Bloomberg: Cuộc phong tỏa lớn nhất thế giới sẽ đẩy 12 triệu người rơi vào cảnh nghèo cùng cực, số người chết vì đói sẽ lớn hơn vì dịch bệnh!

29/05/2020 09:04
Do tác động trực tiếp của đại dịch đối với nền kinh tế, sẽ có ít nhất 49 triệu người trên thế giới có thể rơi vào nhóm "cực nghèo" – với mức sống dưới 1,90 USD/ngày. Ấn Độ đứng đầu trong danh sách trên, khi World Bank ước tính rằng khoảng 12 triệu công dân nước này sẽ thuộc diện "cực nghèo" vào năm nay.

Cơ hội thoát nghèo bị dập tắt vì lệnh phong tỏa 

Trước khi gia đình tìm được cách thoát cảnh nghèo bằng công việc vận chuyển hàng hóa quanh thu đô của Ấn Độ trên một chiếc xe tải nhỏ, Abdul Kareem đã phải nghỉ học và làm những công việc lặt vặt như sửa xe đạp. Công việc này, cùng với khoản tiền ít ỏi kiếm được, là bước đệm đầu tiên cho anh để có một cuộc sống tốt hơn.

Bloomberg: Cuộc phong tỏa lớn nhất thế giới sẽ đẩy 12 triệu người rơi vào cảnh nghèo cùng cực, số người chết vì đói sẽ lớn hơn vì dịch bệnh! - Ảnh 1.

Tại Ấn Độ, mọi cơ hội làm việc đã biến mất khi quốc gia này chật vật đối mặt với những tác động kinh tế của tình trạng phong tỏa kéo dài. Kareem đã mất việc và mắc kẹt tại ngôi làng đang sống ở miền bắc Uttar Pradesh cùng vợ và 2 con. Khoản tiết kiệm ít ỏi của họ có được từ công việc được trả lương 9.000 rupee (119 USD)/tháng đã cạn kiệt. Hơn nữa, số tiền anh dành dụm để mua sách và đồng phục cho con cũng không còn.

Kareem cho biết: "Tôi không biết gì về tình hình công việc ở Delhi cho đến có thể quay lại đó. Chúng tôi không thể chịu đói và tôi sẽ làm bất cứ việc gì có thể."

Do tác động trực tiếp của đại dịch đối với nền kinh tế, sẽ có ít nhất 49 triệu người trên thế giới có thể rơi vào nhóm "cực nghèo" – với mức sống dưới 1,90 USD/ngày. Ấn Độ đứng đầu trong danh sách trên, khi World Bank ước tính rằng khoảng 12 triệu công dân nước này sẽ thuộc diện "cực nghèo" vào năm nay.

Theo ước tính của Trung tâm Theo dõi Kinh tế Ấn Độ (CMIE), khoảng 122 triệu lao động tại nước này đã phải nghỉ việc chỉ riêng trong tháng trước. Lao động được trả lương theo ngày và những người làm việc cho các doanh nghiệp nhỏ là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong số đó bao gồm những người bán hàng rong, công nhân làm việc tại các công trường xây dựng và người kiếm sống bằng nghề kéo xe.

Áp lực lớn đối với chính phủ 

Đối với Thủ tướng Narendra Modi – từng hứa hẹn sẽ giúp Ấn Độ thoát khỏi cảnh nghèo đói khi lên nắm quyền vào năm 2014, thì ảnh hưởng từ việc phong tỏa đã mang đến nhiều rủi ro chính trị. Thậm chí, ông đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm ngoái với số phiếu áp đảo, khi đưa ra những chương trình xã hội trực tiếp nhắm dến người nghèo. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng và quy mô của tác động kinh tế lần này đã gia tăng áp lực đối với chính phủ của ông khi họ đang nỗ lực chèo lái đất nước đi "đúng hướng".

Ashwajit Singh – giám đốc điều hành của IPE Global (công ty tư vấn lĩnh vực phát triển cho 1 số cơ quan viện trợ đa quốc gia), nhận định: "Phần lớn nỗ lực của chính phủ Ấn Độ nhằm giảm tỷ lệ nghèo đói trong vài năm qua có thể sẽ mất đi hiệu quả chỉ trong vòng vài tháng." Ông lưu ý rằng tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ không cải thiện trong năm nay và cho biết: "Số người chết vì đói nghèo sẽ lớn hơn vì dịch bệnh."

Bloomberg: Cuộc phong tỏa lớn nhất thế giới sẽ đẩy 12 triệu người rơi vào cảnh nghèo cùng cực, số người chết vì đói sẽ lớn hơn vì dịch bệnh! - Ảnh 2.

Singh nhắc đến một nghiên cứu của Đại học Liên Hợp Quốc (UNU), ước tính có 104 triệu người dân Ấn Độ có thể thuộc nhóm dưới nghèo theo mức chuẩn của WB là mức sống 3,2 USD/ngày đối với các quốc gia thu nhập trung bình thấp. Theo đó, tỷ lệ người sống trong cảnh nghèo đói sẽ tăng từ mức 60% - tương đương 812 triệu người, lên 68% - tương đương 920 triệu người. Đây là tình trạng đã từng xảy ra ở hơn 1 thập kỷ trước, Singh cho hay.

Một báo cáo khác của WB cho thấy Ấn Độ đã đạt được tiến bộ đáng kể và gần như đã "thoát" khỏi vị thế là một quốc gia có nhiều người nghèo nhất thế giới. Dẫu vậy, tác động từ việc phong tỏa để hạn chế dịch bệnh lây lan có nguy cơ đảo ngược điều tích cực đó.

Ước tính của WB và CMIE được công bố vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5. Kể từ đó, tình hình tại Ấn Độ hầu như không có tiến triển, đặc biệt là tần suất xuất hiện của những hình ảnh với hàng loạt người nỗ lực tìm đường về quê, chen chúc trên những chuyến xe buýt, xe tải và thậm chí là đi bộ hoặc xe đạp trên các phương tiện truyền thông.

Trung tâm nghiên cứu Đổi mới Xã hội Rustandy thuộc trường Kinh doanh Booth của Đại học Chicago đã phân tích số liệu thất nghiệp từ CMIE, thu thập thông qua các cuộc khảo sát đối với khoảng 5.800 hộ gia đình trên 27 bang của Ấn Độ vào tháng 4. Theo đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy nông thôn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc phong tỏa, họ gặp nhiều khó khăn về kinh tế hơn là dịch bệnh. Hơn 80% hộ gia đình Ấn Độ đã chứng kiến thu nhập giảm sút và nhiều người không thể trụ vững nếu không có sự hỗ trợ. 

Chính phủ Ấn Độ đã hứa hẹn sẽ cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi cho nông dân, chuyển tiền trực tiếp cho người nghèo và tiếp cận các gói an ninh lương thực. Tuy nhiên, những động thái này hỗ trợ 1 số người có trong số liệu thống kê còn những người nghèo nhất sẽ không nhận được viện trợ. Với hàng triệu người nghèo trên khắp đất nước, tình hình an ninh lương thực của Ấn Độ cực kỳ đáng báo động, thậm chí có những hình ảnh cho thấy nhiều người phải ăn trái cây đã thối rữa hoặc lá cây.

Modi cho biết chính phủ sẽ chi 265 tỷ USD hoặc hơn 10% GDP để giúp nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á vượt qua "cơn bão" này. Dẫu vậy, các chuyên gia cho biết chỉ có một phần trong đó là kích thích tài khóa trực tiếp và có thể sẽ nhỏ hơn tổng thiệt hại đối với nền kinh tế trong thời gian phong tỏa. Trong khi đó, các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế không được khởi động ngay lập tức và các ngành sẽ khó có thể mở cửa trở lại bởi số lượng lao động tại các khu công nghiệp bị sa thải là rất lớn. 

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
4 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
3 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
3 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
3 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
2 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Tin cùng chuyên mục

Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
18 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
1 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.
Giá heo hơi giảm sốc, doanh nghiệp ngỡ ngàng
3 ngày trước
Giá heo hơi giảm sốc gây nhiều khó hiểu cho cả người trong ngành và người tiêu dùng phải ăn thịt heo đông lạnh nhiều hơn.