Sản xuất thuốc lá tại Việt Nam (ảnh minh hoạ)
Cụ thể, vào tháng 8/2017, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam cùng hai công ty là Thuốc lá Thăng Long, Thuốc lá Thanh Hoá đã có tờ trình kèm theo chủ trương xin tạm nhập, tái xuất dây chuyền thiết bị đóng cuốn điếu thuốc lá super slim để phục vụ xuất khẩu.
Được biết, máy cuốn điếu có hiệu là Y14-22, công suất 2.500 điếu/phút và 1 máy đống bao thuốc lá hiệu ZB43A, tốc độ 100 bao/phút, đều xuất xứ từ Trung Quốc theo hợp đồng thuê lại. Các máy còn lại đều là hàng tạm nhập tái xuất để phục vụ dây chuyền sản xuất, xuất khẩu thuốc lá của Việt Nam
Đáng chú ý, Bộ Công Thương yêu cầu Công ty Thuốc lá Thanh Hoá chỉ sử dụng máy móc và dây chuyền để sản xuất thuốc lá điếu phục vụ xuất khẩu, không tăng năng lực sản xuất thuốc lá điếu để tiêu thụ trong nước.
Công ty này phải tái xuất ngay dây chuyền thiết bị này khi hết thời hạn cho phép vào ngày 31/12/2018 và báo cáo Bộ Công Thương kết quả thực hiện.
Được biết, dây chuyền thiết bị sản xuất thuốc lá super slim hiện được nhiều nước đầu tư để sản xuất thuốc lá thơm phục vụ cho khách hàng có thu nhập cao. Tại Việt Nam thuốc lá thơm, thuốc lá cao cấp cũng được nhập khẩu, sản xuất và được nhập lậu để phục vụ dân sành thuốc lá sử dụng.
Việc cho phép nhập khẩu dây chuyền sản xuất nhập từ Trung Quốc dù Bộ Công Thương yêu cầu chỉ sản xuất và xuất khẩu, tuy nhiên không quy định rõ về việc giám sát sản xuất cũng như trách nhiệm của bên thực hiện. Bộ Công Thương đưa ra quy định về Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và quy định khác có liên quan tại Nghị định số 67/2013 của Chính phủ yêu cầu đơn vị nhập máy móc thực hiện đúng theo chỉ đạo.
Liên quan đến mặt hàng thuốc lá, vừa qua, Bộ Tài chính đã đề xuất áp dụng thu thuế TTĐB đối với thuốc lá theo hình thức hỗn hợp: Thu tuyệt đối và thu theo tỷ lệ %. Tuy nhiên, việc này đã được nhiều doanh nghiệp thuốc lá phản đối kịch liệt vì có thể làm giảm doanh số, doanh thu.
Bộ Tài chính cho rằng, các nước trên thế giới có 3 phương thức thu thuế TTĐB đối với mặt hàng thuốc lá: Theo mức tuyệt đối, thuế suất % và kết hợp mức tuyệt đối và thuế suất theo tỷ lệ %.
Trong đó, phương thức kết hợp mức tuyệt đối và thuế suất theo tỷ lệ % là phương thức được nhiều nước phát triển áp dụng (khoảng 48 nước áp dụng).
Do vậy, để hạn chế thanh thiếu thiên tiếp cận với thuốc lá và phù hợp với thông lệ quốc tế, đề nghị nghiên cứu tăng thuế suất thuế TTĐB đối với mặt hàng thuốc lá hoặc nghiên cứu thu thuế TTĐB đối với mặt hàng thuốc lá theo phương pháp hỗn hợp (áp dụng thu tỷ lệ và thu tuyệt đối).
Bộ này dẫn ra nhiều ví dụ: Ở khu vực ASEAN cũng có một số quốc gia áp dụng phương thức hỗn hợp: Lào (áp dụng mức thuế suất 15 - 30%/giá xuất xưởng của nhà sản xuất và cộng thêm 500 kip Lào hoặc 0,07 USD/bao thuốc lá bán ra). Malaysia (áp dụng mức thuế tuyệt đối 0,19 Ringgit Malaysia/điếu và 20% tính trên giá xuất xưởng của thuốc lá bán ra). Thái Lan (áp dụng mức thuế suất 87% tính trên giá xuất xưởng của thuốc lá bán ra và 1 Bath hoặc 0,03 USD cho mỗi gam thuốc lá bán ra). Trung Quốc cũng áp dụng phương pháp thuế hỗn hợp đối với một số loại thuốc lá, ví dụ như đối với thuốc lá nhóm A thì mức thuế suất là 45% cộng với 0,003 NDT cho mỗi điếu.