Nếu như trước đây, nhu cầu spa, làm đẹp, thẩm mỹ,… hay còn gọi là ngành chăm sóc sắc đẹp nói chung được xem là dịch vụ xa xỉ dành riêng cho chị em phụ nữ giới thượng lưu, thì thời gian gần đây, khi mức sống của con người thay đổi, nhu cầu làm đẹp ở Việt Nam ngày càng tăng cao, cùng với sự phát triển của công nghệ đã khiến nhận thức về ngành thẩm mỹ ngày càng thay đổi.
Thị trường làm đẹp Việt Nam - "Miếng bánh" vẫn còn "béo bở"
Thị trường làm đẹp Việt Nam trong 3 năm trở lại đây, các thành phố lớn tại đang dần trở thành "thánh địa" của các chủ đầu tư kinh doanh dịch vụ làm đẹp. Ngành công nghiệp này trở thành "cây hái ra tiền", sự bùng nổ của thị trường đồng nghĩa với việc cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Theo nghiên cứu về thị trường làm đẹp tại Việt Nam, dù khởi đầu chậm hơn so với các quốc gia khác, nhưng cũng đã có bước phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Những năm gần đây, ở Việt Nam, thẩm mỹ viện, spa, salon làm đẹp ồ ạt mọc lên và ý thức làm đẹp cũng gia tăng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên và trung niên, những người có thu nhập trung bình khá.
Bất cập trong quản lý và chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp làm đẹp Việt
Khó khăn khi quản trị doanh nghiệp
Chia sẻ tại sự kiện, ông Lê Huy Lâm - CEO công ty Thiết bị thẩm mỹ Hà Thành chỉ ra khó khăn trong công tác quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực làm đẹp.
Khó khăn đầu tiên là năng lực quản trị của chủ doanh nghiệp. Theo thống kê, 95% chủ doanh nghiệp làm đẹp xuất phát từ nhân viên giỏi tay nghề, khả năng bao quát ở tất cả các khâu yếu; khả năng nắm bắt công việc của những bộ phận chuyên môn như marketing, kế toán, kỹ thuật,... còn chưa cao, dẫn đến khó đo lường hiệu quả công việc của các phòng ban và không đánh giá được năng lực của nhân sự để đưa ra mức lương phù hợp.
Những yếu điểm kể trên ảnh hưởng rất lớn đến định hướng phát triển của các doanh nghiệp làm đẹp, cũng như khó duy trì tính ổn định của nhân sự. Để giải quyết vấn đề này, các chủ doanh nghiệp làm đẹp cần thiết phải có một công cụ hỗ trợ, để có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình kinh doanh và đưa ra quyết định khách quan trong quản trị thay vì quyết định cảm tính.
Chủ doanh nghiệp làm đẹp phải áp dụng công nghệ trong quản lý.
Thực trạng chăm sóc khách hàng
Trong sự kiện, bà Nguyễn Thị Phương - Trưởng phòng vận hành giải pháp Bizfly, VCCorp - nêu lên thực trạng và những vướng mắc trong quy trình xử lý dữ liệu khách hàng của các doanh nghiệp làm đẹp. Đó là tình trạng thất thoát khách hàng; không theo dõi được lịch sử nhân viên chăm sóc khách; không nắm được liệu trình điều trị của khách và lịch hẹn tiếp theo; lo lắng bỏ sót khách hàng tiềm năng; các phòng ban thiếu liên kết và sự phối hợp.
Đây là động lực thúc đẩy nhu cầu sở hữu giải pháp quản lý dữ liệu khách hàng của doanh nghiệp làm đẹp, từ đó đưa ra những chương trình marketing phù hợp, thôi thúc khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn dịch vụ và giữ chân khách hàng cũ.
Bizfly CRM mang lại cho doanh nghiệp là giúp CEO có cái nhìn tổng quan và cụ thể nhất tình hình kinh doanh.
Ứng dụng công nghệ để quản trị doanh nghiệp và giữ chân khách hàng thời đại 5.0
Bà Phương tiếp tục đưa ra gợi ý cho các chủ doanh nghiệp làm đẹp giải quyết những bất cập và khó khăn trong quá trình vận hành doanh nghiệp của mình - đó là giải pháp Bizfly CRM - đến từ top đầu nhà cung cấp phần mềm bán hàng và marketing tại Việt Nam.
Lợi ích mà Bizfly CRM mang lại cho doanh nghiệp là giúp CEO có cái nhìn tổng quan và cụ thể nhất tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình; quản lý tập trung và phân loại khách hàng khoa học; lên kế hoạch và quản lý lịch hẹn với khách hàng đơn giản; chăm sóc khách hàng tự động; ghi nhận sự phối hợp giữa các nhân viên, phòng ban và ghi nhận doanh thu, doanh số; tổng hợp trực quan kết quả làm việc của từng nhân viên, bộ phận,...
Bà Phương cũng chia sẻ cách phân loại khách hàng sao cho đúng; tăng giao tiếp với khách hàng bằng chiến lược đa kênh; quy trình nuôi dưỡng lead, nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi, hỗ trợ thúc đẩy bán và tăng mức độ hài lòng của khách hàng,...
Giải pháp CRM Bizfly với đầy đủ chức năng về sales, marketing, quản lý,... không chỉ giải quyết bài toán về quản trị doanh nghiệp và quản lý dữ liệu khách hàng; mà thông qua đó, còn hỗ trợ CEO đưa ra hướng đi rõ ràng cho câu chuyện bán hàng, nuôi dưỡng và chăm sóc khách hàng.
Như vậy, để phát triển doanh nghiệp, các CEO cần phải hiểu và thay đổi, có chiến lược, lộ trình rõ ràng; hoặc đơn giản là nhờ sự giúp sức của các đơn vị chuyển đổi số để gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng, tăng doanh số bán hàng, tăng lượng khách hàng trung thành.