Bộ dụng cụ thử cho kết quả trong 10 phút, giá 1 USD có thể thay đổi cuộc chơi của châu Phi trước thảm họa corona

16/03/2020 19:30
Xét nghiệm virus corona là một nhiệm vụ khó khăn đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe ở châu Phi, nơi chiếm 1% chi phí y tế toàn cầu nhưng mang tới 23% gánh nặng bệnh tật.

Từng kiệt sức vì thử các bệnh thủy đậu và sốt Lassa, kỹ sư sinh học phân tử Nnaemeka Ndodo người Nigeria phải làm việc rất vất vả để xác định xem 6 công nhân xây dựng người Trung Quốc tới nước này có nhiễm bệnh hay không. Lấy mẫu từ một bệnh viện nằm cách thủ đô Abuja của Nigeria khoảng 1 giờ xe chạy, Ndodo phải đợi thêm 6 giờ nữa để có kết quả từ 1 trong 5 phòng thí nghiệm duy nhất ở quốc gia đông dân nhất châu Phi với 200 triệu người.

Tuy nhiên, mọi thứ có lẽ sắp thay đổi. Trong khoảng 3 tháng, Mologic Ltd., một công ty có trụ sở tại Anh, đã hợp tác với Viện nghiên cứu Pasteur de Dakar nhằm tạo ra bộ kit thử với thời gian cho kết quả trong khoảng 10 phút. Dự án này được cho sẽ giúp châu Phi, nơi có hệ thống y tế yếu kém nhất thế giới, ngăn chặn đại dịch corona bùng phát.

Với rất ít tài nguyên và nhân lực, các nhà chức trách ở châu Phi đang phải chạy đua với thời gian để ngăn virus corona lây lan ở lục địa này. Hiện tại, chỉ 36 trong số 54 quốc gia ở lục địa này có khả năng xét nghiệm virus corona. Tuy nhiên, nếu số ca mắc bệnh tăng đột biết, các phòng thí nghiệm sẽ quá tải.

Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed hôm 15/3 cho biết ông đang hợp tác với tỷ phú Trung Quốc Jack Ma để phân phối 10.000 đến 20.000 bộ thử và 100.000 khẩu trang cho mỗi quốc gia châu Phi. Ngoài ra, họ cũng cung cấp các tài liệu để hướng dẫn phòng ngừa và điều trị virus.

Trong tuần tới, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi có trụ sở tại Ethiopia dự kiến cũng sẽ phân phối 200.000 bộ xét nghiệm virus corona trên toàn châu lục, chủ yếu do TIB Molbiol GmbH có trụ sở tại Berlin, Đức cung cấp.

Việc thiếu thốn trang thiết bị và hệ thống chăm sóc y tế ở châu Phi khiến các nhà khoa học muốn tạo ra những bộ xét nghiệm cho kết quả nhanh và rẻ hơn đề phòng dịch bệnh bùng phát. Đó chính là nơi Mologic xuất hiện. Sử dụng một loạt công nghệ đã có, bộ thử nghiệm mới dùng nước bọt và máu ở đầu ngón tay để tìm virus. Nó sẽ sẵn sàng được bán ra thị trường vào tháng 6 với giá dưới 1 USD.

Ở châu Phi, chúng sẽ được sản xuất bởi diaTropix của Senegal. Đây là cơ sở được xây dựng bởi Giám đốc viện Pasteur Amadou Alpha Sall, người đang dẫn đầu chương trình đào tạo thử nghiệm virus corona ở châu Phi.

"Chúng tôi đảm bảo rằng những bộ thử này được bán với giá sản xuất", ông Joe Fitchett, giám đốc y khoa của Mologic chia sẻ. Mologic đã nhận 1,2 triệu USD từ chính phủ Anh để phát triển bộ thử nghiệm này.

Hiện tại, xét nghiệm Covid-19 được gọi là PCR, trong đó phát hiện vật liệu di truyền của mầm bệnh bằng một quy trình thí nghiệm kéo dài nhiều giờ với chi phí hơn 400 USD tại các cơ sở y tế tư nhân. Kể từ khi bùng lên ở Trung Quốc cuối năm ngoái, nó đã khiến hơn 150.000 trên toàn cầu nhiễm bệnh, làm nhiều thành phố, quốc gia bị phong tỏa. Mỹ, quốc gia có tiềm lực mạnh về y tế và cả kinh tế, đang loay hoay vì số ca nhiễm bệnh tăng đột biến.

Ở châu Phi, dịch bệnh lây lan khá chậm. Tuy nhiên, số bệnh nhân ở Ai Cập, Senegal và Nam Phi đã tăng vào tuần trước, khiến tổng số ca ở hơn 20 nước châu Phi là khoảng 200 ca. Phần lớn các bệnh nhân gần đây đều đã tới châu Âu.

Mologic và Viện Pasteur có khả năng tạo ra 8 triệu kit thử mỗi năm và có kế hoạch phân phối chúng cho các nước châu Phi và WHO. Hiện tại, Mologic đang tìm mua lại các cơ sở sản xuất để có thể tạo ra thêm 20 triệu bộ thử mỗi năm. Ban đầu, các cơ sở này sẽ được lựa chọn ở Mỹ rồi sau đó là ở châu Phi.

Châu Phi cũng đang tăng cường công tác đào tạo để có thể xét nghiệm được virus corona. Tháng trước, Viện Senegalese đã hướng dẫn cho 15 phòng thí nghiệm ở châu Phi quy trình xét nghiệm và tiếp tục tổ chức đào tạo cho Nam Phi và 12 quốc gia khác trong khu vực.

Tại Nigeria, người ta đang nỗ lực tăng tốc độ xét nghiệm bằng cách đào tạo nhân viên tại các phòng thí nghiệm công. Ông Chikwe Ihekweazu, người đứng đầu trung tâm kiểm soát dịch bệnh Nigeria cho biết đất nước đang nỗ lực làm việc với đối tác và các nhà tài trợ để có thêm nhiều bộ thử hơn sau khi xác nhận 2 trường hợp nhiễm virus.

"Một bộ test nhanh có thể khiến cuộc chơi thay đổi", ông Ihekweazu chia sẻ và cho rằng những triệu chứng giống cúm hay sốt rét có thể làm phức tạp các nỗ lực chuẩn đoán sớm virus corona ở khu vực.

Bộ dụng cụ thử cho kết quả trong 10 phút, giá 1 USD có thể thay đổi cuộc chơi của châu Phi trước thảm họa corona - Ảnh 2.

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
11 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
10 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
3 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
3 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
4 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
6 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.