[BizSTORY] Phó Tổng giám đốc Sài Gòn Food Lê Thị Thanh Lâm: Nơi làm việc phải là nơi đáng sống

15/07/2018 20:40
“Xác định con người là “rường cột” của doanh nghiệp, Sài Gòn Food đã chứng minh rằng ở đâu người lao động được quan tâm chăm sóc đúng mức, ở đó có sự ổn định và phát triển bền vững”.

Bà Lê Thị Thanh Lâm, người góp phần không nhỏ vào thành công của Sài Gòn Food (SGF) đã khẳng định như vậy khi nói về 15 năm gian khó để tạo nên thương hiệu uy tín trong lĩnh vực thực phẩm đông lạnh và thực phẩm chế biến.

Dẫn đầu thị trường ở nhiều dòng sản phẩm chất lượng như lẩu đông lạnh, cháo tươi và bữa ăn tươi… sở hữu đội ngũ lao động đến hơn 2.000 người, làm thế nào để SGF “thu phục nhân tâm”, luôn ổn định sản xuất?

Đó chính là nhờ tầm nhìn và mục tiêu xuyên suốt của ban lãnh đạo, hướng doanh nghiệp trở thành “nơi đáng sống và đáng làm việc”.

Những bước ngoặt chiến lược đã tạo nên sức mạnh nội tại

Từ một doanh nghiệp ban đầu có 15 nhân viên, phải thuê xưởng sản xuất, sau 15 năm bộ máy giờ lên đến hơn 2.000 công nhân viên, doanh số từ vài trăm triệu đến năm nay mục tiêu là 1.000 tỷ, năm sau là 2.000 tỷ…

Sự phát triển nhanh mạnh đã khiến bộ máy SGF phải tái cấu trúc lại nhiều lần để phù hợp với độ lớn và sự đa dạng về ngành nghề, sản phẩm của công ty.

Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng giám đốc Saigon Food, người gắn bó với Saigon Food từ những ngày đầu tiên chia sẻ: “Trong kinh doanh, thách thức chính là cơ hội.

Nhìn lại chiến lược của mình, ba bước ngoặt lớn nhất đã giúp SGF ghi dấu trong thị trường xuất khẩu và nội địa.

Lần thứ nhất là từ Fish (cá) chuyển sang Food (thực phẩm), lần thứ hai là từ xuất khẩu sang nội địa, và bước ngoặt lớn nhất cách đây 3 năm là thay Chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT), CEO.

Chúng tôi đã phải đối diện với những chật vật trong nhiều giai đoạn, nói theo ngôn ngữ ngành bất động sản, có bộ phận phải “giải tỏa trắng”, có bộ phận phải “giải tỏa đền bù”…

Từ doanh số 500 tỷ, với 1.000 nhân viên, chỉ xuất khẩu, nhập và tái xuất, hiện nay, với 16 phòng ban, xưởng sản xuất, doanh thu dự kiến 1.000 tỷ cho thị trường nội địa… bên cạnh sử dụng nguồn lực tại chỗ, chúng tôi phải lấy người từ bên ngoài về.

"Rất khó khăn vì toàn bộ nhân sự cốt cán đều thay đổi. Nhưng chúng tôi đã thành công nhờ truyền thông nội bộ làm khá tốt", bà Lâm cho biết thêm.

"Anh Phan Quốc Công, Chủ tịch HĐQT có “chiêu” rất hay, tổ chức ngay khóa học 3 ngày liên tục trong khách sạn 5 sao cho toàn bộ nhân viên chủ chốt, để họ chỉ ngồi và chia sẻ, từ đó anh nắm hết tình hình nội bộ, và giúp nhân viên cũ và mới hiểu nhau hơn.

Người đảm đương được thì “định cư”, người cũ không đảm đương vị trí mới thì phải di dời đến 1 bộ phận khác phù hợp, nếu vẫn không phù hợp thì phải chấp nhận “giải tỏa”, tức là ra đi.

Ở SGF tỷ lệ ở lại là đa số, ra đi chỉ cá biệt thôi. Những người ra đi vì không đồng ý với chiến lược chuyển sang thị trường nội địa của anh Công thôi, chứ ra đi cũng vui vẻ.

Còn các nhân viên khác, chúng tôi phải bỏ tiền đào tạo, cho họ mặc đúng cái áo mới may.

Nhưng cũng có trường hợp xuống làm phó, trong trường hợp 3-6 tháng không đảm nhiệm được thì làm phó thôi”, bà Lâm nhớ lại.

Là người trực tiếp phụ trách vấn đề nhân sự, để gắn kết người cũ với người mới, một thách thức mà không ít doanh nghiệp lớn đã từng thất bại, bà Lâm chia sẻ:

“Thời điểm 2015, có những vị trí phải tuyển từ bên ngoài như giám đốc marketing, vì lúc ấy Saigon Food chưa có phòng marketing, cũng không thể đào tạo để đáp ứng.

Còn những vị trí khó tuyển từ bên ngoài, đó là giám đốc phòng nghiên cứu và phát triển (R&D) là vợ tổng giám đốc luôn, để bảo đảm an toàn, giữ được bí quyết, công nghệ lõi của mình.

Trong tuyển chọn người mới, tôi chọn người giỏi từ các tập đoàn đa quốc gia để giúp công ty tạo sự công ty đột phát trong thời gian ngắn.

Nhưng điều đó quả thực rất khó khăn, mình phải “dọn dẹp” để người mới về không bị sốc.

Phải chuẩn bị, rà lại hệ thống để người mới thấy hoạt động có bài bản, nói rõ hệ thống đang ở trong giai đoạn nào.

Dĩ nhiên có đụng độ giữa người mới và người cũ. Mình có thông điệp khác nhau với người cũ và người mới.

Đó là kinh nghiệm trong công tác chuẩn bị, truyền thông nội bộ, tâm tình cực kỳ quan trọng, giải quyết tất cả rắc rối xảy ra…”.

Luôn nhấn mạnh vai trò chuyên nghiệp của hệ thống, sức mạnh nội tại đã giúp SGF vượt qua những con sóng lớn, bà Lâm cho rằng: “Dàn lãnh đạo SGF không còn trẻ, nhưng rất thích thú với cái mới để phát triển, tiếp cận cái mới cho chuyên nghiệp hơn. Dù thay chủ tịch HĐQT, CEO, nhưng ban tổng giám đốc còn ba người, cán bộ chủ lực vẫn còn nguyên.

Người đi nhưng hệ thống, văn hóa vẫn còn, không lệ thuộc vào từng con người cụ thể.

Thật ra từ chị Cao Thị Ngọc Dung, người sáng lập, Chủ tịch HĐQT cũ, đến anh Phan Quốc Công, Chủ tịch HĐQT mới, tinh thần, văn hóa của SGF không có gì thay đổi, chỉ thay đổi hệ thống chuyên nghiệp hơn, giúp cho những dự án mới được sàng lọc kỹ càng, để phát triển bền vững, lâu dài, không lệ thuộc vào một con người”.

Để liên tục cho ra đời những dòng sản phẩm thức ăn tươi tạo nên thương hiệu của Saigon Food, suốt 15 năm qua bà Lâm và các cộng sự của mình đã không ngừng nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.

Việc chuyển hướng sang thức ăn tươi đã truyền cảm hứng cho chị và đồng đội rất nhiều trong phát triển sản phẩm mới.

“Nếu thực phẩm đông lạnh hướng tới đối tượng phụ nữ bận rộn, thì bữa ăn tươi hướng tới đối tượng sinh viên, tuổi teen, cung cấp xuất ăn công sở… tiến tới trường học, bệnh viện,… ngày càng mở rộng kênh mới, dòng sản phẩm mới.

Phụ nữ làm nghiên cứu, làm thế nào truyền sự yêu thương cho phòng R&D là điều tôi luôn trăn trở.

Lúc đầu không có phòng R&D, chỉ là bộ phận nhỏ ba người trong phòng kỹ thuật. Tôi rất thích thú vì đến giờ này ba người đó vẫn còn làm ở đây.

Tới hôm nay là 2 phòng R&D rồi, một là những sản phẩm hạn sử dụng ngắn, một là sản phẩm sử dụng dài hạn, vì công nghệ khác nhau, đội ngũ lên đến 20 người.

Công ty rất tập trung cho R&D, để tạo sự khác biệt, phát triển trên nền tảng sản phẩm mới, khác biệt với thị trường.

Thực sự nếu học bài bản ra, chưa chắc đã làm được R&D, tuyển nhân sự cho phòng này rất khó, nên chúng tôi tự đào tạo là chính.

Phải nuôi quân, đào tạo từ chưa biết gì đến biết. Tổ chức cuộc thi, sáng tạo sản phẩm, từ đó chọn ra người để mời về.

Bằng nhiều cách để mọi người thể hiện sáng tạo”, bà Lâm chia sẻ.

Nhân viên của bà cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi tinh thần của người dẫn đầu.

“Có những ý tưởng mình bật ra mà các bạn làm chậm, mình về nhà làm ra sản phẩm rồi, sau đó mang vào để các bạn làm bài bản cho ra công thức. Thậm chí mình đưa nguyên liệu mà mình sử dụng rồi cho các bạn ra công thức, từ dó kích thích các bạn sáng tạo.

Ngoài ra, còn có cuộc thi để các bạn phối hợp được với nhau.

Tổ chức các nhóm dự án, team từ marketing, sales, sản xuất… phối hợp lại để nghiên cứu sản phẩm cho hoàn chỉnh, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, đưa ra sản phẩm khả thi hơn, đó là cách để mình phát huy tính sáng tạo tập thể của nhiều người”, bà Lâm cho biết.

Để phát triển những sản phẩm mới với tốc độ nhanh như vậy, như hơn 50 sản phẩm cho hệ thống 7- Eleven chỉ vỏn vẹn trong 6 tháng, bà Lâm bật mí:

"Sáng tạo là không dừng lại. Tôi vẫn thường chia sẻ với các cộng sự của mình nếu xem phòng R&D là bà mẹ và các sản phẩm của mình là những đứa con, khi yêu nó như con thì sẽ phát hiện ra cả những vết trầy xước nhỏ…

(Cười rạng rỡ). Dù con có đứng từ xa, mình cũng nhìn thấy, và biết ngay con đang vui hay buồn!

Quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm cần có tấm lòng, đó là quá trình yêu thương - thai nghén - mang nặng - đẻ đau và nuôi dưỡng.

Ở Saigon Food, chúng tôi nâng niu từng ý tưởng của nhân viên cấp dưới và tìm mọi cách hiện thực hóa ý tưởng ấy. Ở

Khi đã bắt tay vào nghiên cứu thì mất bao nhiêu thời gian cũng theo đuổi đến cùng, cốt sao làm ra sản phẩm tốt nhất, ngon nhất, đảm bảo an toàn thực phẩm nhất cho người sử dụng.

Trong hành trình đi tìm cái mới, chúng tôi đã nghiên cứu ra hàng trăm sản phẩm thực phẩm chế biến, mỗi sản phẩm là quá trình ấp ủ sáng tạo không ngơi nghỉ bằng tất cả tình yêu thương…”.

[BizSTORY] Phó Tổng giám đốc Sài Gòn Food Lê Thị Thanh Lâm: Nơi làm việc phải là nơi đáng sống - Ảnh 1.

Bà Lâm (phải) trong một buổi đối thoại cùng cán bộ công nhân viên.

Nơi đáng làm việc vì ai cũng có cơ hội vươn lên 

Suốt 15 năm qua, SGF đảm bảo tạo công ăn việc làm cho người lao động ổn định lâu dài, từ khi thành lập đến nay không có ngày nào công nhân phải nghỉ việc vì lý do thiếu nguyên liệu sản xuất, đây là một điều kỳ diệu mà hiếm công ty chế biến thủy sản và thực phẩm nào có thể thực hiện được.

Bà Lâm cho biết: “Đi kèm công việc ổn định là thu nhập ổn định và tăng theo năng lực làm việc của nhân viên.

Ở đây, một công nhân mới vào chưa biết gì về nghề vẫn được hưởng lương học việc, khi trở thành công nhân chính thức sẽ được hưởng mức lương trên dưới 10 triệu đồng/tháng tùy theo tay nghề và sự nỗ lực của mỗi cá nhân.

Ngoài lương, SGF còn có nhiều chính sách khen thưởng như thưởng sáng kiến cải tiến, thưởng năng suất, thưởng KPIs, thưởng tối thiểu 2 tháng thu nhập tính theo hiệu quả và thâm niên cho nhân viên,… mỗi dịp cuối năm".

SGF còn có một chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ quản lý ngay trong nội bộ công ty.

“Quan điểm của chúng tôi là phát triển đội ngũ quản lý kế cận ngay trong hàng ngũ anh chị em công nhân.

Nhân viên được đánh giá năng lực bằng chính thực tiễn làm việc sẽ được bộ phận đào tạo lên danh sách sau khi thảm khảo ý kiến của các lãnh đạo và bộ phận liên quan.

Sau đó lên kế hoạch đào tạo trong hoặc ngoài công ty và phân công ít nhất một cán bộ cấp trung trực tiếp theo dõi theo hình thức Mentoring - cố vấn đào tạo riêng, mỗi lãnh đạo cấp trung hay cấp cao của công ty trong vai trò Mentor sẽ cố vấn cho 1 đến 2 cán bộ quản lý cấp cơ sở hoặc chuyên viên, nhân viên có tiềm năng (được gọi là Mentee).

Các Mentor và Mentee sẽ đồng hành cùng nhau trong suốt quá trình đào tạo từ 6 tháng đến 1 năm, trao đổi nhiều vấn đề từ công việc đến mục tiêu cuộc sống, cả tâm tư nguyện vọng nhằm giúp Mentee sẵn sàng đáp ứng các vị trí lãnh đạo cao hơn.

Hàng trăm lớp học mỗi năm về quản lý, kỹ năng mềm, quản trị sản xuất, quản lý hệ thống, ngoại ngữ Anh – Nhật,… đã được tổ chức cho nhân viên mọi cấp bậc.

Sau mỗi khoá học, mọi người tham gia học tập phải thông qua kỳ thi sát hạch để tuyển chọn. Càng lên cao càng gắt gao hơn.

Nhờ thế mà lực lượng quản lý cấp trung trong công ty luôn có sẵn để tiếp nối xuyên suốt theo guồng quay sản xuất kinh doanh”, bà Lâm nói.

Một bước đi thành công gần đây của SGF đó chính là phối hợp Trường Trung cấp Thuỷ sản tổ chức lớp chế biến thuỷ sản hệ trung cấp ngay tại công ty cho nhân viên học tập, nâng cao kiến thức, có cơ hội ứng tuyển nội bộ vào những chức danh cao hơn.

Hơn 40 công nhân đang theo học lớp trung cấp này đa phần khi vào SGF chỉ có tấm bằng trung học cơ sở, những tưởng khép lại ước mơ học tập khi khoác lên mình tấm áo công nhân, nhưng nay ước mơ ấy lại cháy bỏng vì cơ hội được có bằng trung cấp, được liên thông cao đẳng, đại học ngay tại nơi làm việc của mình và dĩ nhiên, cơ hội phát triển sự nghiệp dành cho họ cũng từ đó mà rộng mở hơn.

Dự kiến các công nhân đang theo lớp này sẽ tốt nghiệp vào cuối năm 2018.

Bạn Hà Thị Triệu, một trong những học sinh giỏi của lớp Trung cấp Thủy Sản chia sẻ:

“Khi quyết định nghỉ học, rời quê hương Thanh Hóa vào Sài Gòn đi làm công nhân, em cứ nghĩ rằng con đường học tập của mình đã dừng lại hoàn toàn, nhưng thật may mắn khi được công ty tạo điều kiện học tiếp.

Đúng là vừa đi làm vừa đi học rất vất vả, nhiều lúc em cũng muốn bỏ giữa chừng nhưng nghĩ lại không phải vì lấy tấm bằng để được thăng chức mà sau này còn có thể tự hào nói với con cháu, mẹ cũng có bằng cấp như ai thì tự nhiên thấy hết mệt và tiếp tục cố gắng”.

Ngược lại, cũng có nhiều bạn tốt nghiệp cao đẳng, đại học biết đến SGF qua chương trình “Học kỳ doanh nghiệp” – học kỳ trải nghiệm thực tế dành cho sinh viên, sau đó chấp nhận thử thách ở vị trí công nhân.

Hiện SGF có hơn 100 công nhân viên có trình độ đang được theo dõi để phát triển vào các vị trí quản lý phù hợp.

Các bạn được tập trung đào tạo kỹ năng, chia sẻ kinh nghiệm thực tế để nhanh chóng thích nghi và ứng tuyển vào các vị trí quản lý.

Nơi đáng sống bởi chữ “tâm” là văn hóa

Không chỉ xây dựng một nơi đáng làm việc với nhiều cơ hội phát triển dành cho mọi thành viên, SGF còn chú trọng xây dựng một nơi đáng sống cho người lao động.

Tại đây, người lao động luôn được quan tâm chăm sóc về y tế, về dinh dưỡng, ngủ nghỉ, nhờ thế mà năng suất lao động cũng tăng lên.

Bữa ăn của người lao động cũng chính là những món ăn chất lượng cao được cung cấp ra thị trường, được nấu trực tiếp tại nhà máy với quy trình quản lý chất lượng chuẩn Nhật Bản.

Việc tặng quà sinh nhật, tổ chức các giải thể dục thể thao, các hội diễn văn nghệ… được tổ chức thường xuyên để tạo sân chơi rèn luyện sức khoẻ, tạo không gian gắn kết nhân viên lại với nhau.

Các “diễn viên, ca sỹ”, các “cầu thủ” của SGF cũng tích cực tham gia các hoạt động của khu công nghiệp, của công đoàn cấp trên.

[BizSTORY] Phó Tổng giám đốc Sài Gòn Food Lê Thị Thanh Lâm: Nơi làm việc phải là nơi đáng sống - Ảnh 2.
 SGF tổ chức những chuyến xe miễn phí đưa đón người lao động về quê ăn Tết.

Bà Thanh Lâm cho biết: “Nơi làm việc phải là nơi đáng sống.

Dù SGF có đội ngũ nhân sự lớn, việc sản xuất kinh doanh luôn bận rộn nhưng hàng năm vẫn thu xếp để toàn bộ nhân viên có ít nhất một lần được đi du lịch tái tạo sức lao động cũng như tăng cường đoàn kết nội bộ.

Những năm gần đây, nhóm cán bộ chủ chốt của SGF còn được thưởng chuyến du lịch nước ngoài để mở mang tầm nhìn, có thêm động lực để nỗ lực hơn trong công việc.

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, hoà trong không khí đón Tết cùng gia đình, SGF tổ chức những chuyến xe miễn phí đưa đón người lao động về quê ăn Tết.

Và những chuyến xe đón công nhân sau Tết trở lại công ty làm việc thường tăng gấp đôi, bởi cán bộ nhân viên thường giới thiệu thêm người thân, bạn bè đến với SGF.

Chính vì vậy, SGF đã xây dựng riêng một chương trình “Nối vòng tay lớn” vừa thưởng cho công nhân mới vừa thưởng cho cán bộ công nhân viên cũ, dù mức thưởng chỉ mang tính tượng trưng nhưng chương trình được hưởng ứng rất nhiệt tình”.

Chị Hà Thị Chín ở chuyền sản xuất Sushi có thâm niên làm việc gần chục năm tại SGF cũng phấn khởi chia sẻ:

“Tôi làm ở đây thấy vui nên mời thêm cả bà con, họ hàng, con cái ở quê Thanh Hóa vào làm việc cùng, SGF bây giờ giống như quê hương thứ hai, ngôi nhà thứ hai của gia đình chúng tôi vậy”.

Bà Lâm cho biết thêm: “Một chính sách nhân văn khác, đề cao tinh thần tương thân tương ái của người SGF, đó là “Quỹ sống như những đóa hoa” vận động cán bộ công nhân viên toàn công ty đóng góp hơn 100 triệu đồng mỗi năm để giúp đỡ lại cho gia đình người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Chỉ tính trong 3 năm gần nhất, chương trình đã hỗ trợ cho hơn 60 gia đình công nhân như xây nhà tình thương, tặng sổ tiết kiệm, tặng gói bảo hiểm sức khỏe, trợ cấp khuyến học...”.

Có thể nói, sau tất cả, điều giúp SGF kiên định với mục tiêu trở thành nơi đáng sống và đáng làm việc cho người lao động chính là nền tảng văn hóa lấy chữ “tâm” là giá trị cốt lõi, để kết nối con người, để gây dựng tin yêu và níu chân mỗi con người khi đến và quyết định ở lại với SGF.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
37 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
54 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
41 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
6 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
1 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.