Bộ Tài chính: 37/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn vay nước ngoài 0%

14/06/2021 19:07
Bộ Tài chính thông tin, tình hình giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài kế hoạch năm 2021 tại các địa phương tính đến 31/5 chỉ đạt 1.100 tỷ đồng và bằng 1,73% dự toán.

Ngày 14/6/2021, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ 5 tháng đầu năm 2021.

37/63 địa phương tỷ lệ giải ngân là 0%

Tại hội nghị, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho hay, tổng kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ODA, vay ưu đãi nước ngoài được giao đầu năm 2021 của các địa phương là 63.709 tỷ đồng, trong đó vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương là 34.913 tỷ đồng và vốn cho các địa phương vay lại là 28.796 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/5/2021, vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của các địa phương đã giải ngân là 1.100,66 tỷ đồng, bằng 1,73% dự toán, trong đó vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương giải ngân là 616 tỷ đồng (bằng 1,77% kế hoạch vốn được giao đầu năm) và vốn cho các địa phương vay lại giải ngân là 484,4 tỷ đồng (bằng 1,68% kế hoạch vốn được giao đầu năm).

Đáng chú ý, mới có 15 trong tổng số 63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 3% bao gồm: Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Bạc Liêu và có tới 37/63 địa phương tỷ lệ giải ngân là 0%.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, nếu tính riêng kế hoạch vốn được giao năm 2021 thì tỷ lệ giải ngân nêu trên là rất thấp, thấp hơn hẳn so với tỷ lệ giải ngân 5 tháng đầu năm 2020 (vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương là 7,19%).

Nếu tính đến số vốn được giải ngân theo kế hoạch vốn 2020 được kéo dài, chuyển nguồn trong 05 tháng đầu năm 2021 thì tỷ lệ giải ngân này cũng vẫn thấp so với cùng kỳ năm 2020.

Bộ Tài chính: 37/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn vay nước ngoài 0% - Ảnh 1.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Tài chính Trần Xuân Hà. Ảnh: VGP

Những vướng mắc

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, theo ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính, là vì có nhiều vướng mắc mà đặc biệt là sự tác động của dịch bệnh Covid-19. "Trên thực tế, đại dịch Covid-19 tác động đến các dự án sử dụng vốn nước ngoài trong 5 tháng qua còn rất nặng nề, do nhiều dự án gắn với yếu tố nước ngoài (từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát).

Đặc biệt, những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng rất lớn dẫn đến tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài như: không có khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán (chưa hoàn thành thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, tiến trình triển khai chậm…); chậm xử lý đơn rút vốn...

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Trần Xuân Hà đề nghị, các cơ quan chức năng, các địa phương, các sở ngành liên quan có chỉ đạo quyết liệt để Ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ, đồng thời, các ngành liên quan cần tích cực phối hợp để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn từ nay đến cuối năm.

Theo Thứ trưởng, trong thời gian tới, cần ưu tiên vốn cho những dự án có khả năng giải ngân trong năm 2021 và những dự án sẽ kết thúc trong năm 2021 để đẩy nhanh tiến độ, có khối lượng hoàn thành.

Các địa phương cần chủ động điều chỉnh phân bổ nguồn vốn cho các dự án, trong phạm vi của địa phương; nếu có nhu cầu điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn ODA trong năm thì các địa phương cần đánh giá kỹ và sớm báo cáo, đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh phù hợp trong 6 tháng cuối năm.

Tin mới

Lý do Việt Nam có thể nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
9 giờ trước
Việt Nam từ lâu được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thế nhưng, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam lại có thể trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai toàn cầu trong thời gian tới.
Khan hàng loại quả xuất khẩu tỉ USD, giá tăng mạnh
9 giờ trước
Đơn hàng xuất khẩu dồn dập nhưng một số doanh nghiệp phản ánh khó mua quả dừa tươi do khan hiếm nguồn cung.
Quốc gia đông dân thứ 4 thế giới nuôi tham vọng vượt mặt Việt Nam ở một 'mỏ vàng' tỷ USD, sản lượng 700.000 tấn mỗi năm có đủ sức?
8 giờ trước
Indonesia đang hướng tới mục tiêu chiếm vị trí thứ 2 thế giới của Việt Nam về sản lượng cà phê.
Top 10 ô tô 'đắt khách' nhất tháng 4/2025: VinFast áp đảo ngoạn mục, Xpander suýt 'bay màu'
8 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục được dẫn dắt bởi bộ 3 xe điện nhà VinFast gồm VF 5, VF 3 và VF 6. Trong khi đó, nhóm xe động cơ đốt trong lại có nhiều sự xáo trộn.
Phân khúc SUV cỡ C đua giảm giá giành thị phần
7 giờ trước
Trong khi Honda CR-V hay Ford Territory ngày càng giảm giá mạnh, Mazda CX-5 vẫn đang là mẫu xe bán chạy nhất phân khúc SUV cỡ C tính từ đầu năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Doanh số bán xe Việt Nam tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, hơn 118.000 ô tô được mua nhờ kinh tế thuận lợi, tiêu dùng nội địa cải thiện
7 giờ trước
Nếu cộng số liệu thống kê chung của ngành, doanh số bán xe của Việt Nam là 118.813 ô tô đã vượt qua Philippines, nơi chỉ bán được 117.074 xe trong 3 tháng đầu năm 2025.
Tài chính Toyota tung gói vay ưu đãi, thu hút nhiều khách hàng "lên đời"
1 ngày trước
Tháng 05/2025, Công ty Tài chính Toyota Việt Nam (TFSVN) phối hợp với Toyota Việt Nam và hệ thống đại lý toàn quốc triển khai chương trình trả góp với chính sách ưu đãi hấp dẫn, giúp người tiêu dùng Việt dễ dàng sở hữu xe hơi.
Khủng hoảng niềm tin bủa vây Xiaomi sau sự cố xe điện SU7
1 ngày trước
Xiaomi đối mặt với giai đoạn thử thách sau khi mẫu xe điện SU7 vướng sự cố gây chết người, kéo theo một cuộc khủng hoảng lòng tin sâu sắc từ người tiêu dùng.
Kia chào hè với ưu đãi lớn nhất trong năm
2 ngày trước
Từ ngày 10/5, THACO AUTO và Kia Việt Nam triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất trong năm, với mức ưu đãi lên đến 80 triệu đồng (áp dụng tùy theo phiên bản), cùng nhiều quà tặng hấp dẫn.