Bằng lần phá kỷ lục 64.000 USD mới đây, Bitcoin đã biến nhiều nhà đầu tư trở thành tỷ phú trong 12 năm qua. Với đủ mọi cung bậc cảm xúc, buồn, vui, bình tĩnh, sợ hãi, hồi hộp… và thậm chí là cả cái chết, sức hấp dẫn của Bitcoin và các đồng tiền phái sinh khiến không ít người khó có thể rời bỏ cuộc chơi này.
"Bitcoin là một thứ ngớ ngẩn theo nghĩa kinh tế, thật không nên lạc quan về một hệ thống tài chính giảm phát", một nhà đầu tư nói. Nhưng ông vẫn sẽ lựa chọn đầu tư vào Bitcoin, lý do rất đơn giản vì nó dễ kiếm tiền. Suy cho cùng đây là trò "đánh trống, xòe hoa", bản tính yếu đuối của con người giống như cỗ máy vận động vĩnh viễn vốn có, không ai muốn nhìn thấy trống và hoa dừng trên tay.
Bitcoin ban đầu là một thú vui cho những người đam mê công nghệ và người dùng Internet, nhưng giờ đây giới tinh hoa Phố Wall cũng ngửi thấy hơi thở của tiền bạc.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, thế hệ tinh hoa mới của Phố Wall đã sống "thảm họa". Những bộ não giỏi nhất trên thế giới đang xoay quanh Phố Wall và không nhiều người hài lòng với mức lương lên tới hàng trăm nghìn USD mỗi năm. Họ không muốn trở thành con cá nhỏ.
Rất khó để những người thông minh này có thiện chí, và tiền kỹ thuật số đã trở thành con dao sắc bén trong tay họ. Giới tinh hoa ở dưới đáy Phố Wall đang "đào tẩu" song những tay chơi ở phía trên đã tính toán sâu hơn để tạo ra hố sâu mà chính họ cũng không biết được có bao nhiêu người rơi xuống đó.
Có lẽ khả năng thổi phồng vốn này từ lâu đã khắc sâu vào máu của Phố Wall, đứng trên đỉnh cao của sự giàu có, bản chất của mọi giao dịch tài chính không khác gì trao đổi biểu tượng. Và mọi trò chơi tài chính đều không khác gì dùng mô hình để đặt cược sự lên xuống của thị trường.
Nói cách khác, giới tinh hoa "lệch lạc" ở Phố Wall chỉ sử dụng Bitcoin như một công cụ kiếm tiền và mô hình này là cách họ kiếm tiền giỏi.
Từ quan điểm kéo dài toàn bộ chu kỳ, biến động giá tiền tệ cao cũng là bình thường. Trong 12 năm qua, giá Bitcoin đã chạm vào trái tim của vô số người như chiếc tàu lượn siêu tốc. Bong bóng vỡ, suy yếu đi xuống, bật lại và biến động xen kẽ. Sự tăng giảm đột ngột không chỉ là phản hồi của tâm lý thị trường mà cũng là điển hình của xu hướng vĩ mô.
Năm 2013, sau khi hầu hết các nước châu Âu vội vã đưa ra chính sách phát hành tiền kỹ thuật số, giá Bitcoin đã vượt 1.147 USD – rồi giảm xuống 200 USD trong năm 2015 và trở lại 1.000 USD vào năm 2016. Đến 2017, Bitcoin từng ghi nhận mức tăng hàng năm lên tới 1.700% để rồi tụt giảm từ 19.000 USD xuống còn khoảng 3.000 vào năm 2018.
Cả giới tiền tệ và các nhà kinh tế học đều có một cái nhìn thấu đáo về thái độ quản lý của Mỹ cũng như những nền kinh tế tiên tiến đối với Bitcoin. Bên cạnh đó là sự mở rộng của bong bóng tài sản Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác.
Ngay cả khi biết rõ bản chất của tiền kỹ thuật số, thì việc hiểu luật cũng không phải là điều dễ dàng. Phía sau sự biến động đầy kịch tính của Bitcoin là đầy rẫy những cạm bẫy tiềm ẩn nguy cơ trên thị trường giao ngay và thị trường kỳ hạn.
Đồng tiền phập phù và nguy hiểm khiến các nhà đầu tư chuyên nghiệp vốn nhìn rõ mọi thứ cũng cảm thấy "tội lỗi". Nhưng liệu cơn sốt của tiền ảo có thực sự kết thúc? Đó có lẽ không phải vấn đề trọng tâm của những người thông minh, điều họ để ý là làm thế nào để được hưởng lợi đến phút cuối. Ít nhất đối với các đại gia, việc phân bổ tài sản liên quan đến tiền kỹ thuật số không có gì đáng nói khi đối mặt với khối lượng tài sản khổng lồ của họ.
Bất chấp cảnh báo lặp đi lặp lại của các cơ quan quản lý, sự cám dỗ của đồng tiền không chỉ khiến những bộ óc thông minh ở Phố Wall phấn khích mà còn làm rối loạn thần kinh của một số công ty công nghệ tài chính. Trên thực tế, các tổ chức cũng là một thành viên của sự ép buộc và đầu tư vào tiền kỹ thuật số đã trở thành một liên kết tất yếu.
"Các tổ chức phải làm cho người ngoài cảm thấy rằng họ đi đầu trong khoản đầu tư này và họ không muốn bị coi là quá bảo thủ hoặc quá thấp", nhà nghiên cứu tài chính Ju Jianhua nói.
Đồng thời, khi dịch Covid-19 hoành hành, nền kinh tế toàn cầu đã bị tổn hại và đặc tính phòng ngừa rủi ro của Bitcoin ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Giá trị của đồng tiền ảo này tăng từ mức thấp 3.155 USD vào cuối năm 2018 lên hơn 60.000 USD ngày nay.
Trước tình hình đó, Phố Wall và Thung lũng Silicon đã mạnh tay tham gia vào thị trường tiền kỹ thuật số. Dữ liệu của CoinShares cho thấy quy mô tài sản tiền kỹ thuật số do các tổ chức quản lý trong quý đầu tiên của năm nay đã tăng lên mức cao nhất là 59 tỷ USD, trong khi năm ngoái con số này chỉ là 37,6 tỷ USD.
"Các nhà đầu tư hoặc LP đứng sau tổ chức phân bổ một số tài sản Bitcoin và nhu cầu của họ sẽ thúc đẩy các tổ chức tài chính tham gia vào thị trường này", một nhà đầu tư nhấn mạnh tác động gia nhập lĩnh vực tiền ảo của tổ chức tài chính.
Thật vậy, so với dữ liệu tăng vọt, tuyên bố của các tổ chức rõ ràng hơn. Sau khi JP Morgan nộp đơn xin ra mắt "cổ phiếu khái niệm Bitcoin" vào tháng 3, người ta dự đoán giá mục tiêu của Bitcoin sẽ đạt 130.000 USD. Quỹ ARK, vốn đã mở cửa cho Bitcoin, tin rằng giá trị thị trường của đồng tiền ảo này cuối cùng sẽ khớp hoặc thậm chí vượt qua vàng.
Trong mắt những người ngoài cuộc, mục tiêu là biến Bitcoin trở thành thị trường trái phiếu hoặc cổ phiếu tiếp theo và ước mơ của họ đã bắt đầu trở thành hiện thực. Gần đây, sau khi Canada phê duyệt Bitcoin ETF, Coinbase - sàn giao dịch tiền kỹ thuật số lớn nhất tại Mỹ - cũng IPO thành công đã hiện thức hóa "cổ phiếu đầu tiên của tiền điện tử".
Naeem Aslam, nhà phân tích thị trường trưởng tại AvaTrade, chỉ ra việc Coinbase niêm yết trên thị trường cho thấy tín hiệu rất rõ ràng rằng các nhà quản lý sẽ không có lập trường mạnh mẽ đối với tiền điện tử này.
Điều đó chắc chắn làm tăng tính thanh khoản và độ sâu của thị trường tiền tệ kỹ thuật số. Giờ đây, sau hơn 10 năm Bitcoin được đưa vào khai thác, hầu hết đồng tiền này đều được kiểm soát chặt chẽ bởi nhóm phát triển và các nhà đầu tư lớn. Trong khi đó, với những nhà đầu tư nhỏ lẻ, vận mệnh trong mạng lưới của họ có thể dễ dàng bị thay đổi chỉ bằng một "ngón tay" bởi sự lũng đoạn từ những con cá mập khổng lồ…