Bộ Công Thương đề xuất biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo 5 bậc thang

26/02/2020 10:43
Bộ Công Thương vừa đề xuất phương án cải tiến biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt gồm 1 bậc, 3 bậc, 4 bậc và 5 bậc, thay vì 6 bậc như hiện nay.

Bộ Công Thương cho biết Bộ vừa đưa ra dự thảo lấy ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện (thay thế quyết định số 28/2014/QĐ-TTg), để trình Thủ tướng xem xét, quyết định. Theo đó, Bộ Công thương đề xuất 5 phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt gồm 1, 3, 4 và 5 bậc.

Cụ thể, phương án 1 (1 bậc) với giá bằng mức giá điện bình quân hiện hành cho sinh hoạt là 1.897 đồng/kWh. Theo phương án 1 bậc, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 201 kWh/tháng trở lên (khoảng 6,7 triệu hộ) tiền điện phải trả giảm từ 8.000 đến 330.000 đồng/hộ/tháng. Trong khi đó, hộ sử dụng từ 0 - 200 kWh/tháng (khoảng 18,6 triệu hộ) tiền điện trả tăng từ 17.000 đến 36.000 đồng/hộ/tháng. Số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội tăng lên do giá điện của bậc 1 được điều chỉnh tăng.

Phương án 2 đưa ra cơ cấu biểu giá điện sinh hoạt bao gồm 3 bậc (thay vì 6 bậc như hiện hành), trong đó giá điện bậc 1 từ 0 - 100 kWh, bậc 2 từ 101 - 400 kWh, bậc 3 từ 401 kWh trở lên.

Theo phương án này, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 301 kWh/tháng trở lên (khoảng 3,1 triệu hộ) tiền điện phải trả giảm từ 45.000 đến 62.000 đồng/hộ/tháng, trong khi đó, hộ sử dụng từ 0 - 300 kWh/tháng (khoảng 22,3 triệu hộ) tiền điện phải trả tăng từ 4.000 đến 30.000 đồng/hộ/tháng. Số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội tăng lên do giá điện của bậc 1 được điều chỉnh tăng.

Đối với phương án 3 cơ cấu biểu giá điện sinh hoạt bao gồm 4 bậc thang (thay vì 6 bậc thang như hiện hành); trong đó giá điện bậc 1 mới từ 0 - 100 kWh; bậc 2 mới từ 101 -300 kWh; bậc 3 mới từ 301 - 600 kWh; bậc 4 từ 601 kWh trở lên.

Theo phương án này, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 51-100, 201-300 và 301-400 kWh/tháng (khoảng 10,3 triệu hộ), tiền điện phải trả giảm từ 267 đến 32.000 đồng/hộ/tháng. Trong khi đó, hộ sử dụng từ 0-50, 101- 200 và từ 401 kWh/tháng trở lên (khoảng 15,3 triệu hộ), tiền điện phải trả tăng từ 1.000 đến 105.000 đồng/hộ/tháng. Số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội tăng lên do giá điện của bậc 1 được điều chỉnh tăng.

Phương án 5 bậc được cơ quan soạn thảo đưa ra hai kịch bản. Theo đó, kịch bản thứ nhất, giá điện sinh hoạt bao gồm 5 bậc thang, trong đó giá điện bậc 1 (cho 0-100 kWh) giữ như mức giá bậc 1 theo biếu giá hiện hành, bậc 2 từ 101 - 200 kWh, bậc 3 từ 201 - 400 kWh, bậc 4 từ 401 - 700 kWh, bậc 5 từ 701 kWh trở lên.

Đối với kịch bản thứ hai, giá bán lẻ điện bình quân cho sinh hoạt không đổi gộp bậc 1 và bậc 2 với giá điện giữ nguyên theo bậc 1 nhằm đảm bảo ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội không thay đổi; phần doanh thu thiếu được bù vào bậc trên 700 kWh; giá điện của bậc 201 - 400 kWh được gộp theo giá bình quân của bậc 4 (201 - 300 kWh) và bậc 5 (từ 301 - 400 kWh) của giá điện cũ.

Bộ Công Thương cho biết, từ những phương án trên, Bộ đề xuất chọn phương án biểu giá 5 bậc theo kịch bản 1 là phù hợp nhất bởi với kịch bản này có mức tăng giá điện giữa các bậc ở mức hợp lý; đảm bảo toàn bộ số hộ có mức sử dụng điện dưới 700 kWh (chiếm 98,2% tổng số hộ) có mức tiền điện không tăng hoặc giảm khi áp dụng biểu giá điện mới.

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
4 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
3 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
3 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
2 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
2 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

96.236.647 VNĐ / lượng

3,114.30 USD / toz

1.53 %

- 48.30

Bạc

SILVER

984.059 VNĐ / lượng

31.85 USD / toz

5.72 %

- 1.93

Đồng

COPPER

271.894.619 VNĐ / tấn

481.18 UScents / lb

4.54 %

- 22.87

Bạch kim

PLATINUM

29.518.690 VNĐ / lượng

955.25 USD / toz

0.05 %

+ 0.50

Nickel

NICKEL

403.681.963 VNĐ / tấn

15,750.00 USD / mt

1.53 %

- 245.00

Chì

LEAD

50.156.523 VNĐ / tấn

1,956.90 USD / mt

0.70 %

- 13.80

Nhôm

ALUMINUM

62.951.319 VNĐ / tấn

2,456.10 USD / mt

1.38 %

- 34.30

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng thế giới tăng như vũ bão giữa căng thẳng thương mại
3 giờ trước
Giá vàng tăng mạnh và tiệm cận mức cao kỷ lục sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Chiếc iPhone gập đầu tiên sẽ có tên là "iPhone Fold"?
18 giờ trước
Thị trường điện thoại màn hình gập toàn cầu được các nhà phân tích tại Counterpoint Research dự báo sẽ tiếp tục ảm đạm, thậm chí sụt giảm nhẹ trong năm 2025.
Thị trường ngày 3/4: Giá dầu, vàng, đồng, quặng sắt, cao su đồng loạt tăng
21 giờ trước
Phiên 2/4, thị trường chuẩn bị cho việc thông báo thuế quan trả đũa của Mỹ vào cuối ngày khiến giá dầu tăng, vàng hướng tới mức cao lịch sử, đồng, quặng sắt, cao su đồng loạt tăng.
Mỏ vàng Trung Quốc vừa phát hiện có thể lớn nhất thế giới
23 giờ trước
Việc phát hiện ra 2 mỏ vàng lớn có thể giúp Trung Quốc duy trì tốc độ sản xuất vàng và ngăn chặn sự suy giảm sản lượng.