Bloomberg: Yếu tố sống còn của người dân và kinh tế ở nhiều nơi đang đứng trước nguy cơ vì Covid-19

20/03/2020 17:00
Chúng ta không thiếu lương thực, nhưng gián đoạn trong khâu hậu cần có thể sẽ khiến nguồn lương thực đó không thể đến tay người tiêu dùng.

Mặc dù hàng tồn kho, dự trữ là rất nhiều, các cửa hàng tạp hóa ở Mỹ trông vẫn như tận thế với các kệ hàng trống rỗng. Cơn bão mua sắm trong hoảng loạn đã khiến nhiều nhà bán lẻ và nhà cung cấp khó có thể theo kịp nhu cầu tăng đột biến cao chưa từng thấy. 

Bloomberg: Yếu tố sống còn của người dân và kinh tế ở nhiều nơi đang đứng trước nguy cơ vì Covid-19 - Ảnh 1.

Sau khi dịch bùng phát ở Trung Quốc: Hàng hóa từ châu Á đã khan hiếm hơn vào tháng trước. Và nhiều quốc gia phương Tây giờ đây thậm chí còn không có đủ container rỗng để chuyển hàng ra thế giới, vì không có hàng nhập khẩu.

Ông Jayson Lusk, trưởng bộ phận Kinh tế nông nghiệp tại Đại học Purdue cho biết, có một mạng lưới tương tác phức tạp mà chúng ta thường không nghĩ tới, đó là tất cả các phần của chuỗi cung ứng thực phẩm: xe tải, xe lửa, hệ thống vận chuyển, công nhân nhà máy. "Những gián đoạn lớn có thể xảy ra, "sức đề kháng" của chúng - hệ thống vận tải - mỏng manh hơn ta nghĩ", ông nói.

Đó mới chỉ là khởi đầu. Khi virus lây lan và các trường hợp lây lan, dường như có vô số nguy cơ khiến hệ thống lương thực thực phẩm rơi vào căng thẳng trong những tuần và tháng tới.

Bloomberg: Yếu tố sống còn của người dân và kinh tế ở nhiều nơi đang đứng trước nguy cơ vì Covid-19 - Ảnh 2.

Có khả năng thiếu hụt lao động - khi nhân viên bị buộc phải ở nhà vì họ bị bệnh, hoặc họ đã tiếp xúc với một người nào đó có nguy cơ bệnh. Hoặc công nhân cũng có thể phải nghỉ chăm con, vì cha mẹ cần ưu tiên chăm sóc con cái khi chúng nhận thông báo nghỉ học từ nhà trường. 

Các lệnh hạn chế đối với lao động nhập cư đang gia tăng trên toàn thế giới. Việc đóng cửa cảng và giới hạn thương mại có thể sẽ làm gián đoạn dòng chảy của nguồn cung cấp hàng hóa và nguyên liệu.

Abdolreza Abbassian, một nhà kinh tế cấp cao tại Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc cho biết, chúng tôi không thấy một cú sốc cung nào rõ ràng đối với nguồn cung lương thực thực phẩm. Tuy nhiên, có thể có một cú sốc cung về mặt hậu cần - không thể di chuyển lương thực từ điểm A đến điểm B. Đây là một nguy cơ mới và rất khó dự đoán. Sự bất ổn này là mối nguy hiểm lớn nhất.

Các hiệp hội nông dân, nhà bán lẻ và tài xế xe tải ở các quốc gia bao gồm Brazil, Mỹ và Pháp đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về những gián đoạn lớn có thể xuất hiện vì các điều kiện kiểm dịch và phong tỏa, cùng với khả năng xảy ra khủng hoảng lao động. Trong khi các quan chức chính phủ ở Úc, Đức và Kazakhstan rất quan ngại về bối cảnh hoảng loạn mua sắm và gián đoạn hậu cần.

Bloomberg: Yếu tố sống còn của người dân và kinh tế ở nhiều nơi đang đứng trước nguy cơ vì Covid-19 - Ảnh 3.

Một cuộc khủng hoảng hậu cần có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt thực tế, bắt đầu với trái cây và rau quả trước khi tác động đến các mặt hàng chủ lực, Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Julia Kloeckner nói.

Đối với người tiêu dùng, tác động sẽ khác nhau, tùy thuộc vào từng quốc gia. Ở Mỹ, người tiêu dùng có thể không mua được nhãn hiệu khoai tây chiên yêu thích vì hết hàng, nhưng các mặt hàng chủ lực cơ bản như gạo hoặc bánh mì đều có sẵn. Ở các nước phụ thuộc vào nhập khẩu thực phẩm, tình hình có thể nghiêm trọng hơn. Xét trên khía cạnh này, các quốc gia xuất khẩu lương thực thực phẩm, ít ra chắc chắn sẽ không rơi vào nạn đói.

"Ở mọi nơi trên thế giới, có lẽ bạn sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho thực phẩm so với vài tháng trước, hoặc thậm chí vài tuần trước. Chắc chắn rằng bạn sẽ thấy giá thực phẩm tăng lên", Adnan Durrani, CEO công ty thực phẩm đông lạnh Saffron Road cho biết. Adnan Durrani có gần ba thập kỷ kinh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm. "Đây không giống như bất kỳ cuộc khủng hoảng nào tôi từng thấy. Nếu tình hình này tiếp diễn thêm hai tháng nữa hoặc lâu hơn, sự căng thẳng về nguồn cung thực phẩm sẽ trở nên gay gắt hơn".

Bloomberg: Yếu tố sống còn của người dân và kinh tế ở nhiều nơi đang đứng trước nguy cơ vì Covid-19 - Ảnh 4.

Tại Saffron Road, nơi sản xuất các món ăn đông lạnh như gà tikka masala và rau pad thai, Durrani đã tăng sản lượng trong vòng 2 tháng, để tăng cường hàng tồn kho, với dự đoán về sự bùng nổ nhu cầu vì virus. Nhưng bản thân anh cũng không ngờ rằng doanh số đã bùng nổ trong vài tuần qua, khi người Mỹ đổ xô đi mua sắm tích trữ và "quét sạch" các cửa hàng tạp hóa. "Doanh số tại một số nhà bán lẻ lớn đã tăng hơn gấp đôi", ông nói.

Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ có thanh tra an toàn tại tất cả các cơ sở sản xuất. Nhiệt độ cơ thể của các nhân viên đang được kiểm tra, để đảm bảo mọi công nhân có triệu chứng đều phải nghỉ ở nhà.

Bloomberg: Yếu tố sống còn của người dân và kinh tế ở nhiều nơi đang đứng trước nguy cơ vì Covid-19 - Ảnh 5.

"Chúng tôi chưa thiệt hại từ đó, nhưng vẫn có thể bị ảnh hưởng trong một vài trường hợp", Durrani nói. "Nếu bạn có một nhân viên không có triệu chứng, vẫn đi làm, và sau đó họ dương tính, thì bạn phải cách ly tất cả các nhân viên mà họ tiếp xúc. Cuối cùng, bạn có thể phải cho nghỉ cả một nhóm lao động lớn".

Christine McCracken, một nhà phân tích tại Rabobank, ước tính rằng một số công ty sản xuất thịt ở Mỹ đã chứng kiến sự đình trệ từ 20% đến 30% trong các dây chuyền chế biến, khi nhân viên phải ở nhà để dưỡng bệnh, hoặc chăm sóc các thành viên khác trong gia đình.

Ngoài ra, nguồn cung thực phẩm cũng có khả năng bị mất cân bằng do đóng cửa cảng và cửa khẩu, với các quy định của chính phủ và lo ngại vấn đề lây lan. Nhiều quốc gia đã định vị sản xuất nông nghiệp theo hướng xuất khẩu, khiến nông dân ở các quốc gia đó dễ bị tổn thương hơn nếu quá trình nhập khẩu của các quốc gia khác bị đình trệ. 

Mặt trái là trong một số trường hợp, một số ít các quốc gia đang chiếm phần lớn nguồn cung của một số mặt hàng nhất định. Sự gián đoạn đối với những lô hàng đó sẽ tạo ra ảnh hưởng toàn cầu.

Christian Gloor, một giám đốc của Heinz & Co., đã ví dụ: Serbia gần đây đã đưa ra lệnh cấm xuất khẩu dầu hướng dương. "Nếu một số quốc gia khác bắt đầu có động thái tương tự, thị trường sẽ phát điên", Gloor nói. "Ví dụ, nếu như Pháp không còn cung cấp lúa mì, điều đó có thể gây ra sự gián đoạn lớn ở tất cả các thị trường. Nếu một quốc gia bắt đầu, những quốc gia khác sẽ theo sau. Sau đó, chúng ta sẽ thực sự gặp thảm họa.

Và tất nhiên, tất cả điều này xảy ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Các kiểu thời tiết khó lường đang tàn phá sản xuất lương thực toàn cầu. Hạn hán đã cản trở sản lượng cây trồng trong năm nay tại một số khu vực của Uruguay, New Zealand và Việt Nam.

Matt Billings là một nông dân đời thứ tư trong một gia đình có truyền thông nông nghiệp ở California. Các hoạt động sản xuất của anh tại Billings Ranches rất đa dạng - thu hoạch cây hạnh nhân, chế biến các loại hạt và sản xuất chúng thành Sữa chua Almondmilk. Mỗi phần của quá trình đó đều đang bị ảnh hưởng bởi virus.

"Là nông dân, chúng tôi sẽ tìm ra cách để vượt qua điều này. Nhưng có lẽ có hàng tá cách khác nhau để Covid-19 tác động đến chúng ta, và có lẽ chúng ta còn không lường hết được những điều đó", Billings nói. 

Bloomberg: Yếu tố sống còn của người dân và kinh tế ở nhiều nơi đang đứng trước nguy cơ vì Covid-19 - Ảnh 7.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
10 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
9 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
8 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
8 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.328.632.512 VNĐ / tấn

321.60 BRL / kg

0.25 %

+ 0.80

Thịt gà

CHICKEN

35.777.231 VNĐ / tấn

8.66 BRL / kg

1.17 %

+ 0.10

Thịt heo

LEAN HOGS

4.937.194 VNĐ / tấn

87.38 USD / lbs

0.09 %

- 0.08

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Vốn hoá bị thổi bay 300 tỷ USD/phiên, chuỗi cung ứng tan nát vì thuế đối ứng của ông Trump, chuyên gia lo Apple 'không có đường thoát'
9 giờ trước
Cổ phiếu của Apple giảm gần 10% trong phiên giao dịch hôm 3/4.
Vì sao gói bim bim to đùng nhưng bên trong có rất ít bánh?
14 giờ trước
Nhiều người có cảm giác hụt hẫng khi mở gói snack to đùng nhưng bên trong chỉ có lượng bánh rất ít ỏi, phải chăng nhà sản xuất muốn đánh lừa cảm giác khách hàng?
Sau cá tra và cá ngừ, một loại cá ngon bổ rẻ của Việt Nam được người Mỹ cực kỳ ưa chuộng: Xuất khẩu tăng 105% trong 2 tháng, nước ta sắp có lợi thế lớn so với ‘ông trùm’ Trung Quốc
1 ngày trước
Loại cá này của Việt Nam đang rộng cửa vào thị trường Mỹ.
Trứng và thịt gia cầm Việt Nam chính thức được cấp phép vào Singapore
2 ngày trước
Trứng và thịt gia cầm của Việt Nam đã vượt qua rất nhiều quá trình kiểm duyệt nghiêm ngặt của Cơ quan thực phẩm Singapore (SFA) và được chính thức cấp phép xuất khẩu vào Singapore.