Bộ Công Thương hỏi Bộ NNPTNT: Gạo nếp có làm dự trữ quốc gia?3

16/04/2020 09:40
(Dân Việt) Khi vấn đề xuất khẩu gạo còn đang gây nhiều băn khoăn khi việc mở tờ khai hải quan lúc nửa đêm khiến nhiều doanh nghiệp bức xúc thì ngày 15/4, Bộ Công Thương lại có công văn hỏa tốc đề nghị Bộ NNPTNT cho ý kiến về việc gạo nếp có được tính trong lượng gạo dự trữ phục vụ an ninh lương thực quốc gia hay không?

Băn khoăn gạo nếp trong dự trữ quốc gia

Cụ thể, trong công văn hoả tốc gửi đi nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4 về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh, hạn hán, xâm nhập mặn, Bộ Công Thương đề nghị Bộ NN-PTNT cho ý kiến về vấn đề gạo nếp có tính trong lượng gạo dự trữ phục vụ an ninh lương thực quốc gia không? Tác động, ảnh hưởng của gạo nếp trồng tại tỉnh Long An và tỉnh An Giang đối với an ninh lương thực quốc gia.

Bộ này cũng đề nghị Bộ NNPTNT thông tin về diện tích gieo trồng, sản lượng dự kiến (quy ra gạo) của gạo nếp tại tỉnh Long An và An Giang theo từng vụ. Đồng thời đề xuất, kiến nghị đối với việc xuất khẩu gạo nếp trong thời gian tới.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ cũng có văn bản số 2953/VPCP-KTTH gửi Bộ Công Thương liên quan đến các kiến nghị của các địa phương xung quanh việc xuất khẩu gạo.

Theo đó, Văn phòng Chính phủ đã nhận được kiến nghị của UBND tỉnh Long An, UBND tỉnh An Giang và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang về việc xuất khẩu gạo, trong đó có đề xuất cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nếp.

Căn cứ quy chế làm việc của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu, tổng hợp các kiến nghị của UBND các tỉnh Long An, An Giang, báo cáo tình hình xuất khẩu gạo tháng 4 và đề xuất phương án xuất khẩu gạo trong tháng 5, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

bo cong thuong hoi bo nnptnt: gao nep co lam du tru quoc gia? hinh anh 1

Bộ Công Thương đề nghị Bộ NNPTNT cho ý kiến về việc gạo nếp có được tính trong lượng gạo dự trữ quốc gia. Ảnh: I.T

Cũng trong ngày 15/4, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Bộ Tài chính về việc thực hiện xuất khẩu gạo trong tháng 4/2020.

Nguồn tin này cho biết, những ngày qua Bộ Công Thương đã nhận được nhiều văn bản của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phản ánh việc đăng ký tờ khai hải quan đã xuất hiện một số bất cập. 

Trong đó có thể kể đến là thương nhân không được thông báo về thời gian bắt đầu tiếp nhận tờ khai xuất khẩu nên không đăng ký được kịp thời, hoặc không tiếp cận được hệ thống (báo lỗi), cá biệt có trường hợp đã đăng ký được nhưng sau đó lại bị mất tờ khai trên hệ thống...

Trong khi đó, có những doanh nghiệp như Tập đoàn Intimex chỉ trong 3 giờ khai được 102 tờ khai hải quan xuất khẩu gạo, tương đương 96.200 tấn, chiếm gần 25% tổng hạn ngạch xuất khẩu gạo tháng 4.

Trước tình hình trên, Bộ Công Thương cho rằng để các thương nhân có thể nắm rõ hơn về quy trình triển khai nghiệp vụ hải quan và có thông tin chi tiết hơn về việc thực hiện tờ khai hải quanxuất khẩu, Bộ đề nghị Bộ Tài chính công bố công khai danh sách các thương nhân đã đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu theo hạn ngạch 400.000 tấn trong tháng 4/2020.

Danh sách cụ thể gồm có tên, số lượng, thị trường xuất khẩu, cảng/cửa khẩu xuất khẩu... đến thời điểm hiện nay.

Bộ Tài chính kiến nghị vẫn cho xuất khẩu gạo nếp bình thường

Trên thực tế, ngay sau khi có chủ trương tạm dừng xuất khẩu gạo từ 0h ngày 24/3, nhiều địa phương, doanh nghiệp trồng nhiều lúa nếp đã ngay lập tức đề nghị loại trừ nếp trong việc tạm dừng xuất khẩu gạo để tính toán lại sản lượng phục vụ nhu cầu gạo trong nước.

bo cong thuong hoi bo nnptnt: gao nep co lam du tru quoc gia? hinh anh 2

Nhiều nông dân trồng nếp, doanh nghiệp xuất khẩu gạo nếp đang gặp nhiều khó khăn do không xuất được dù nhu cầu đang tăng cao. Ảnh: Thanh Cường.

Trong cuộc họp trực tuyến của Bộ NNPTNT đánh giá lại kết quả vụ đông xuân, kế hoạch thực hiện vụ lúa hè thu, thu đông ngày 25/3, ông Nguyễn Thanh Truyền - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An đã kiến nghị, Chính phủ, ngành chức năng cho phép doanh nghiệp xuất khẩu gạo nếp bình thường vì nếp không nằm trong danh mục gạo phục vụ dữ trữ quốc gia. "Nếu dừng xuất khẩu doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn do tồn kho lớn" - ông Truyền nói.

Bà Đặng Thị Liên - Giám đốc Công Ty TNHH Lương thực thực phẩm Long An cho biết, nhiều năm nay, doanh nghiệp của bà chỉ xuất khẩu gạo nếp, từ đầu năm đến nay, nhu cầu từ Trung Quốc tăng cao nên giá gạo nếp tăng, cả nông dân và doanh nghiệp kinh doanh đều phấn khởi.

"Nhưng từ khi lệnh tạm dừng xuất khẩu gạo được thực hiện từ ngày 25/3, hàng nghìn tấn nếp của doanh nghiệp phải nằm tại cảng, mỗi ngày tốn chi phí đáng kể cho kho bãi" - bà Liên nói.

Ngày 12/4, bà Liên cử người "canh" để đăng ký khai hải quan, và may mắn là dù Tổng cục Hải quan mở tờ khai lúc nửa đêm thì doanh nghiệp của bà vẫn đăng ký được 1.300 tấn gạo nếp.

Thực tế, Bộ Tài chính đã nhiều lần có văn bản đề nghị Bộ Công Thương vẫn cho xuất khẩu bình thường với các loại gạo nếp, gạo thơm, gạo chất lượng cao, chỉ tạm dừng xuất khẩu gạo tẻ đến 15/6 để đảm bảo mua đủ lượng gạo dự trữ quốc gia vốn đang gặp khó khăn do nhiều doanh nghiệp đã trúng thầu nhưng có ý định "xù" hợp đồng.

Trong văn bản 3905 gửi Bộ Công thương để tham gia góp ý cho báo cáo trình Thủ tướng về phương án điều hành xuất khẩu gạo, Bộ Tài chính đề nghị tiếp tục cho xuất khẩu gạo nếp, gạo đồ, gạo hữu cơ và gạo thơm.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính đề nghị tạm dừng xuất khẩu gạo tẻ thường đến hết ngày 15-6-2020 để đảm bảo thu mua đủ lượng gạo dự trữ quốc gia như kế hoạch năm nay là 190.000 tấn gạo và 80.000 tấn lúa. 

Thực tế, hiện các doanh nghiệp đã trúng thầu cung cấp 178.000 tấn gạo dự trữ quốc gia năm nay nhưng không thực hiện thương thảo hợp đồng như đã cam kết. 

Trước đó, Bộ Tài chính cũng đã có văn bản gửi Bộ Công Thương với những đề nghị tương tự. Nhưng trong báo cáo của Bộ Công Thương gửi Thủ tướng Chính phủ, những kiến nghị này của Bộ Tài chính đã không được đề cập đến.

Đây chính là lý do khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo nếp ở Long An, An Giang, những địa phương trồng nếp diện tích lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long gửi đơn kiến nghị lên Chính phủ cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nếp.

Rõ ràng, sự thiếu phối hợp, thiếu thông tin giữa các bộ ngành đã khiến nhiều doanh nghiệp lao đao. Mới đây, một doanh nghiệp xuất khẩu nếp lớn ở Long An đã phải gửi đơn kêu cứu vì đang "đứng trên bờ vực phá sản" vì gạo không xuất được.

Cụ thể, Công ty TNHH Dương Vũ (xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An), một trong 4 công ty lớn trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu gạo của Long An, chuyên thu mua, sản xuất và xuất khẩu gạo nếp và tấm nếp với tổng sản lượng 220.000 tấn/năm, bao tiêu sản phẩm cho nông dân trồng nếp ở tỉnh Long An và An Giang với diện tích khoảng 50.000 ha đã có văn bản số 03/2020DV gửi Thủ tướng, các bộ ngành "cứu" doanh nghiệp xuất khẩu gạo trước bờ vực phá sản.

Theo ông Nguyễn Quang Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Dương Vũ, mặt hàng nếp và tấm nếp là mặt hàng không thuộc diện dự trữ lương thực quốc gia, không ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia và đang xuất sang Trung Quốc chủ yếu sử dụng để làm bột. Trong khi khách hàng đang có nhu cầu cao, doanh nghiệp có thể xuất khẩu với giá cao mang lại lợi ích cho nhà nước, nông dân và doanh nghiệp thì lại không được phép xuất khẩu và cũng không thể tiêu thụ trong nước.

Việc tạm dừng xuất khẩu gạo khiến Công ty Dương Vũ đang đứng trước bờ vực phá sản (công ty hiện đang nợ ngân hàng Viettinbank 300 tỷ đồng), 400 công nhân viên của công ty lâm vào tình cảnh thất nghiệp.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

11.955.588 VNĐ / tấn

21.34 UScents / lb

0.19 %

- 0.04

Cacao

COCOA

231.911.737 VNĐ / tấn

9,126.00 USD / mt

5.69 %

+ 491.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

166.397.806 VNĐ / tấn

297.01 UScents / lb

0.69 %

+ 2.04

Gạo

RICE

17.461 VNĐ / tấn

15.10 USD / CWT

0.46 %

- 0.07

Đậu nành

SOYBEANS

9.147.927 VNĐ / tấn

979.71 UScents / bu

0.20 %

+ 1.96

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.145.935 VNĐ / tấn

290.80 USD / ust

0.48 %

+ 1.40

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
13 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
13 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
15 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
16 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.