Block chain giúp ngân hàng thực hiện giao dịch L/C chỉ trong 24 giờ thay vì 10 ngày được hoạt động thế nào?

29/07/2019 16:58
Việc giảm thời gian xuống 24 giờ thay vì 5 – 10 ngày như trước đây là một bước tiến quan trọng nhằm đơn giản hóa quy trình tài trợ thương mại, được đánh giá là mở ra thời kỳ mới trong quy trình thương mại giữa các nước.

HSBC vừa thực hiện thành công giao dịch Tín dụng thư (LC) trên nền tảng chuỗi khối (Block chain) giữa Công ty Cổ phần Sản xuất Nhựa Duy Tân của Việt Nam – là bên mua và công ty INEOS Styrolution Korea của Hàn Quốc – là bên bán, hai doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất nhựa với thời gian trao đổi chứng từ chỉ mất 24 giờ, thay vì 5 – 10 ngày như trước đây.

Đây là giao dịch LC ứng dụng công nghệ Block chain thử nghiệm đầu tiên mà HSBC thực hiện tại Việt Nam và Hàn Quốc, và là giao dịch thứ 7 mà ngân hàng này tiến hành trên toàn cầu.

Theo ông Nguyễn Bảo Quốc, Giám đốc Tài chính của Duy Tân, giao dịch này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó sẽ mở ra thời kỳ mới trong quy trình thương mại giữa các nước, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin giữa người mua và người bán với tốc độ ngày càng nhanh. Lợi ích từ thành công này đối với một doanh nghiệp có hoạt động thương mại quốc tế là rất lớn.

Còn theo ông Dirk Arhelger, Giám đốc Quản lý dòng vốn và Quan hệ Đầu tư của Tập đoàn INEOS Styrolution, ứng dụng công nghệ chuỗi khối nhằm đơn giản hóa quy trình tài trợ thương mại là bước đi hợp lý. Tính minh bạch của giao dịch này trên nền tảng Voltron có khả năng khiến các quy trình, vốn nặng về sử dụng giấy tờ như trước đây, trở nên rõ ràng và đơn giản. Nền tảng này sẽ giúp giao dịch Tín dụng thư trở nên nhanh và dễ dàng hơn.

Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam thì cho biết, giao dịch đột phá này đã minh chứng cho cam kết mạnh mẽ và khả năng của ngân hàng trong việc hỗ trợ thương mại xuyên quốc gia thông qua những nền tảng công nghệ.

Giao dịch được thực hiện ra sao?

HSBC cho biết, giao dịch được tiến hành từ đầu tới cuối trên một ứng dụng chia sẻ duy nhất là Voltron, một nền tảng sử dụng công nghệ Corda của R3, được thiết lập bởi 8 ngân hàng thành viên, bao gồm Ngân hàng Bangkok, BNP Paribas, CTBC, HSBC, ING, Natwest, SEB và Standard Chartered, cùng hợp tác với Bain, CryptoBLK và R3. Mục tiêu của nền tảng này là cung cấp một kênh duy nhất được đơn giản hóa nhằm hỗ trợ quá trình số hóa tài trợ thương mại, từ lúc phát hành LC cho tới xuất trình/trao đổi chứng từ.

Quy trình Tín dụng thư trên nền tảng Voltron mô phỏng theo quy trình Tín dụng thư hiện tại (thỏa thuận các điều khoản của LC, đề nghị, phát hành, thông báo, yêu cầu và chấp thuận sửa đổi, trình bộ chứng từ, giải quyết bất hợp lệ và yêu cầu thanh toán bộ chứng từ). Nhu cầu đối chiếu giấy tờ không còn nữa vì tất cả các bên được kết nối trên cùng một nền tảng duy nhất, với thông tin luôn được cập nhật tức thời, bởi vậy toàn bộ thời gian để trao đổi chứng từ được tiến hành trong vòng 24 giờ, thay vì 5 – 10 ngày như các giao dịch LC truyền thống.

Block chain giúp ngân hàng thực hiện giao dịch L/C chỉ trong 24 giờ thay vì 10 ngày được hoạt động thế nào? - Ảnh 1.

Công nghệ block chain thúc đẩy giao dịch L/C như thế nào?

Công nghệ Block chain liên quan đến cơ sở dữ liệu phân tán được lưu giữ trên một mạng lưới các máy tính liên kết trên cơ sở ngang hàng, các bên tham gia có thể chia sẻ và giữ các ghi chú giống nhau, được mã hóa theo cách thức phi tập trung. Công nghệ này, cuối cùng, là một tập hợp không ngừng gia tăng của các ghi chú ghi nhận toàn bộ các giao dịch, trong đó mỗi giao dịch tài chính là một ‘khối’. Với mỗi giao dịch mới, một khối được thêm vào, tạo nên một chuỗi thông tin vĩnh viễn. Không như sổ cái của ngân hàng, vốn tập trung và riêng tư, công nghệ Block chain có thể công khai hoặc riêng tư và được cấp quyền.

Công nghệ Block chain được cấp quyền hàng đầu dành cho tài trợ thương mại hiện nay có Hyperledger Fabric và R3 Corda. Cả hai đều dựa trên ý tưởng dữ liệu chỉ được chia sẻ với người tham gia trên cơ sở cần biết, thay vì truyền thông tin cho toàn bộ hệ thống. Công nghệ chuỗi khối cơ bản (Hyperledger Fabric, R3 Corda) cũng tương tự như hệ điều hành trên máy tính cá nhân (Mac OS, Windows,…) chỉ hỗ trợ những ứng dụng được phát triển cho nó.

Liên quan đến hoạt động LC, lý do chính khiến thời gian xử lý kéo dài trong các giao dịch Tín dụng thư truyền thống là nhu cầu trao đổi chứng từ thực, bao gồm cả việc thay đổi quyền sở hữu hàng hóa và giao tiếp riêng lẻ giữa các bên tham gia, các công ty vận tải, ngân hàng.… Những bước này có thể được chuyển đổi hoàn toàn thông qua công nghệ Block chain.

Theo đó, Block chain giúp giảm thời gian giao dịch LC bằng cách cho phép chuyển giao điện tử các chứng từ sở hữu hàng hóa và kết nối các bên trong một mạng lưới chuỗi khối duy nhất, cho phép cập nhật thông tin tức thời và loại bỏ thời gian xử lý kéo dài do quá trình trao đổi qua lại giữa các bên trong giao dịch LC.

Vì sao dùng Block chain trong giao dịch LC lại là bước tiến quan trọng?

Mặc dù hiện tại đã có giải pháp số hóa đối với chứng từ thương mại, bản chất tách biệt của chúng dẫn đến sự hình thành của cái mà Phòng Thương mại Quốc tế gọi là ‘các đảo kỹ thuật số’ (digital islands). Đó là do những giải pháp kỹ thuật số này vẫn cần được kết nối bằng giấy tờ. Công nghệ mới hứa hẹn sẽ cải thiện tốc độ, quy trình và hoàn toàn loại bỏ giấy tờ. Tuy nhiên, những lợi thế rõ ràng này đòi hỏi một mạng lưới phi tập trung, thể hiện bản chất phi tập trung của thương mại quốc tế. Đây chính là khi công nghệ Block chain được ứng dụng nhằm giúp quá trình này nhanh hơn, an toàn và đơn giản hơn.

Thành công của giao dịch do HSBC thực hiện giữa hai doanh nghiệp nhựa của Việt Nam và Hàn Quốc lần này đã giúp quá trình số hóa thương mại có một bước tiến quan trọng, nâng cao tính minh bạch và an toàn, giúp hoạt động kinh doanh đơn giản và nhanh chóng hơn, chứng minh tính khả thi về mặt vận hành và chi phí của công nghệ chuỗi khối nhằm thay thế cho những thủ tục giấy tờ truyền thống.

Trên thế giới hiện nay, ngoài Voltron còn có các dự án khác ứng dụng công nghệ Block chain trong giao dịch thương mại toàn cầu như eTradeConnect và we.trade.

Trong đó, eTradeConnect là một nền tảng Block chain vừa mới ra mắt, được tài trợ bởi 7 ngân hàng và được tạo điều kiện hoạt động bởi Cục Quản lý Tiền tệ Hồng Kông. Nền tảng này nâng cao hiệu quả và tính minh bạch thông qua việc số hóa chứng từ thương mại và tự động hóa quy trình tài trợ thương mại sử dụng đặc tính của công nghệ chuỗi khối. Thời gian từ lúc yêu cầu đến khi phê duyệt được rút ngắn trong giao dịch thử nghiệm – giảm từ 1,5 ngày còn 4 giờ. Dự kiến eTradeConnect cũng sẽ liên kết với các nền tảng thương mại khác trong những năm tới.

Còn we.trade là một liên doanh được thành lập bởi 12 ngân hàng, trong đó có HSBC, nhằm cung cấp một mạng lưới chuỗi khối cho các giao dịch thương mại trên tài khoản mở giữa các công ty tại các thị trường chính của châu Âu. Nền tảng này được giới thiệu thành công vào tháng 6/2018 với 7 giao dịch thương mại của 10 công ty ở 5 quốc gia được hoàn tất vào tháng 7/2018. 

Tin mới

Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...
11 phút trước
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa yêu cầu các địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội như, Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...
iPhone 16 ra mắt, người Nga ‘tậu’ máy mới bằng cách nào?
2 giờ trước
Lệnh cấm xuất khẩu của Apple liệu có khiến người Nga từ bỏ những chiếc điện thoại iPhone mới nhất?
Volkswagen Teramont giảm tới hơn 500 triệu tại đại lý: Xuống dưới mốc 2 tỷ, 'mềm' hơn giá thực tế của Explorer
3 giờ trước
Giá thực tế Volkswagen Teramont này đã ngang ngửa Ford Explorer song vẫn cao hơn niêm yết của Hyundai Palisade.
1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
3 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Thị trường ngày 21/9: Giá vàng vượt 2.600 USD, dầu, đồng và cà phê giảm
4 giờ trước
Giá vàng đã tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mới, trên 2.600 USD trong phiên thứ Sáu (20/9). Tuy nhiên, dầu giảm trong phiên này, cùng xu hướng với giá một số mặt hàng chủ chốt khác như đồng, cà phê…

Tin cùng chuyên mục

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế
7 giờ trước
Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).
Sau 90 phút mở bán iPhone 16, một hệ thống bán lẻ ghi nhận 42.960 lượt đặt hàng
1 ngày trước
Bộ bốn mẫu iPhone 16 chính thức nhận đặt cọc ở cửa hàng Apple trực tuyến cũng như các đại lý ủy quyền, dòng iPhone 16 Pro Max Titan Sa Mạc được đặt hết sau ít phút.
[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
1 ngày trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.