Ấn Độ tuyên bố hôm 25/11, họ đã rút khỏi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), với lý do lo ngại tác động tiềm tàng của thỏa thuận này đối với sinh kế của những công dân dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế. Trung Quốc lạc quan cho rằng 15 quốc gia còn lại quyết định sẽ tiếp tục ký thỏa thuận và Ấn Độ vẫn được hoan nghênh tham gia RCEP bất cứ khi nào họ sẵn sàng.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi quyết định không tham gia thỏa thuận này vì nông dân và người lao giản đơn, một quan chức nói với các phóng viên ở New Delhi.
"Chúng tôi không nghĩ thế", Thứ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hideki Makihara cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg. "Tất cả những gì chúng tôi quan tâm là các cuộc đàm phán với sự góp mặt của Ấn Độ".
Thủ tướng Nhật Shinzu Abe đã tìm cách tăng cường mối quan hệ với Ấn Độ trên một loạt các lĩnh vực. Ông không muốn để Trung Quốc đóng vai trò thống trị khu vực. Các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Nhật Bản, Ấn Độ tổ chức cuộc họp chung đầu tiên theo hình thức được gọi là "hai cộng hai" vào cuối tuần này. Cả hai nước cũng là một phần của các cuộc đàm phán an ninh bốn bên với Úc và Mỹ - QUAD, một động thái mà Bắc Kinh đã phàn nàn rằng có thể gây ra một cuộc chiến tranh lạnh mới.
Điều này có ý nghĩa từ quan điểm kinh tế, chính trị và có khả năng là cả quan điểm an ninh quốc gia, ông Makihara nói Nhật Bản sẽ tiếp tục cố gắng thuyết phục Ấn Độ tham gia. Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Hiroshi Kajiyama sẽ đi cùng ông Abe trong chuyến đi tới Ấn Độ vào tháng tới, Makihara cho biết.
Các quốc gia khác tham gia đàm phán RCEP là Úc, Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, New Zealand, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Trung Quốc đã tìm cách đẩy nhanh thỏa thuận RCEP khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt với sự suy thoái tăng trưởng từ cuộc chiến thương mại với Mỹ. Một hiệp định thương mại tự do sẽ tiếp tục gắn kết các nền kinh tế châu Á với Trung Quốc.