Bloomberg: Toàn cầu hóa có ý nghĩa gì khi các nền kinh tế hàng đầu quay lưng với nhau?

22/03/2020 15:18
Trong một thế giới siêu kết nối, không thể có an ninh y tế toàn cầu, hay an ninh khí hậu, hay an ninh kinh tế, hay an ninh tài chính, nếu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không hợp tác chặt chẽ với nhau.

Bác sĩ và y tá trong các phòng cấp cứu ở Mỹ chuẩn bị cho sự tấn công của Covid-19 trong tuyệt vọng: Thiếu khẩu trang vì vậy nhiều người sẽ tham gia vào trận chiến sinh tử này mà không được bảo vệ . Nếu thế giới đang chờ đợi khoảnh khắc Mỹ và Trung Quốc xích lại gần nhau, thì bây giờ nên là khoảnh khắc đó.

Trung Quốc sản xuất một nửa sản lượng khẩu trang của thế giới, thống trị việc sản xuất máy thở và mặt nạ phòng độc. Nhưng thay vì hợp tác sản xuất và phân phối thiết bị khẩn cấp, Washington và Bắc Kinh lại đang đổ lỗi cho nhau về nguồn gốc của virus.

Những hành động này có thể có những hậu quả tai hại, và không chỉ đối với cuộc chiến chống lại virus một thế kỷ , mà còn là với kinh tế, khí hậu và các bài toán quan trọng khác.

Bloomberg: Toàn cầu hóa có ý nghĩa gì khi các nền kinh tế hàng đầu quay lưng với nhau? - Ảnh 1.

Nhân viên y tế tiến hành xét nghiệm Covid-19 tại Bệnh viện Newton Wellesley ở Newton, Massachusetts, vào ngày 18 tháng 3. Nhiếp ảnh gia: Scott Eisen / Bloomberg

Trong một thế giới siêu kết nối, không thể có an ninh y tế toàn cầu, hay an ninh khí hậu, hay an ninh kinh tế, hay an ninh tài chính, nếu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không hợp tác chặt chẽ với nhau. Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đã nhận ra nhiều như vậy khi ông thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh năm 1979: Hợp tác về y học và sức khỏe cộng đồng là nền tảng của thỏa thuận.

Tình huống tương tự đang diễn ra ở Liên minh châu Âu. Bây giờ, khi các rào cản được dựng lên khắp lục địa , Đức, Pháp và các quốc gia khác đang chặn xuất khẩu khẩu trang. Sự đoàn kết đã nhường chỗ cho lợi ích cá nhân. Một nước Ý tuyệt vọng, hiện là tâm điểm của đại dịch với hơn 41.000 người nhiễm bệnh và 3.400 người chết, đã chuyển từ các đối tác EU sang Trung Quốc để nhập khẩu hàng hóa y tế cần thiết.

Toàn cầu hóa hoạt động trên cơ sở niềm tin. Chuyên môn hóa sản xuất xuyên biên giới tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau. Các công ty và các quốc gia sẽ dễ dàng bị gián đoạn khi thay vì bảo vệ chuỗi cung ứng thì họ chỉ tập trung vào hiệu quả và lợi nhuận cá nhân. Tại sao phải lãng phí tiền vào kho chứa hàng tồn kho khi sản xuất toàn cầu được tối ưu hóa để có thể giao hàng trực tiếp và nhanh chóng?

Bloomberg: Toàn cầu hóa có ý nghĩa gì khi các nền kinh tế hàng đầu quay lưng với nhau? - Ảnh 2.

Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter và cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.


Chúng ta đã từng thấy những lần gián đoạn chuỗi cung ứng đột ngột trước đây. Lũ lụt ở Thái Lan năm 2011, trận động đất và sóng thần cũng trong năm đó tàn phá Nhật Bản, đã đánh bật các phần quan trọng của mạng lưới sản xuất điện tử toàn cầu. Nhưng thế giới chưa bao giờ trải qua một sự cố trên quy mô lớn như Covid-19, ngay cả SARS cũng có phạm vi ảnh hưởng nhỏ hơn. Toàn cầu hóa có thể không bao giờ phục hồi hoàn toàn được nữa.

Không có gì minh họa cho sự không tin tưởng lẫn nhau tốt hơn là sự thiếu phối hợp giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề khẩu trang y tế, và cách mỗi quốc gia theo đuổi vaccine Covid-19 của riêng mình. Rõ ràng, Hoa Kỳ và Trung Quốc nên cùng nhau làm việc: họ có những nhà khoa học và nhà nghiên cứu lớn nhất thế giới, những kho dữ liệu lớn nhất, ngành khoa học đời sống và công nghệ sinh học tiên tiến nhất. Tuy nhiên, họ chủ yếu làm một mình. Châu Âu cũng vậy.

Bloomberg: Toàn cầu hóa có ý nghĩa gì khi các nền kinh tế hàng đầu quay lưng với nhau? - Ảnh 3.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
54 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
19 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
11 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
13 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.