Bloomberg: Các nhà bán lẻ có thể làm gì để cứu công nhân và ngành công nghiệp tỷ USD của Việt Nam?

03/04/2020 07:30
Khi các nhà bán lẻ thời trang đóng cửa các cửa hàng trên khắp thế giới do đại dịch Covid-19, những công nhân may mặc nghèo - đối tượng dễ bị tổn thương nhất thế giới - đang cảm thấy khốn khổ.

Tại Bangladesh, các nhà máy may đã phải cắt giảm hơn 1 triệu công nhân vì ít nhất 3 tỷ USD các đơn đặt hàng đã bị hủy và hoãn. Những nơi khác ở Đông Nam Á, như Việt Nam - trung tâm sản xuất hàng may mặc quan trọng, số công nhân bị thiệt hại sẽ tăng lên nhanh chóng khi virus lây lan. Nếu dịch bệnh không được giải quyết, cuộc khủng hoảng có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống và sinh kế của hàng triệu công nhân trong khu vực.

Tác động bắt đầu được cảm nhận từ tháng 2. Trung Quốc cung cấp phần lớn nguyên liệu thô cho các nhà sản xuất hàng may mặc của Đông Nam Á (cung cấp 60% nguyên liệu thô cho Việt Nam). Khi các nhà máy dệt may Trung Quốc đóng cửa, nhà sản xuất ở các nước láng giềng cũng không thể tiếp tục hoạt động. 

Tại Campuchia, chính phủ gần đây đã dự đoán rằng 200 nhà máy may mặc, sử dụng 160.000 công nhân, có thể sớm phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu. 10.000 công nhân Campuchia đã bị cho nghỉ việc, và một số chủ sở hữu nhà máy được cho là đã lợi dụng cuộc khủng hoảng để đẩy nhân viên ra khỏi công đoàn. 

Khủng hoảng nhu cầu thì chỉ mới bắt đầu. Trong những tuần gần đây, các công ty, bao gồm nhà bán lẻ Ailen Primark Ltd., Marks & Spencer Group Plc của Anh và Target Corp đã hủy bỏ, hoãn các đơn đặt hàng cho dù các đối tác Đông Nam Á của họ đã nhập nguyên liệu thô, thậm chí là đã hoàn thành công việc.

Tình hình nghiêm trọng đến mức Campuchia và Ấn Độ đã trực tiếp kêu gọi các thương hiệu toàn cầu không hủy hợp đồng và lập kế hoạch thanh toán. Rất ít công ty phản hồi. 

Bloomberg: Các nhà bán lẻ có thể làm gì để cứu công nhân và ngành công nghiệp tỷ USD của Việt Nam? - Ảnh 1.

Theo một cuộc khảo sát của các nhà máy may mặc của Bangladesh được thực hiện vào tháng 3, gần một nửa các nhà máy đã mất phần lớn đơn đặt hàng của họ. Gần như tất cả các khách hàng, hầu hết trong ở châu Âu, đã từ chối hỗ trợ tiền lương cho những người lao động bị sa thải.

Trong ngắn hạn, các hỗ trợ như vậy có thể giúp các công ty may mặc vượt qua suy thoái. Nhưng ít nhất là trong mắt khách hàng của họ - họ mới là người phải chịu trách nhiệm với công nhân. Một cuộc khảo sát thực hiện với người tiêu dùng ở 7 quốc gia năm 2018 chỉ ra rằng gần ba phần tư trong số khách hàng cho rằng các công ty sản xuất quần áo phải chịu trách nhiệm về những gì xảy ra với nhà máy của họ và nên công khai điều kiện làm việc một cách minh bạch. 

Không có cách khắc phục nào là dễ dàng, khi thiệt hại đang được chia sẻ trên toàn ngành, thậm chí là trên toàn thế giới. Nhưng tất cả các bên sẽ có lợi nếu các nhà bán lẻ và thương hiệu cam kết chia sẻ trách nhiệm trả lương cho công nhân may mặc để hoàn thành công việc và đóng góp vào một mức độ hợp lý trong thời kỳ suy thoái do Covid-19. 

Hôm 30/3, đại gia thời trang nhanh Thụy Điển H&M đã công bố sẽ nhận hàng, không hủy đơn đặt (bao gồm cả những nhà máy đang sản xuất) và trả tiền cho họ. Các thương hiệu khác nên làm theo. Như vậy sẽ giúp các đối tác sản xuất lâu năm, những người đã nỗ lực cải thiện các tiêu chuẩn an toàn và quyền của người lao động, có thể duy trì hoạt động kinh doanh thông qua đại dịch.

Trong khi đó, các chính phủ nước giàu muốn hỗ trợ quyền lao động nên duy trì các chính sách thương mại ưu đãi, với mục tiêu hỗ trợ người lao động trong khu vực vượt qua suy thoái nghiêm trọng. Điều đó sẽ giúp những người công nhân dễ bị tổn thương nhất trên thế giới vượt qua khó khăn trong vài tháng tới. 

Bloomberg: Các nhà bán lẻ có thể làm gì để cứu công nhân và ngành công nghiệp tỷ USD của Việt Nam? - Ảnh 3.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
48 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
35 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
1 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
52 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
13 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Tivi giảm giá sốc, nhiều mẫu chỉ còn dưới 3 triệu đồng/chiếc
17 giờ trước
Ngoài việc giảm giá lên đến 90%, nhiều mẫu tivi còn được tặng kèm quà hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng.
Đại lý xả kho Wuling Mini EV 2023 còn 185 triệu đồng, chỉ nhỉnh một chút so với xe máy tay ga cao cấp
18 giờ trước
Mức giảm của Wuling Mini EV LV2 120 km sản xuất 2023 giống với giá ưu của những chiếc  Wuling Mini EV LV1 bản 120 km cuối cùng được bán tại các đại lý.
Hàng chục nghìn tấn ‘vàng trên cây’ từ Indonesia đổ bộ Việt Nam: Toàn cầu liên tục khan hiếm, nước ta nắm trùm với 60% sản lượng
18 giờ trước
Nguồn cung sụt giảm từ nước ta đang gây tác động lớn đến giá trên toàn thế giới.