Thông qua nguồn quỹ của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và 64 triệu USD được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chi cho Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR), 210 triệu USD sẽ được hỗ trợ .
Cơ quan này cho biết: "Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hành động để chống lại đại dịch COVID-19. Khoản tài trợ này là một khoản đầu tư ban đầu, nối tiếp nguồn tài trợ mà chúng tôi đã cung cấp cho các tổ chức đa phương như Tổ chức Y tế Thế giới WHO và UNICEF. Ngoài các khoản đầu tư ngày hôm nay, vào ngày 6/3, Tổng thống Trump đã ký Đạo luật Đánh giá Bổ sung và Chuẩn bị Bổ sung Coronavirus, bao gồm 1,3 tỷ USD hỗ trợ bổ sung để giúp quốc gia trên thế giới đối phó với đại dịch này.
Với hơn 1,5 tỷ USD tiền quyên góp và hỗ trợ được cung cấp bởi các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức từ thiện của Hoa Kỳ và các đối tác ở nước ngoài, chúng tôi thực sự huy động toàn quốc đối mặt với loại virus chết người này. Chúng tôi hoan nghênh các nhà tài trợ tiếp tục những đóng góp không ràng buộc, để tiếp tục thúc đẩy những nỗ lực toàn cầu".
Cụ thể, Việt Nam sẽ nhận gần 3 triệu USD để chuẩn bị hệ thống phòng thí nghiệm, kích hoạt hệ thống giám sát phát hiện các trường hợp có nguy cơ. Bên cạnh đó là hỗ trợ chuyên gia trong việc ứng phó và chuẩn bị, truyền thông thông tin về rủi ro, phòng ngừa và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.
Trong 20 năm qua, Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 706 triệu USD vào hỗ trợ y tế và hơn 1,8 tỷ USD tính tổng số hỗ trợ cho Việt Nam.
Campuchia cũng sẽ nhận được 2 triệu USD, Indonesia 2,3 triệu USD, Lào gần 2 triệu USD, Philippines gần 4 triệu USD và Thái Lan sẽ nhận 1,2 triệu USD.