Bloomberg: Ký một thỏa thuận chỉ toàn "đậu nành, ngô và lúa mỳ" để làm gì khi điều quan trọng nhất thì ông Trump chưa đạt được?

13/04/2019 13:01
Tại sao lại nói thỏa thuận đó là tồi? Nhìn vào các cuộc đàm phán được cho là sẽ chấm dứt chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, người ta vẫn chưa thấy có vẻ gì là Trung Quốc sẽ thay đổi hành vi thương mại của họ.

Các nhà đàm phán Mỹ đang cố gắng mở cửa Trung Quốc bằng cách buộc họ phải thực hiện các cam kết mở cửa thị trường, giảm trợ cấp và bảo hộ của nhà nước đối với các doanh nghiệp Trung Quốc. Nhưng những nỗ lực đó dường như không đem lại kết quả mong đợi.

Các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh cũng hứa hẹn sẽ nâng giới hạn vốn chủ sở hữu trong hầu hết các lĩnh vực cho các công ty nước ngoài. Tất nhiên là Trung Quốc cũng chẳng ngại gì mà không hứa, kể cả nếu như họ giảm trợ cấp cho doanh nghiệp trong nước thật thì họ vẫn còn hàng tá các công cụ chính sách khác để ngấm ngầm "thiên vị". 

Sáng suốt hơn, Hoa Kỳ nên đòi hỏi những thứ khác, thay vì vài "lời hứa" kể trên. Ví dụ như việc các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc phải được hoạt động bình đẳng với các công ty Trung Quốc ở Hoa Kỳ.

Nếu các chương trình trợ cấp của Trung Quốc thực sự công bằng như họ vẫn nói thì "vàng thật không sợ lửa". Rõ ràng, duy trì thị trường cạnh tranh luôn là cách thức đúng đắn nhất, việc bảo hộ cho các doanh nghiệp thiếu năng lực cạnh tranh sẽ chỉ làm chính phủ tốn kém nhiều hơn. Các công ty thực sự có năng lực thì họ đâu có cần ai thiên vị?

Then chốt ở đây không phải là cơ cấu sở hữu. Lấy ví dụ, để Tesla Inc. sở hữu hoàn toàn công ty của họ tại Trung Quốc cũng chẳng thay đổi được gì nhiều. Bởi lẽ, giấy phép kinh doanh Trung Quốc cấp cho Tesla không cho phép họ phát triển và vận hành hệ thống pin hoặc bản đồ hoặc phần mềm tự lái. Nếu như thỏa thuận thương mại hiện tại được ký, họ vẫn sẽ phải thuê gia công từ các công ty Trung Quốc.

Bloomberg: Ký một thỏa thuận chỉ toàn đậu nành, ngô và lúa mỳ để làm gì khi điều quan trọng nhất thì ông Trump chưa đạt được? - Ảnh 1.

Những giấy phép kinh doanh đầy hạn chế này sẽ đặt số phận của các công ty nước ngoài vào tay chính phủ Trung Quốc. Đó chính là kế hoạch của họ. Ngay cả khi môi trường pháp lý kinh doanh Trung Quốc đã được cải thiện nhiều, thì luật pháp vẫn còn rất mơ hồ và các hướng dẫn thực thi thường không chính xác và mâu thuẫn. Các cơ quan quản lý với những mục tiêu bị chính trị hóa ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển tự do thương mại.

Khi công nghệ tiến bộ, các cơ quan quản lý thậm chí còn đè nén các công ty nước ngoài khủng khiếp hơn. Khung an ninh quốc gia mới của Trung Quốc đã xác định hầu hết các thị trường thương mại đều có vai trò "chiến lược". Đã là chiến lược thì rất nhiên sẽ bị hạn chế với các công ty nước ngoài. Bộ luật này cho phép họ kiểm soát các hoạt động dữ liệu đa quốc gia và các yếu tố công nghệ thông tin của doanh nghiệp. 

Do đó, các công ty nước ngoài không thể tự do sử dụng các mô hình hoạt động kỹ thuật số và công nghệ tiên tiến từ khắp nơi trên thế giới để đạt được lợi thế cạnh tranh. Những hạn chế về lựa chọn công nghệ, kiểm soát hệ thống công nghệ thông tin và vận hành dữ liệu có thể đẩy các công ty nước ngoài ra khỏi cuộc chơi hoàn toàn, ở mọi lĩnh vực.

Đây chính là nơi ta thấy rõ việc "nhất bên trọng, nhất bên khinh" của Trung Quốc. Mặc dù các công ty Trung Quốc cũng hoạt động dưới "khung an ninh" kể trên, các nhà quản lý vẫn sẵn sàng nhắm mắt cho qua khi họ vượt quá quyền hạn của mình. 

Các doanh nghiệp trong nước thường xuyên mở rộng sang các lĩnh vực khác mà không có bất kỳ ràng buộc rõ ràng nào. Họ dường như cũng được phép nới lỏng phạm vi hoạt động dữ liệu, nền tảng công nghệ và sử dụng thông tin của người tiêu dùng. Sau đó, họ có thể tận dụng lợi thế quy mô của mình ở các thị trường nước ngoài.

Như thế nào là một thỏa thuận tốt?

Một thỏa thuận tốt phải đảm bảo được ba yếu tố cốt lõi. 

Trên hết, cả doanh nghiệp nước ngoài và trong nước sẽ phải hoạt động theo giấy phép kinh doanh bị hạn chế - nơi chỉ có một số hoạt động nhất định bị cấm và tất cả các hoạt động khác đều được cho phép. Giấy phép sẽ phải bao gồm các quyền tự do vô điều kiện cho các lựa chọn công nghệ thông tin và hoạt động dữ liệu của doanh nghiệp. 

Các công ty nước ngoài không cần phải nội địa hóa, thuê gia công ngoài hoặc nhượng lại quyền kiểm soát dữ liệu và tài sản nhạy cảm thương mại cho các nhà cung cấp hoặc đại lý Trung Quốc. Các mối quan tâm về quyền riêng tư và an ninh mạng của Trung Quốc cần phải được giải quyết thỏa đáng thông qua các phương tiện khác.

Thứ hai, để đảm bảo các cam kết nói trên được thực hiện, các cơ chế nên được thiết lập để  công ty phương Tây có thể trao đổi thường xuyên với các cơ quan chức năng thương mại ở chính đất nước họ. Nếu họ không cầu cứu về sự bất bình đẳng mà họ gặp phải ở thị trường Trung Quốc, chính phủ của họ sẽ không bao giờ biết. 

Cuối cùng, Trung Quốc nên thành lập một cơ quan tối cao được trao quyền đầy đủ để trả lời nhanh chóng, chính xác và kín đáo các khiếu nại. 

Có thể đã quá muộn để thay đổi bất kỳ điều gì trong thỏa thuận thương mại mà Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ ký. Nhưng, điều này không làm thay đổi thực tế rằng các cải cách công bằng, tăng cường cạnh tranh sẽ tốt cho Trung Quốc cũng như phần còn lại của thế giới. Cạnh tranh sẽ cải thiện năng suất và kích hoạt năng lực đổi mới của các doanh nghiệp Trung Quốc, điều rất quan trọng để đưa nền kinh tế Trung Quốc vào một con đường phát triển bền vững. 

Các công ty nước ngoài cũng sẽ đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng và phúc lợi của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc thực sự muốn trở thành một quốc gia phát triển hoàn chỉnh vào năm 2049, thì có lẽ, rồi đến một ngày nào đó, tự họ sẽ muốn thực hiện những nhượng bộ này.

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
4 phút trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
51 phút trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
57 phút trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
2 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
2 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Giá vé máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cao vút, nhiều chặng hết vé
2 giờ trước
Giá vé máy bay dịp 30/4-1/5 tiếp tục tăng nóng, một số chặng hết vé dù Cục hàng không chỉ đạo các hãng tăng chuyến phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Fanpage, kênh TikTok triệu follower của Hoa hậu Thùy Tiên đồng loạt 'bay màu'
3 giờ trước
Fanpage 2,7 triệu người theo dõi và kênh TikTok 5,5 triệu người theo dõi của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên đột ngột biến mất.
Xôn xao bánh mì Huynh Hoa hơn 1 triệu/2 ổ được "xách tay" sang Mỹ, cách đóng gói càng khiến dân tình trầm trồ
4 giờ trước
Rất nhiều bài đăng bán bánh mì Huynh Hoa "xách tay" sang Mỹ thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng.
Xe tay ga mới của Honda giá chỉ 32 triệu đồng, rẻ như Vision nhưng trang bị xịn không kém SH Mode
9 giờ trước
Mẫu xe mới của Honda có thể trở thành đối thủ xứng tầm của Honda Vision, mẫu xe tay ga ăn khách bậc nhất tại Việt Nam?