Với tình hình hiện tại, câu trả lời là sẽ không khả quan.
Các lô hàng từ Việt Nam - quốc gia trồng cà phê robusta lớn nhất, đang giảm mạnh do làn sóng bùng phát dịch Covid-19 mới, cũng như tình trạng thiếu container trầm trọng. Theo các chủ hàng hàng đầu là Intimex Group và Simexco Daklak, xuất khẩu có thể sẽ tiếp tục giảm trong tháng 9.
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Intimex (Intimex Group) nhấn mạnh: "Nông dân nói rằng họ không còn một hạt cà phê nào, vì vậy cũng chẳng thể hưởng lợi từ đợt tăng giá này. Chúng tôi đã không mua, cũng chẳng bán được hạt cà phê nào hơn một tháng nay".
Giá hạt cà phê arabica kỳ hạn trên Sàn giao dịch Liên lục địa (ICE) đã tăng vọt lên mức kỷ lục kể từ năm 2014 trong tuần vừa qua, sau khi các nhà giao dịch xem xét đến ảnh hưởng của đợt băng giá hủy diệt ở Brazil. Điều này đã kéo theo giá cà phê robusta cũng tăng mạnh nhất kể từ năm 2017. Dự kiến hạt arabica tăng 24% và robusta tăng khoảng 13% trong tháng này.
Nguồn: ICE
Ông Phan Hùng Anh, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Thương mại Cà phê Quang Minh tại Bình Dương, cho biết: "Đợt tăng giá lần này không đem lại lợi ích đáng kể cho các nhà xuất khẩu. Chi phí vận chuyển tăng cao đã kìm hãm các nhà nhập khẩu mua hạt cà phê tại Việt Nam. Chúng tôi cũng không có hợp đồng mới để mua hạt cà phê từ nông dân".
Theo ông Hùng Anh, việc gửi một container từ Việt Nam sang châu Âu có thể lên đến 10.000 USD, gấp 6 - 7 lần so với một năm trước. Các chuyển hàng ra nước ngoài của doanh nghiệp ông Hùng Anh trong năm nay cũng đã giảm ít nhất 20% so với mức 50.000 tấn vào năm ngoái.
Theo một cuộc khảo sát mới đây, các nhà xuất khẩu Việt Nam không thể thu lợi nhuận đáng kể từ việc thị trường tăng giá, bởi hàng loạt kho dự trữ tại TP. HCM đã bị đội giá. Ông Lê Tiến Hùng, Chủ tịch Simexco Daklak cho hay: "Chúng tôi chỉ có vừa đủ lượng hạt cà phê để thực hiện các hợp đồng cho đến cuối vụ".
Các chủ hàng lo ngại rằng những thách thức về logistics có thể kéo dài đến cuối năm nay, khi vụ thu hoạch mới bắt đầu và xuất khẩu thường tăng. Trong khi đó, làn sóng dịch bệnh Covid-19 mới lại là một trở ngại lớn khác.
Theo ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, các đơn đặt hàng tại nhà có thể tăng đáng kể sang các khu vực khác xung quanh Đắk Lắk.
Ông Lê Tiến Hùng kết luận, việc thu hoạch có thể sẽ bị chậm lại nếu dịch bệnh vẫn kéo dài đến kỳ thu hoạch vào tháng 11. Trong khi hầu hết các thương nhân đều cho rằng còn quá sớm để đưa ra dự báo, 5 trong số 11 người được khảo sát kf vọng vào một vụ mùa bội thu. Đặc biệt, 2 trong số đó kỳ vọng vụ mùa này sẽ tăng 6 - 10% so với vụ thu hoạch trước đó (1,7 triệu tấn).