Bloomberg: Làn sóng vỡ nợ kỷ lục ở Trung Quốc sẽ càn quét cả khu vực châu Á

25/12/2019 20:15
Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế ở châu Á đang giảm tốc, các công ty đã trở nên "yếu ớt" hơn đối với mỗi đợt thanh khoản bị thắt chặt. Tình trạng vỡ nợ gia tăng có thể gây áp lực cho tâm lý nhà đầu tư và tăng chi phí đi vay đối với các công ty đang chịu rủi ro lớn nhất.

Theo Bloomberg, số vụ vỡ nợ ở châu Á có thể tăng lên vào năm tới, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ. Nhiều nhà đầu tư dự đoán rằng chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra ít gói trợ cấp hơn, sau vụ vỡ nợ trái phiếu định danh bằng đồng USD lớn nhất trong 2 thập kỷ của Tewoo Group - thuộc sở hữu của chính quyền tỉnh Thiên Tân. Theo đó, các công ty trong cùng khu vực cũng lao đao vì nợ. Những yếu tố trên có thể khiến mọi thứ tồi tệ hơn trong năm 2020, sau khi các vụ vỡ nợ ở thị trường trong nước của Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục vào năm 2020.

Trong bối cảnh các nền kinh tế châu Á đang giảm tốc, các công ty đã trở nên "yếu ớt" hơn đối với mỗi đợt thanh khoản bị thắt chặt. Tình trạng vỡ nợ gia tăng có thể gây áp lực cho tâm lý nhà đầu tư và tăng chi phí đi vay đối với các công ty đang chịu rủi ro lớn nhất.

Bloomberg: Làn sóng vỡ nợ kỷ lục ở Trung Quốc sẽ càn quét cả khu vực châu Á - Ảnh 1.

Số vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành ở nước ngoài của Trung Quốc đã chạm mức kỷ lục vào năm nay.

Theo Monica Hsiao, các vụ vỡ nợ ở Trung Quốc có khả năng sẽ tăng lên đối với cả các công ty phát hành trái phiếu nội địa và nước ngoài trong năm tới, trong bối cảnh nguồn trợ cấp bị siết chặt và các phương tiện tài chính của những công ty nhà nước cùng chính quyền địa phương có thể gặp rủi ro. Hsiao hiện là CIO của quỹ phòng hộ Trida Capital. Các công ty bất động sản quốc gia - thường được coi là "lực lượng phòng vệ" cho nền kinh tế Trung Quốc, sẽ dễ bị ảnh hưởng nhất.

Hsiao nhận định: "Chúng ta không nên cho rằng lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đã và đang nằm trong 'vùng an toàn', khi các điều kiện tiếp tục bị thắt chặt đối với công ty sử dụng đòn bẩy quá lớn mà không có mối quan hệ mật thiết về đối với các chính trị gia."

Làn sóng M&A cũng khiến các công ty có bảng cân đối kế toán được mở rộng ở quy mô quá lớn rơi vào cảnh lao đao. Shandong Ruyi Technology, thực hiện một loạt các thương vụ mua lại ở nước ngoài, bao gồm nhà sản xuất áo khoác của Anh - Aquascutum, đã gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ. MMI International - công ty có trụ sở tại Singapore cũng vỡ nợ, hiện đã được bán lại cho một tập đoàn của Trung Quốc có cổ phần trong đó.

Tại Ấn Độ, số lượng các công ty vỡ nợ đang trên đà chạm đến con số kỷ lục, chủ yếu là các vụ vỡ nợ trái phiếu định danh bằng đồng nội tệ và quốc tế, khi cơn khủng hoảng ngân hàng "ngầm" đã khiến cơ quan quản lý thắt chặt tín dụng. Trong khi ArcelorMittal đã giải quyết khoản nợ cho Essar Steel India, thì rất nhiều công ty khác còn đang phải vội vã thanh lý tài sản theo luật phá sản của Ấn Độ.

David Kidd - một nhân viên cấp cao tại Linklaters, nhận định: "Ấn Độ vẫn đang gặp khó khăn khi đối mặt với 'núi' nợ đang tồn đọng và hiện vẫn chưa có nhiều trường hợp được giải quyết ổn thoả."

Tại Đông Nam Á, các công ty dầu khí vẫn "đau đầu" vì giá dầu giảm mạnh. Theo Kidd, số lượng vụ vỡ nợ ở Malaysia đã tăng bất ngờ và một số công ty phải tái cơ cấu nợ với các nhà cho vay.

Ngoài ra, mối liên hệ về thương mại với Trung Quốc ngày càng chặt chẽ của phần còn lại ở châu Á cũng khiến những quốc gia này dễ bị ảnh hưởng khi nền kinh tế đại lục giảm tốc. Kidd cho hay: "Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sụt giảm và khả năng vỡ nợ ngày càng lớn, có lẽ cũng là hiệu ứng lan tràn cho cả khu vực." 

Tham khảo Bloomberg

 

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
15 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
24 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
1 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
48 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
5 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
22 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.