Bloomberg: Chuỗi cung ứng ở trung tâm tài chính châu Á đứng trước bờ vực sụp đổ

11/01/2022 14:08
Biến thể Omicron bùng phát ở Hong Kong đã gây những khó khăn lớn cho các doanh nghiệp ở thành phố này.

Việc thực hiện quy định giãn cách xã hội không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu của các nhà bán lẻ và nhà hàng, việc cắt giảm các chuyến bay vận chuyển từ anh đào Úc đến thị bò Wagyu vào trung tâm tài chính có thể làm tăng chi phí và thúc đẩy lạm phát.

Cathay Pacific Airways - hãng hàng không có mạng lưới kết nối rộng nhất của thành phố, đã phải hủy hàng trăm chuyến bay. Do đó, lượng hàng hóa được vận chuyển có thể giảm xuống dưới 1/5 mức trước đại dịch. Hơn nữa, chi phí logistics có thể tăng 40% trong vòng 3 tuần. Các nhà nhập khẩu dự đoán giá trái cây sẽ tăng 10%.

Theo đuổi chiến lược zero Covid, Hong Kong đã đóng cửa quán bar, phòng gym và rạp chiếu phim. Cùng lúc đó, chuỗi cung ứng vốn đã bị rạn nứt đối với 1 thành phố phải nhập khẩu hầu hết các loại hàng hóa nay đã đứt gãy. Các doanh nghiệp đang chứng kiến tình trạng giao hàng chậm trễ đối với các mặt hàng chủ lực như quả mọng, sữa chua, hải sản và phô mai cao cấp.

Mối đe dọa về việc sự lây lan của biến thể Omicron khiến giá mọi thứ tăng đã khiến Hong Kong sợ hãi. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm chủng tại thành phố này lại thuộc hàng thấp nhất đối với các nền kinh tế phát triển. Dù chỉ ghi nhận khoảng 10 ca nhiễm cộng động cho đến nay, nhưng giới chức Hong Kong vẫn theo dõi ít nhất 3 cụm lây nhiễm không liên quan đến nhau.

Trong bối cảnh lo ngại biến thể mới lây lan, chính quyền thành phố đã loại bỏ quy định ưu tiên không cách ly cho các đội bay, điều này khiến Cathay phải cắt giảm các chuyến chở hàng. Hãng sẽ chỉ hoạt động khoảng 20% công suất so với trước đại dịch trong tháng này do thiếu nhân sự. Các chuyến bay chở khách khác cũng bị cấm từ 8 quốc gia, làm giảm khả năng vận chuyển hàng hoá.

Gary Lau - chủ tịch Hiệp hội Giao nhận và Logistics Hong Kong, cho biết, 2 yếu tố này đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng về không gian vận chuyển hàng hoá.

Bloomberg: Chuỗi cung ứng ở trung tâm tài chính châu Á đứng trước bờ vực sụp đổ - Ảnh 1.

Đội bay của Cathay "nằm yên".

Do đó, các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu đang phải gánh chịu áp lực từ sự gián đoạn. Các nhà cung cấp dự kiến sẽ thiếu hụt mọi thứ từ cà tím cho đến tôm hùm. Nguồn cung hoa từ châu Âu cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới cũng có thể thiếu hụt, cũng như rau củ qua từ Anh và Hà Lan.

Ngành bán lẻ và nhà hàng ở thành phố này mới chỉ bắt đầu hồi phục sau nhiều tháng, nhưng hiện có thể sẽ bỏ lỡ mùa mua sắm cuối năm trong kỳ nghỉ lễ. Doanh thu từ cả 2 lĩnh vực này đạt 326 tỷ HKD (42 tỷ USD) trong 3 quý đầu tiên của năm ngoái sau khi thành phố nới lỏng lệnh hạn chế. Con số này thấp hơn gần 30% so với cùng kỳ năm 2018, thời điểm trước khi xảy ra bất ổn chính trị khiến nền kinh tế thiệt hại nghiêm trọng.

Nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực vượt qua cơn ác mộng này. Richard Poon - giám đốc điều hành của On Kee Dry Seafood, cho biết các đơn đặt hàng bào ngư đóng hộp và ốc xà cừ của công ty đã bị kẹt ở Úc. Công ty ông hiện phụ thuộc vào vận chuyển hàng không, với hơn 30% nguồn cung. Ông nói thêm, họ đã tăng số đơn vận chuyển bằng máy bay vào khoảng tháng 11 để chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ.

Bloomberg: Chuỗi cung ứng ở trung tâm tài chính châu Á đứng trước bờ vực sụp đổ - Ảnh 2.

Các quán bar ở khu Lan Quế Phường đóng cửa im lìm.

Jacques Derreumaux - nhà đồng sáng lập Cheese Club và WHAT’sIn, dịch vụ giao hàng cung cấp phô mai và rau củ quả tươi từ Pháp, nói rằng ông đang chuyển hàng qua các tuyến vận chuyển hàng không thay đổi lộ trình vì các chuyến chở khách từ Pháp bị cấm. Theo ông, tình trạng này kéo dài sẽ trở thành vấn đề lớn với các nhà nhập khẩu.

Quy định kiểm soát dịch nghiêm ngặt của Hong Kong cũng tương tự như ở Trung Quốc đại lục, dù phần lớn các quốc gia khác đã thích nghi với việc sống chung với Covid-19. Song, thành phố 7,4 triệu dân này phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu, không giống như Trung Quốc. Điều này làm dấy lên mối lo ngại rằng zero Covid là chiến dịch không bền vững.

Michael Li - phó thư ký danh dự của Hiệp hội các nhà xuất nhập khẩu Trung Quốc tại Hong Kong, cho biết, quy định hạn chế sẽ khiến giá bán lẻ tăng đột biến. Li dự đoán, thời gian giao hàng sẽ kéo dài hơn và chi phí vận chuyển có thể tăng khoảng 30%.

Theo Li, nhà đầu tư có thể thấy giá hoa tươi tăng từ 20-30% vì chúng thường được nhập từ châu Á. Các nhà hàng Nhật Bản - nơi sử dụng hải sản cao cấp, cũng như các nhà hàng Trung Quốc thường chế biến hải sản trong dịp lễ hội, cũng có thể tăng giá.

Lau cho hay đã có nhiều dấu hiệu cho thấy chuỗi logistics hàng không đang sụp đổ. Ông nói: "Chính phủ chưa nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch thì tình hình sẽ không sớm thay đổi."

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
31 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
43 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
19 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.