Bloomberg: Việt Nam tạo môi trường kinh doanh tốt hơn nhiều nước để hút FDI

11/02/2024 08:49
Bởi quá tập trung vào bảo vệ thị trường tiêu dùng nội địa, Ấn Độ đã không tạo được môi trường kinh doanh đủ hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài, tụt lại so với các nước như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia.

Trong cuộc họp mới đây vào ngày 30/1/2024, đại sứ Mỹ tại Ấn Độ - ông Eric Garcetti đã có đề nghị riêng với đại diện phía Phòng Thương mại Ấn Độ - Mỹ về việc phía Ấn Độ cần phải nhanh chóng giảm thuế nhập khẩu, đồng thời đưa ra các biện pháp để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và minh bạch hơn cho nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Garcetti nhấn mạnh: "Nếu bạn đánh thuế đầu vào quá cao, nó cũng đồng nghĩa bạn đang đánh thuế đầu ra. Ấn Độ không chỉ đánh thuế với doanh nghiệp Mỹ và khi làm như vậy cũng không bảo vệ được thị trường. Động thái của phía Ấn Độ đang hạn chế sự phát triển của thị trường".

Một ngày sau khi phía Mỹ chính thức có đề xuất, chính phủ Ấn Độ lập tức giảm thuế với một loạt phụ tùng nhập khẩu bao gồm vỏ pin, thấu tính và nhiều linh kiện máy móc xuống 10% từ 15%. Lần này, chính phủ Ấn Độ có vẻ như hành động theo đề nghị từ Mỹ, thế nhưng cũng có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Theo Bloomberg, lời đề nghị từ phía Mỹ dành cho Ấn Độ cho thấy nếu Ấn Độ muốn xây dựng ngành sản xuất máy tính và hàng điện tử phát triển tốt, Ấn Độ cần phải sớm chuyển hướng chính sách. Thay cho việc tập trung bảo vệ thị trường nội địa, Ấn Độ cần phải quan tâm hơn nữa đến gia tăng sức cạnh tranh và đưa ra thêm nhiều biện pháp nữa để gia tăng xuất khẩu. Trên phương diện này, Việt Nam chứ không phải Trung Quốc là đối thủ lớn nhất của Ấn Độ.

Việc cộng đồng doanh nghiệp Mỹ thông qua các cơ quan ngoại giao đưa ra đề xuất với nước sở tại vốn không mới và cũng không chỉ phía Mỹ làm như vậy. Tháng 7/2023, Ngoại trưởng Nhật Yoshimasa Hayashi tại cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Ấn Độ trong chuyến thăm Ấn Độ cũng đã đề nghị phía Ấn Độ cải thiện môi trường đầu tư.

Chính phủ nhiều nước trong đó có bao gồm nhóm nước thuộc bộ tứ kim cương (Quad) như Mỹ, Nhật và Australia đều muốn đất nước đông dân nhất thế giới này thu hút được nhiều đầu tư và trở thành trung tâm sản xuất lớn của toàn cầu bởi một lý do quan trọng: Xây dựng căn cứ sản xuất thay thế cho Trung Quốc. Tất cả các nước đều cho rằng sự phát triển của trung tâm công nghiệp Ấn Độ mang đến lợi ích cho tất cả các bên.

Không ai phủ nhận Ấn Độ đang thu hút được nhiều vốn đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế còn rất nhiều diễn biến khác nhắc cho người ta nhớ rằng Ấn Độ cũng không phải nơi duy nhất mà nhà đầu tư nước ngoài tìm đến khi họ muốn đa dạng hóa địa điểm sản xuất.

Mới tháng trước, tập đoàn Foxconn công bố sẽ đầu tư 100 triệu USD xây dựng nhà máy mới ở Việt Nam. Cùng lúc đó, Mexico, Thái Lan, Indonesia và cộng hòa Séc cũng đang chạy đua để dành những nguồn tài chính giúp hỗ trợ cho doanh nghiệp nước ngoài đến nước họ xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm máy tính và các thiết bị điện tử.

Phần lớn các nước kể trên đều đưa ra loạt chính sách để thu hút nhà đầu tư, trong đó nổi bật phải kể đến giãn thuế, xây dựng các khu vực tự do thương mại hoặc khu công nghiệp đặc thù, giảm giá điện nước, miễn phí tiền thuê đất và cam kết cung ứng nguồn nhân lực.

Ấn Độ không như vậy. Ấn Độ áp thuế nhập khẩu cao, điều này khuyến khích các doanh nghiệp gia tăng tiếp cận thị trường tiêu dùng nội địa thế nhưng chính sách đó lại khiến cho hàng hóa sản xuất tại Ấn Độ kém sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu toàn cầu.

Cách đây một thập kỷ, chính phủ của Thủ tướng Modi tung ra chương trình "Make In India", giờ đây cũng đã có một số thành công nhất định. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu sớm thỏa mãn với những thành quả này. Việc sản xuất hàng hóa tại Ấn Độ chỉ để phục vụ cho thị trường Ấn Độ là một suy nghĩ sai lầm.

Trung Quốc với quy mô 1 tỷ người sử dụng điện thoại thông minh nhưng việc đầu tư chuỗi cung ứng tại Trung Quốc hoàn toàn chỉ phục vụ cho thị trường Trung Quốc cũng là lựa chọn không khả thi. Quy mô thị trường nội địa Trung Quốc không đủ để đảm bảo duy trì chuỗi cung ứng hàng điện tử quy mô lớn và phức tạp. Phần lớn sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc đều được xuất khẩu.

Để cạnh tranh được với những nước như Việt Nam, Ấn Độ cần phải nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư. Điều tốt nhất chính phủ Ấn Độ nên sớm hành động chính là phải thể hiện được cam kết sẵn sàng loại bỏ các rào cản thuế quan để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, tác giả bài báo của Bloomberg nhấn mạnh.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
9 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
8 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
7 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
6 giờ trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
9 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
10 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
10 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".