Bloomberg: Những biến động mạnh với TTCK tồi tệ nhất châu Á vẫn còn tiếp diễn

07/04/2021 10:18
Thị trường chứng khoán Phillipines phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong thời gian tới, khi các quỹ ngoại rút tiền với lượng lớn chưa từng có. Điều này cho thấy sự "mong manh" của một số thị trường mới nổi, ngay cả khi vắc-xin Covid-19 đã được triển khai trên toàn cầu.

Diễn biến tiêu cực đối với chỉ số tham chiếu quan trọng ở Phillipines đã khiến quốc gia này trở thành thị trường chứng khoán có thành tích kém nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo dự đoán, sự tồi tệ này có nguy cơ kéo dài khi các lệnh hạn chế phòng dịch mới sẽ được áp dụng.

Chỉ số Philippine Stock Exchange Index (PSE) đã giảm 7,7% trong năm 2021. Mức tăng trong 2 ngày gần đây đưa chỉ số này lên mức cao hơn ngưỡng hỗ trợ 200 ngày. Tuy nhiên, số ca nhiễm Covid-19 gia tăng và lo ngại về việc phong tỏa kéo dài ở Manila đã khiến các nhà đầu tư như Gerard Abad vội vàng tích trữ tiền mặt để chuẩn bị cho những biến động mạnh hơn nữa.

Gerard Abad - CIO của AB Capital & Investment Corp., cho biết: "Rủi ro thị trường rớt giá vẫn còn tiếp diễn ở thời điểm này." Lượng tiền mặt ông nắm giữ hiện đã tăng gấp đôi kể từ hồi đầu năm, khi Abab dự đoán PSE sẽ giảm xuống mức thấp là khoảng 6.000 điểm nếu dịch bệnh không được kiểm soát. PSE kết thúc phiên 6/4 với 6.590,11 điểm.

Bloomberg: Những biến động mạnh với TTCK tồi tệ nhất châu Á vẫn còn tiếp diễn - Ảnh 1.

PSE chật vật để không trượt khỏi ngưỡng hỗ trợ 200 ngày.

Thị trường chứng khoán Phillipines phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong thời gian tới, khi các quỹ ngoại rút tiền với lượng lớn chưa từng có. Điều này cho thấy sự "mong manh" của một số thị trường mới nổi, ngay cả khi vắc-xin Covid-19 đã được triển khai trên toàn cầu. Ngoài ra, thị trường chứng khoán Ấn Độ và Thái Lan cũng đang chịu áp lực do các lệnh hạn chế phòng chống dịch bệnh.

Do số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến kể từ giữa tháng 3, chính phủ Philippines đã yêu cầu Manila và 4 tỉnh lân cận phong tỏa trong ít nhất 2 tuần cho đến ngày 11/4. Đây là một "đòn giáng" mạnh vào nỗ lực hồi phục sau đợt suy thoái của quốc gia này.

Dẫu vậy, một số người lại không quá bi quan về thị trường chứng khoán trong nước. Theo Rober Ramos – trưởng nhóm đầu tư và ủy thác tại Rizal Commercial Banking Corp., dù việc phong tỏa gây ra mối lo ngại, nhưng PSE sẽ không giảm xuống dưới mốc 6.300 đến 6.400 vì chính phủ đã thông qua dự luật cắt giảm thuế doanh nghiệp.

Ông nhận định: "Lợi ích thuế chắc chắn sẽ giúp các doanh nghiệp, nhưng hoạt động tiêu thụ phải diễn ra. GDP có thể không tăng trong quý II như dự kiến ban đầu, nhưng tôi kỳ vọng chi tiêu sẽ tăng lên trong quý III khi số ca nhiễm giảm xuống và vắc-xin được triển khai trên quy mô rộng hơn."

Bloomberg: Những biến động mạnh với TTCK tồi tệ nhất châu Á vẫn còn tiếp diễn - Ảnh 2.

So sánh diễn biến của thị trường chứng khoán Philippines và châu Á.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Kinh tế Karl Chua cho biết việc phong tỏa trong 2 tuần dự kiến sẽ khiến tăng trưởng cả năm giảm 0,8 điểm phần trăm. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Carlos Dominguez nhận định mức tăng trưởng của Philippines trong năm nay sẽ thấp hơn những gì họ dự báo, khi số ca nhiễm tiếp tục gia tăng.

Theo Bloomberg, thị trường chứng khoán Phillipines đang có diễn biến yếu nhất so với các thị trường khác ở châu Á kể từ năm 2017. Đây là dấu hiệu cho thấy sự hồi phục kinh tế của Philippines sẽ kém khả quan hơn so với các quốc gia láng giềng, khi tụt hậu trong việc triển khai vắc-xin.

Abad cho biết: "Mối lo ngại lớn hơn trên thị trường là xếp hạng tín dụng, nền kinh tế Philippines có thể bị hạ cấp vì đà hồi phục yếu kém. Việc phong tỏa kéo dài sẽ khiến mọi thứ gặp rủi ro."

Ông nói thêm, giả sử Philippines kiểm soát dịch bệnh thành công, hoạt động tiêm vắc-xin được tăng tốc và lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên trong nửa cuối năm, PSE có thể kết thúc năm với mức 6.800 đến 7.000 điểm.

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
8 giờ trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Biển số xe máy siêu đẹp 50AA-999.99 trúng đấu giá 2,68 tỷ đồng
8 giờ trước
Biển số xe máy 50AA-999.99 ngay từ khi "lên sàn" đã được trả tới 700 triệu đồng, cuối phiên đấu giá, biển ngũ quý 9 được chốt giá cao nhất là 2,68 tỷ đồng.
Tổng thống Trump nói Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói giá sẽ gấp gần 3 lần hiện tại
8 giờ trước
Tuy nhiên, quá trình này sẽ phức tạp đến mức hầu hết các chuyên gia đều cho rằng bất khả thi.
Thực hư vùng nguyên liệu kẹo Kera của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục ở Đắk Lắk
7 giờ trước
Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và cả hoa hậu Thuỳ Tiên đã từng “nổ tung trời” về nguồn nguyên liệu sản xuất ra kẹo Kera. Một trong những vùng trồng được nhắc đến là Đắk Lắk.
Không thiếu nguồn cung thay thế, một quốc gia châu Âu vẫn đam mê với dầu Nga: Chi hơn 1,6 tỷ USD nhập khẩu trong năm 2024, hưởng giá ưu đãi 20%
5 giờ trước
Quốc gia này đã hoãn việc dừng nhập khẩu dầu thô Nga trong suốt 3 năm qua.

Tin cùng chuyên mục

Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future mang tới lợi ích như thế nào?
48 phút trước
Chỉ cần bỏ ra từ 36 triệu đồng chi phí ban đầu có thể “rinh” ngay xe điện cao cấp VF 8, thủ tục nhanh gọn, đơn giản, hoàn toàn không có rủi ro tài chính, dịch vụ mới của Green Future mở ra xu hướng sở hữu mới trên thị trường xe cũ.
Biển "ngũ quý 5" Hải Phòng gây sốt, giá chốt hơn 2,1 tỷ đồng
20 giờ trước
Biển số ngũ quý của Hải Phòng là 15K-555.55 đã trúng đấu giá với số tiền 2,145 tỷ đồng.
Giữa bão thuế quan, vốn hóa Apple mất 600 tỷ USD trong 3 ngày, dân tình lại ầm ầm xếp hàng đi mua iPhone - chuyện gì xảy ra?
1 ngày trước
Apple nên vui hay buồn trước tình cảnh này?
Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam: 'xuất khẩu rau quả có khả năng ít bị ảnh hưởng'
3 ngày trước
Năm 2024, xuất khẩu rau quả sang Mỹ của Việt Nam đạt 360 triệu USD, trong khi Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ 540 triệu USD, tức cán cân thương mại đang nghiêng về Mỹ.