Bloomberg: Phía sau thương vụ 400 triệu USD Alibaba - Masan và sự hấp dẫn của tầng lớp trung lưu Việt Nam trong mắt các "đại gia"

02/06/2021 07:26
Người tiêu dùng Việt Nam đang "hấp dẫn" trong mắt các tập đoàn lớn hơn bao giờ hết.

Băng qua con đường đông đúc trên chiếc xe Honda, Hồ Đức Quang đang đến nhận đồ chơi, sách và các gói hàng khác cho khách hàng của Tiki.

Quang, 25 tuổi, cần khẩn trương, vì Tiki đảm bảo sẽ giao hàng trong vòng 2 giờ cho khách hàng sử dụng dịch vụ TikiNow. Anh dùng AirPods để báo khách hàng biết mình sắp đến. Nhưng có một điều khiến anh ấy phải chậm lại đôi chút: Quang phải đợi khách mở hàng và xác nhận hàng trước khi đi tiếp. Nhiều người Việt Nam vẫn chưa chắc chắn rằng, họ có thể tin tưởng người bán trên các nền tảng thương mại điện tử hay không.

Cuộc "đua" của Quang qua từng con đường trên khắp TP. HCM - thành phố 9 triệu dân - là một phần trong chiến dịch "thu phục" những người Việt Nam mua sắm trực tuyến. Điều này không dễ dàng trong một xã hội tiền mặt, nơi chỉ khoảng 1/3 dân số trưởng thành có tài khoản ngân hàng, chưa đến 5% sở hữu thẻ tín dụng và hầu hết thường mua sắm tại các cửa hàng bán đồ cũ và chợ truyền thống.

Bloomberg: Bức tranh phía sau thương vụ 400 triệu USD của Alibaba - Masan và sự hấp dẫn của tầng lớp trung lưu Việt Nam trong mắt các đại gia - Ảnh 1.

Ảnh: Yến Dương / Bloomberg

Mặc dù Euromonitor International ước tính, thương mại điện tử chỉ chiếm 3% thị trường bán lẻ của Việt Nam vào năm ngoái - mức thấp nhất ở Đông Nam Á - nhưng tiềm năng tăng trưởng là rất hấp dẫn. Nền kinh tế số của Việt Nam được dự báo sẽ tăng lên 52 tỷ USD vào năm 2025, tăng 29% hàng năm tính từ năm 2020, theo một nghiên cứu của Google, Temasek Holdings Pte và Bain & Co.

Cuộc đua giành khách hàng

Các công ty khởi nghiệp được hỗ trợ bởi Warburg Pincus, Goldman Sachs Group và JD, hay Shopee của Sea (Singapore) và thậm chí là Amazon cũng đang nhắm mục tiêu đến tầng lớp trung lưu đang phát triển của Việt Nam. Từ năm 2016 đến nửa đầu năm 2020, các nhà đầu tư đã rót 1,9 tỷ USD vào lĩnh vực kinh doanh trực tuyến của Việt Nam, nghiên cứu của Google, Temasek và Bain cho thấy.

Ông Ralf Matthaes, Giám đốc điều hành của Infocus Mekong Research cho biết: "Việt Nam đang ở giai đoạn đầu trong việc trở thành một xã hội số hóa, với dân số trẻ yêu thích công nghệ. Vì vậy, tất cả các công ty này đang cạnh tranh để cung cấp các dịch vụ nói trên".

Chính phủ đặt mục tiêu sẽ đưa mua sắm trực tuyến chiếm 10% doanh số bán lẻ của Việt Nam - và nhiều nhất là 50% ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh - vào năm 2025. Họ muốn giảm thanh toán bằng tiền mặt để tạo ra một nền kinh tế hiện đại, minh bạch hơn, bằng cách tăng cường không dùng tiền mặt thanh toán các dịch vụ công và cải thiện khuôn khổ pháp lý cho thanh toán điện tử.

Tỷ lệ mua sắm trực tuyến trong tổng doanh thu bán lẻ ở Đông Nam Á vào năm 2020

Nguồn: Euromonitor International

* Dữ liệu dựa trên giá trị bán lẻ RSP không bao gồm thuế bán hàng * Thương mại điện tử không bao gồm doanh số bán hàng C2C, B2B và doanh số bán hàng của một số danh mục như xe và tour du lịch

Mới đây, nhóm nhà đầu tư do Tập đoàn Alibaba cùng Baring Private Equity Asia (BPEA) khởi xướng, đã rót 400 triệu USD cho 5,5% cổ phần của The CrownX, công ty quản lý phần vốn góp của Tập đoàn Masan Group tại Công ty Masan Consumer Holdings (sở hữu 85,71%) và Công ty dịch vụ thương mại VinCommerce (sở hữu 92,8%).

Trong thỏa thuận được công bố ngày 18/5, Masan sẽ hợp tác với Lazada, đơn vị thương mại điện tử tại Đông Nam Á của Alibaba. "Sự kết hợp giữa chuyên môn về bán lẻ trực tuyến của Alibaba, nền tảng thương mại điện tử của Lazada tại Việt Nam và mạng lưới bán lẻ hàng đầu của Masan sẽ là chất xúc tác mạnh mẽ để hiện đại hóa ngành bán lẻ của Việt Nam", Kenny Ho, Giám đốc đầu tư khu vực Đông Nam Á của Alibaba, cho biết trong một tuyên bố.

M-Service JSC, một công ty khởi nghiệp Việt Nam được hỗ trợ bởi Goldman Sachs Group, vận hành ứng dụng thanh toán MoMo, vào tháng 1 đã huy động được hơn 100 triệu USD từ một nhóm các nhà đầu tư, trong đó có Warburg Pincus.

Lần đầu tiên, người tiêu dùng Việt Nam được quan tâm hơn bao giờ hết bởi hàng chục công ty thương mại điện tử đang hướng tới tầng lớp trung lưu ngày càng tăng.

Bloomberg: Bức tranh phía sau thương vụ 400 triệu USD của Alibaba - Masan và sự hấp dẫn của tầng lớp trung lưu Việt Nam trong mắt các đại gia - Ảnh 2.

Ảnh: Yến Dương / Bloomberg


Người tiêu dùng còn nghi ngờ

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho biết: "Người Việt Nam không tin tưởng vào những gì họ không thể nhìn thấy. Người bình thường cần xem những gì họ đang mua. Họ cần phải ngửi nó, chạm vào nó".

Vì vậy, các nền tảng số đang tích cực đưa ra các chương trình khuyến mãi. Ví dụ như, Shopee có "giờ săn hàng" - giảm giá mọi sản phẩm, từ AirPods đến máy giặt Samsung. Các công ty khởi nghiệp về ví điện tử cung cấp chứng từ rõ ràng hơn. Tiki lại có chính sách đổi trả trong vòng 30 ngày.

Chị Nguyễn Thị Kim Chi, 31 tuổi, ở Hà Nội, làm việc tại một trang web truyền thông giải trí, cho biết sự tập trung vào khách hàng của các trang thương mại điện tử và ưu đãi giá đến 70% đã thuyết phục được cô.

"Thông thường khách hàng phải đến tận cửa hàng để phàn nàn về các sản phẩm kém chất lượng, thậm chí đôi khi còn phải tranh luận" Chi nói, "nhưng họ vẫn không thể khắc phục được gì".

Ông Matthaes cho biết, đại dịch đã thúc đẩy ngành bán lẻ kỹ thuật số, với 30% người Việt Nam bắt đầu mua mọi thứ, từ thực phẩm đến hàng điện tử online vào năm ngoái. Làn sóng Covid-19 mới có thể thúc đẩy thương mại điện tử hơn nữa khi TP. HCM, Hà Nội và các khu vực khác phải thực hiện các biện pháp giãn cách.

Sự chuyển dịch trong ngành bán lẻ

Jeffrey Perlman, Giám đốc điều hành Warburg Pincus tại Singapore về Bất động sản ở Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương, cho biết ngành bán lẻ Việt Nam đang thay đổi nhanh hơn so với các thị trường phát triển. 

Tiki là trang thương mại điện tử Việt Nam lớn nhất ở thời điểm hiện tại. Kỹ sư phần mềm Trần Ngọc Thái Sơn ra mắt Tiki vào năm 2010, với 5.000 USD vốn khởi điểm. Anh nhập hơn 100 đầu sách tiếng Anh từ Amazon, và giao chúng bằng xe máy.

Tiki hiện có 3.100 nhân viên và hệ thống quản lý kho hàng hiện đại được giám sát bởi Henry Low, cựu giám đốc điều hành của Amazon và Coupang.

Khi Tiki phát triển, nỗ lực thu hút người tiêu dùng, anh Sơn đã triển khai hệ thống lọc hàng giả và cho biết Tiki sẽ trả lời các khiếu nại hợp pháp của khách hàng. Anh nói: "Nếu có sai sót với một chiếc điện thoại mới (được mua trên Tiki) và khách hàng muốn trả lại, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng 100%. Nếu người bán không đồng ý, chúng tôi sẽ khai trừ người bán khỏi nền tảng".

Các nhà đầu tư như Sumitomo và JD đã ủng hộ Tiki với 192,5 triệu USD, theo Crunchbase. Anh Sơn cho biết, anh mong đợi sẽ có thêm nhiều vòng tài trợ và có kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

Low cho hay, Tiki xử lý gần 2 triệu đơn hàng mỗi tháng, từ tã đến bia Corona, trong kho rộng tới 10.000 mét vuông. Tiki đang triển khai trí tuệ nhân tạo và robot có khả năng vận chuyển 800 kg sản phẩm để tăng tốc độ.

"Quá nhanh", anh Sơn nói về hệ thống hậu cần của mình, dự kiến ​​tăng lên 500.000 mặt hàng có thể giao trong hai giờ (TikiNow), từ 200.000 mặt hàng hiện nay, để giúp Tiki có lợi nhuận. "Khách hàng sẽ không có cơ hội để đổi ý", anh nói.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
49 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
9 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
26 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
14 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
2 giờ trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
20 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.