Ngành công nghiệp công nghệ của Trung Quốc bước sang một năm mới, sau khi trải qua hỗn loạn chưa từng thấy vào năm 2019, khi những công ty công nghệ khổng lồ xuất hiện trên lĩn vực phương tiện truyền thông xã hội và trí tuệ nhân tạo, nhưng lại phải gánh chịu sự tấn công nặng nề của Washington - nhằm kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc - nền kinh tế số 2 thế giới.
Vị trí của Trung Quốc trong vai trò là công xưởng cho thế giới công nghệ đang gặp nguy hiểm. Các nhà lắp ráp (chủ yếu là từ Đài Loan) các thiết bị điện tử cho các công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới đang khám phá các lựa chọn ngoài Trung Quốc - ở các mức độ khác nhau.
Từ Inventec Corp đến Foxconn Technology Group và Quanta Computer Inc., các nhà sản xuất mọi thứ - từ iPhone đến máy tính xách tay Dell - đều đã chuyển sản xuất trở lại Đài Loan, hoặc đến các khu vực xa hơn trên khắp châu Á, để tìm cách tránh thuế quan của Mỹ.
Ý tưởng là, ngay cả khi chính quyền Washington và Bắc Kinh đạt được thỏa thuận thương mại, đa phương hóa chuỗi cùng ứng là điều cần thiết trong dài hạn, căng thẳng thương mại khó có thể giảm xuống và chi phí lao động hiển nhiên sẽ tăng ở Trung Quốc khi nền kinh tế ngày càng phát triển..
Ngay cả các nhà cung cấp phần cứng hàng đầu Trung Quốc cũng nhận ra những rủi ro. Luxshare Precision Industry Co. đã đầu tư vào Việt Nam và thành lập một đơn vị tại Ấn Độ, trong khi Goertek Inc. đã bắt đầu sản xuất tai nghe AirPods của Apple tại Việt Nam.
Nói chung, cuộc di cư tập thể nói lên sự khởi đầu một kết thúc của trật tự hệ thống phục vụ các thương hiệu điện tử hàng đầu thế giới kể từ những năm 1980.
Năm ngoái, các nhân viên công nghệ Trung Quốc phải thích nghi với thực tế mới. Nhiều người đã chấp nhận làm việc trong các công ty mới thành lập - với hy vọng kiếm được tiền khi họ lên sàn hoặc được mua lại.
Nhưng khi chuỗi giao dịch đó giảm nhiệt, triển vọng làm việc trong nhiều giờ - 996, tức là từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần - đã mất đi nhiều sức hấp dẫn.
Vào tháng 3, các lập trình viên Trung Quốc trên GitHub đã đưa ra một danh sách các công ty nổi tiếng về việc bắt nhân viên của họ làm thêm giờ. Bài đăng đó đã nâng cao nhận thức rõ rệt về việc chi phí nhân lực gia tăng mạnh mẽ trong bối cảnh bùng nổ công nghệ ở Trung Quốc.
Một điều rõ ràng: công nghệ Trung Quốc, từ lâu đã được coi là thứ duy nhất có thể thay thế cho một thế giới thống trị công nghệ của Hoa Kỳ, sẽ ngày càng xa rời và cạnh tranh trực diện với Hoa Kỳ.
Và một số công ty lớn nhất của Trung Quốc sẽ tìm cách mở rộng ảnh hưởng của họ ra nước ngoài, như họ đã làm ở châu Phi và Đông Nam Á.