Bỏ Mỹ về quê nhà khởi nghiệp với 21.000 USD, cựu kỹ sư Thung lũng Silicon thành tỷ phú

06/09/2021 09:20
Anand Deshpande từng làm việc tại Thung lũng Silicon trước khi trở về Ấn Độ và thành lập Persistent Systems. Cổ phiếu của Persistent Systems tăng tới 149% trong năm nay, đưa nhà sáng lập 59 tuổi lần đầu tiên lọt vào hàng ngũ tỷ phú.

Khi 28 tuổi, Anand Deshpande đã có một công việc trong mơ ở Thung lũng Silicon: làm kỹ sư công nghệ tại Tập đoàn Hewlett Packard (HP) có trụ sở ở Palo Alto. Đây cũng là thời điểm Deshpande bắt đầu suy nghĩ tới các lựa chọn của mình: hoặc trở về Ấn Độ, hoặc định cư ở Mỹ.

Và cuối cùng Deshpande quyết định thu dọn đồ đạc, trở về Ấn Độ. Với vỏn vẹn 21.000 USD từ tiền tiết kiệm và vay mượn gia đình, bạn bè, Deshpande thành lập Persistent Systems – công ty IT chuyên sâu về mảng dữ liệu – tại Pune.

Persistent Systems hiện đã trở thành công ty công nghệ chuyên cung cấp các sản phẩm dịch vụ kỹ thuật số, dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. Gần 80% doanh thu hàng năm của Persistent Systems là từ Mỹ, 20% còn lại đến từ châu Âu và thị trường nội địa Ấn Độ. Từ đội ngũ 5 người ban đầu, công ty của tỷ phú Deshpande hiện có tới 14.000 nhân viên đến từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2021, Persistent Systems đã báo cáo doanh thu tăng 13% lên 566 triệu USD và lợi nhuận ròng tăng 38% lên 62 triệu USD.

Cổ phiếu của Persistent Systems tăng tới 149% trong năm nay, đủ để đưa nhà sáng lập Anand Deshpande, 59 tuổi, lần đầu tiên lọt vào hàng ngũ tỷ phú. Ông hiện đang sở hữu 30% cổ phần công ty, ước tính trị giá hơn 1 tỷ USD.

Anand Deshpande coi danh hiệu tỷ phú của mình chỉ là “danh nghĩa”, đồng thời cho biết “đối với một người đam mê công nghệ như tôi, người đáng lẽ phải là giáo sư ở đâu đó, tôi đoán đây là kết quả của việc đến đúng nơi, vào đúng thời điểm".

Bỏ Mỹ về quê nhà khởi nghiệp với 21.000 USD, cựu kỹ sư Thung lũng Silicon thành tỷ phú - Ảnh 1.

Tỷ phú Anand Deshpande. Ảnh: Vikas Khot

Khi Anand Deshpande trở về Ấn Độ vào năm 1990, một khu công nghệ phần mềm đang được thành lập ở Pune và ông đã giành được một vị trí ở đó. Ông đặt tên cho công ty của mình là “Persistent” (Kiên trì) để biểu thị thuật ngữ kỹ thuật cho hệ thống dữ liệu. “Tôi muốn sống ở Ấn Độ nhưng tôi cũng không muốn ảnh hưởng đến lý lịch của mình", ông nói. “Tôi muốn làm những điều tiên tiến cho Ấn Độ, giống với những gì đã được thực hiện ở Mỹ".

Cái tên cũng biểu thị một phẩm chất mà Deshpande tự nhắc nhở mình phải có - sự bền bỉ - bởi mọi thứ diễn ra hết sức chậm chạp trong 10 năm đầu tiên. “Chúng tôi khi đó luôn chọn lọc rất kỹ những gì mình sẽ làm", tỷ phú Deshpande kể lại.

Năm 2000, Intel Capital đầu tư 1 triệu USD cho 3,5% cổ phần của Persistent Systems. 5 năm sau, Persistent Systems đã huy động được 20 triệu USD từ Norwest Venture và Gabriel Venture Partners. Vào năm 2010, Persistent Systems được niêm yết trên thị trường chứng khoán và từ đó tiếp tục phát triển lớn mạnh với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 14,6% về doanh thu và 13,2% về thu nhập.

Tỷ phú Deshpande đã từ chức giám đốc điều hành công ty vào năm 2019 song hiện vẫn đảm nhiệm vai trò chủ tịch và giám đốc quản lý, tập trung vào việc xác định các công nghệ thế hệ tiếp theo và thúc đẩy tinh thần kinh doanh của Persistent Systems. Công việc yêu thích của ông hiện nay là cố vấn cho các doanh nhân trẻ.

“Ông ấy là một trong những người đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực này sẵn sàng chia sẻ những kiến thức mình có về cách phát triển doanh nghiệp, gia tăng doanh thu", Avinash Raghava, một tình nguyện viên sáng lập của Saasboomi – một cộng đồng gồm những người sáng lập và phát triển sản phẩm – cho biết.

Tình nguyện viên này cũng cho biết, kế hoạch tổ chức các buổi hội thảo về cách các công ty công nghệ có thể vượt qua mốc doanh thu 500 triệu rupee của tỷ phú Deshpande sẽ sớm được triển khai. “Ông ấy luôn sẵn lòng giúp đỡ các doanh nhân khác", anh Raghava khẳng định.

Giảng dạy và chia sẻ là bản chất của hoạt động từ thiện mà tỷ phú Deshpande đang thực hiện thông qua Quỹ deASRA. Quỹ deASRA do tỷ phú Deshpande và vợ, bà Sonali, thành lập năm 2015, với mục tiêu tạo ra một phong trào khởi nghiệp rộng rãi để biến những người tìm việc thành những người tạo ra việc làm. Nó cung cấp một loạt các dịch vụ từ hỗ trợ viết kế hoạch kinh doanh đến phát triển các chiến lược tăng trưởng.

Những hoạt động này đã giúp tỷ phú Deshpande được tạp chí Forbes vinh danh một trong những những nhà từ thiện hào phóng nhất châu Á năm 2018. Ông hiện đang làm việc với cơ quan tư vấn chính sách công NITI Aayog của chính phủ Ấn Độ về cổng thông tin doanh nhân dành cho phụ nữ.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
20 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
20 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
21 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
21 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
22 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
1 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
2 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.