản xuất tới 5 triệu tấn mỗi năm
40 phút trước
Trong khi xuất khẩu gạo lên tới hàng triệu tấn mỗi năm thì phụ phẩm từ gạo – cám gạo mới bắt đầu được đẩy mạnh.
Điện thoại Samsung 5G giá rẻ nhất Việt Nam: Vừa lên kệ 1 tháng, thiết kế thời thượng, sức mạnh đáng giá
38 phút trước
Với việc cho ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại 5G với mức giá cực rẻ, Samsung tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường smartphone.
Chuyên gia nêu nguyên nhân giá sầu riêng lao dốc
2 giờ trước
Giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.