Sự suy yếu trong nhu cầu nội địa mới mối nguy hiểm căng thẳng nhất đối với nền kinh tế toàn cầu.
Các nhà đầu tư và các tổ chức quốc tế, ví dụ như IMF đang tỏ ra vô cùng lo lắng về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu tiềm ẩn do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã và đang gây ra. Nhưng có vẻ như, mối quan tâm của họ hơi lạc hướng một chút. Nguy hiểm thực sự đối với tăng trưởng toàn cầu, hóa ra lại là sự yếu kém của nền kinh tế Trung Quốc.
Tại sao chiến tranh thương mại lại không nguy hiểm đến thế? Bởi lẽ, sự sụt giảm trong thương mại thế giới với Trung Quốc đã được bù đắp bằng sự năng động của Việt Nam và Mexico. Trong một thị trường toàn cầu rộng lớn, nơi hàng hóa có thể dễ dàng được thay thế, các nhà sản xuất có khả năng chuyển sang các nhà sản xuất khác. Đó là những gì đang xảy ra, vì thuế quan của Hoa Kỳ làm tăng chi phí nhập khẩu các sản phẩm Trung Quốc. Kết quả thương chiến không ảnh hưởng quá lớn.
Thay đổi đáng lưu ý hơn là cầu của thị trường Trung Quốc. Trong khi cầu hàng hóa của người Mỹ vẫn tương đối ổn định trong dài hạn, Trung Quốc đang cho thấy sự sụt giảm trên hầu hết các loại sản phẩm và đối tác thương mại. Nhập khẩu của Trung Quốc từ phần còn lại của thế giới đã giảm 5% mỗi tháng trong năm nay cho đến tận tháng 9.
Tại sao lại có sự khác biệt như vậy giữa Trung Quốc và Mỹ? Có ba lý do cụ thể:
Đầu tiên, nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm hơn nhiều so với tỷ lệ 6% kỳ vọng. Doanh số bán các sản phẩm tiêu dùng từ điện thoại thông minh và xe hơi cho đến máy giặt đang giảm hoặc đi ngang. Có sự sụt giảm tương tự về hàng hóa giao dịch đặc biệt như máy móc kỹ thuật cao của Nhật Bản và Đức, vốn dành cho thị trường Trung Quốc và không chỉ đơn thuần là đầu vào cho hàng hóa bán sang Mỹ
Thứ hai, dường như có một chiến dịch "thay thế nhập khẩu" có ý thức được đẩy mạnh để mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất nội địa Trung Quốc, ngay cả khi hàng hóa trong nước có giá cao hơn đáng kể.
Các quốc gia như Úc sản xuất quặng sắt và than rẻ hơn so với các công ty ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tăng trưởng doanh số trong nước cho các mặt hàng này đã vượt qua sự gia tăng nhập khẩu. Dù là chất bán dẫn hay hàng hóa, Trung Quốc đang theo đuổi kế hoạch tránh xa hàng nhập khẩu. Người Trung Quốc đang muốn tự mình làm mọi thứ
Thứ ba, thiếu nguồn ngoại tệ USD đang hạn chế khả năng tham gia thương mại quốc tế của Trung Quốc.
Trong nhiều năm, thị trường Trung Quốc đã là động lực lớn thúc đẩy nhu cầu toàn cầu về nhiều nguyên liệu thô, chiếm hơn 50% sản lượng hàng năm. Sự xuống dốc gần đây đã tạo ra tác động lan tỏa rất lớn.
Câu hỏi cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới là liệu đây là hiện tượng tạm thời hay sẽ là dài hạn. Với một nền kinh tế mắc nợ quá mức, tăng trưởng đang chậm lại và dân số già hóa nhanh chóng, Trung Quốc gần như không thể quay lại thời kỳ tăng trưởng cao như trước năm 2015.
Cuộc chiến thương mại có thể dễ dàng thu hút sự chú ý, nhưng thực tế thì, cho dù chiến tranh thương mại có kết thúc, thế giới cũng vẫn không thể vội mừng, vì kỷ nguyên tăng trưởng cao của Trung Quốc đã đến hồi kết.