Bloomberg: Sau giấy vệ sinh, chip... đến lượt nguyên liệu mà Việt Nam là nước hiếm hoi có thể sản xuất thiếu hụt!

14/04/2021 06:20
Các nhà sản xuất ô tô vẫn chưa giải quyết xong những thách thức như hàng loạt nhà máy phải đóng cửa do đại dịch, tình trạng thiếu chip toàn cầu... thì nay lại phải vật lộn với một vấn đề đau đầu khác của chuỗi cung ứng: nguồn cung cao su ngày càng cạn kiệt.

Các hãng tàu đang làm gián đoạn quá trình vận chuyển của cao su tự nhiên - vật liệu quan trọng được sử dụng trong lốp xe cũng như các thành phần dưới mui xe. Điều này dẫn đến giá cao su tăng mạnh, nhiều nhà cung cấp ô tô của Mỹ đang gấp rút đảm bảo các lô hàng trước khi thị trường bị siết chặt hơn nữa.

Thực tế, hầu hết các doanh nghiệp trên mọi thị trường đều phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguồn cung, song có lẽ không ngành nào bị ảnh hưởng nặng nề hơn ngành ô tô. Nhiều nhà máy đã phải ngừng hoạt động bởi cuộc khủng hoảng chất bán dẫn khiến hàng chục tỷ USD doanh thu "bay hơi", đồng thời vật liệu từ xốp, đến kim loại, rồi nhựa dẻo cũng ngày càng khó kiếm.

Từ lâu, ngành công nghiệp ô tô đã luôn cần đảm bảo tính chất "đúng hạn" để có thể tiết kiệm chi phí, thì giờ đây lại đối mặt với hạn chế về tính linh hoạt bởi những xáo trộn chuỗi cung ứng do đại dịch gây ra.

Sự thiếu hụt cao su có nguy cơ làm gián đoạn quá trình sản xuất xe, ngay cả khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh hay có thêm gói kích thích kinh tế 1,9 nghìn tỷ USD của Hoa Kỳ. Vấn đề này đặc biệt khó khăn, bởi một cây cao su cần 7 năm để trưởng thành, khiến nguồn cung khó có thể nhanh chóng phục hồi trở lại.

"Sự kiện này tương tự như sự kiện 'giấy vệ sinh' hồi đầu cuộc khủng hoảng Covid-19", ông Steve Wybo, người đứng đầu nhóm nghiên cứu ô tô tại công ty tư vấn Conway MacKenzie cho biết. "Nếu bây giờ doanh nghiệp nào có khả năng tiếp cận nguồn cung nhựa hay cao su, họ sẽ có xu hướng đặt hàng nhiều hơn mức cần thiết, bởi họ không biết khi nào mới có thể mua được lô hàng tiếp theo".

Bloomberg: Sau giấy vệ sinh, chip... đến lượt nguyên liệu mà Việt Nam là nước hiếm hoi có thể sản xuất thiếu hụt! - Ảnh 1.

Ảnh: Maskur Has/SOPA Images/LightRocket/Getty Images

Các nhà sản xuất ô tô, bao gồm Ford Motor Co. và Stellantis NV thông tin rằng họ đang theo dõi tình hình cao su, nhưng đến nay vẫn chưa thấy có tác động. Tương tự, General Motors Co. cho hay họ không lo lắng về nguồn cung cao su của mình. Michelin (Pháp) - một trong những nhà sản xuất lốp xe lớn nhất thế giới, đang giải quyết tình trạng tắc nghẽn cảng bằng cách sử dụng các chuyến hàng vận chuyển bằng đường hàng không trực tiếp từ châu Á.

"Tôi được cảnh báo rằng phải nhập nguyên vật liệu nhanh nhất có thể", Gary Busch, Giám đốc thu mua toàn cầu của Carlstar Group, công ty sản xuất lốp xe địa hình và xe nông nghiệp chia sẻ.

Cao su tự nhiên được sản xuất từ nhựa trắng của cây ở vùng khí hậu ấm, ẩm tại các nước như Việt Nam và Thái Lan. Trong khi đó, cao su tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ được dùng đối với một số sản phẩm như găng tay và băng dán bao bì - cả hai đều là những sản phẩm có nhu cầu tăng cao trong thời kỳ đại dịch. Nhưng nhìn chung, cao su gắn liền với ngành công nghiệp ô tô hơn bất kỳ ngành nào khác.

Cao su chủ yếu được sản xuất bởi các nông hộ nhỏ, do vậy các nhà sản xuất càng khó điều chỉnh nhanh chóng khi nhu cầu thay đổi, giá cả biến động hoặc các vấn đề về chuỗi cung ứng xuất hiện. Đây cũng không phải thị trường hàng hóa duy nhất gặp khó khăn trong việc xử lý các vấn đề trên. Theo Trafigura Group, nếu không có mỏ mới nào được xây dựng, khoảng 10 triệu tấn đồng sẽ bị thiếu hụt vào năm 2030.

Bloomberg: Sau giấy vệ sinh, chip... đến lượt nguyên liệu mà Việt Nam là nước hiếm hoi có thể sản xuất thiếu hụt! - Ảnh 2.

Ảnh: Luke Sharrett/ Bloomberg

Thái Lan, nhà sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới, trước đó đã phải vật lộn khi giá cao su giảm liên tục, khiến nông dân phải khai thác nhiều cây hơn. Nguồn cung càng bị thắt chặt khi đại dịch xảy ra, nhu cầu về găng tay cao su lại tăng cùng với ảnh hưởng của thiên tai (hạn hán, lũ lụt...) tại các quốc gia sản xuất hàng đầu.

"Mãi đến nửa cuối năm ngoái, các vấn đề về nguồn cung mới bắt đầu ảnh hưởng thị trường Mỹ, khi Trung Quốc - thị trường ô tô lớn nhất thế giới và là nước tiêu thụ cao su tự nhiên hàng đầu, tận dụng giá thấp và sự phục hồi của nền kinh tế để mua hàng loạt các lô hàng", Whitney Luckett, chủ sở hữu Simko North America, một trong ba nhà phân phối cao su tự nhiên ở Mỹ nói.

Theo bà Whitney, Trung Quốc đang tích trữ cao su cho dự trữ quốc gia thông qua việc nhập khẩu từ Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi sản xuất loại cao su được dùng trong băng dán, thành bên của lốp xe.

Báo cáo hồi tháng 1 của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên có trụ sở tại Kuala Lumpur chỉ rõ, đà mua đã khiến lượng mua cao su năm 2020 của Trung Quốc gần bằng với năm trước, ngay cả khi sự gián đoạn do đại dịch khiến nhập khẩu của Mỹ giảm 16%.

Bloomberg: Sau giấy vệ sinh, chip... đến lượt nguyên liệu mà Việt Nam là nước hiếm hoi có thể sản xuất thiếu hụt! - Ảnh 3.

Nguồn: Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên

Dữ liệu của Bloomberg cho thấy, cao su tự nhiên đã tăng lên khoảng 2 USD/kg vào cuối tháng 2, mức cao nhất trong 4 năm trước khi có đợt giảm giá gần đây. Robert Meyer, cựu Giám đốc điều hành của tập đoàn cao su khổng lồ Halcyon Agri Corp., nhận thấy giá sẽ tăng cao tới 5 USD trong 5 năm tới.

Ngoài ra, theo công ty tư vấn AlixPartners, tình trạng thiếu chất bán dẫn trở nên trầm trọng hơn do các nhà sản xuất ô tô cắt giảm đơn đặt hàng trong giai đoạn giãn cách do Covid-19 - có thể khiến doanh thu ngành công nghiệp này mất khoảng 61 tỷ USD trong năm nay.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
4 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
3 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
3 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
2 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
2 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.697.576 VNĐ / tấn

181.40 JPY / kg

2.21 %

- 4.10

Đường

SUGAR

10.656.994 VNĐ / tấn

18.86 UScents / lb

1.31 %

- 0.25

Cacao

COCOA

219.167.267 VNĐ / tấn

8,551.00 USD / mt

7.96 %

- 740.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

207.466.704 VNĐ / tấn

367.16 UScents / lb

4.96 %

- 19.17

Gạo

RICE

15.243 VNĐ / tấn

13.07 USD / CWT

0.03 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.272.223 VNĐ / tấn

984.56 UScents / bu

2.66 %

- 26.94

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.035.125 VNĐ / tấn

284.40 USD / ust

1.25 %

- 3.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng, người Mỹ sắp phải trả thêm tiền cho một thức uống quen thuộc - Là sản phẩm Việt Nam được ưu đãi thuế nhập khẩu 0%
52 phút trước
Mỹ đang là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới.
Lý do Thái Lan vội thúc Trung Quốc việc kiểm tra sầu riêng
10 giờ trước
Bộ Thương mại Thái Lan đã yêu cầu các quan chức hải quan Trung Quốc kéo dài giờ hoạt động và tăng cường nguồn lực để kiểm tra sầu riêng tại các trạm kiểm soát để kịp thời đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu sầu riêng vào quốc gia tỷ dân này.
Ghi nhận điều chưa từng có, một sản phẩm của Việt Nam thu về số tiền kỷ lục trong 1 tháng
12 giờ trước
Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
17 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.