Bộ Tài chính giữ quan điểm giảm thuế nhập khẩu thép để bình ổn giá, hài hòa lợi ích với người tiêu dùng

23/10/2021 08:44
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi mới đối với 3 nhóm hàng thép xây dựng gồm thép cốt bê tông; thép góc, khuôn, hình và sắt thép không hợp kim cán phẳng có thể sẽ được giảm từ 5-10%.

Bộ Tài chính vừa hoàn tất Báo cáo tổng hợp giải trình tiếp thu ý kiến của các bộ ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Theo đó, dự thảo Nghị định này sẽ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2020/NĐ-CP; sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP của Chính phủ và và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 122/2016/NĐ-CP,

Trong đó, điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với một số mặt hàng thép và thuế xuất khẩu phôi thép là một trong những nội dung chính của dự thảo Nghị định.

THUẾ NHẬP KHẨU THÉP CÓ THỂ SẼ GIẢM TỪ 5-10%

Liên quan đến biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng thép, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với 3 nhóm mặt hàng thép cốt bê tông; thép góc, khuôn, hình và sắt thép không hợp kim cán phẳng từ 5%-10%.

Cụ thể, nhóm thép cốt bê tông thuộc nhóm 72.13,72.15 dự kiến được giảm từ 20% xuống 15%; thép góc, khuôn, hình thuộc nhóm 72.16 và thép răng có răng khía thuộc nhóm 72.13 được giảm từ 15% xuống 10%; nhóm sắt thép không hợp kim cán phẳng thuộc 8 mã hàng của nhóm 72.10 được giảm từ 20%, 25% xuống 15% tùy loại.

Theo giải trình của Bộ Tài Chính, việc giảm thuế trên có 2 lý  do chính.

Thứ nhất, hiện mức thuế suất nhập khẩu thép xây dựng khoảng 15%-20%, là mức bảo hộ cao và đã thực hiện trong thời gian dài.

Thứ 2, việc giảm thuế nhập khẩu sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm thép, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng, đầu tư theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 58/NQ-CP và Nghị quyết số 63/NQ-CP.

Phản hồi về đề xuất này, Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết không tán đồng và đề nghị không giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng thép xây dựng.

Trước đó, tại tờ trình về dự thảo này, Bộ Tài chính đánh giá việc thực hiện giảm thuế theo phương án dự kiến làm giảm thu ngân sách nhà nước không lớn do dây là những loại thép mà trong nước đã sản xuất được và cơ bản đáp ứng được nhu cầu.

Theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh theo phương án đề xuất sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đầu tư, đổi mới công nghệ để giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm thép nhập khẩu, góp phần bình ổn giá thị trường sắt thép trong nước.

Ngoài ra, điều này cũng thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đầu tư, đổi mới công nghệ để giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm thép nhập khẩu, góp phần bình ổn giá thị trường sắt thép trong nước.

Và tại báo cáo trên, Bộ Tài chính tiếp tục giữ quan điểm của mình, kèm ý kiến tiếp thu, giải trình rằng: "Hiện nay, mức thuế suất thuế nhập khẩu thép xây dựng khoảng 15-20%. Đây là mức bảo hộ cao và thực hiện trong thời gian dài. Đồng thời, để góp phần hạ giá thành sản phẩm thép, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng, đầu tư, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 58/NQ-CP và Nghị quyết số 63/NQ-CP, Bộ Tài chính đã tính toán mức giảm hợp lý để hài hòa lợi ích người tiêu dùng và nhà sản xuất và đảm bảo mức chênh lệch hợp lý với nguyên liệu đầu vào".

Bộ Tài chính giữ quan điểm giảm thuế nhập khẩu thép để bình ổn giá, hài hòa lợi ích với người tiêu dùng - Ảnh 1.

PHÔI THÉP DỰ KIẾN VẪN ĐƯỢC HƯỞNG THUẾ XUẤT KHẨU 0%

Cũng tại báo cáo tổng hợp, giải trình này, Bộ Tài chính cho biết sau khi tiếp thu ý kiến của các đơn vị liên quan, mặt hàng phôi thép được đề xuất tiếp tục được hưởng thuế suất xuất khẩu 0%.

Ở đề xuất trước đó, mặt hàng phôi thép (thuộc nhóm 72.06 và 72.07) dự kiến sẽ có biểu thuế xuất khẩu tăng từ 0% lên 5%.

Việc áp biểu thuế xuất khẩu với mặt hàng này đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi, góp ý của các bộ, ngành, địa phương, VCCI cũng như một số doanh nghiệp liên quan. Trong đó, đại đa số các ý kiến đều không tán thành việc tăng thuế này.

Cụ thể, Bộ Công Thương đề nghị không áp dụng tăng thuế trong bối cảnh chịu tác động từ dịch COVID-19, các doanh nghiệp sản xuất thép và các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng gặp nhiều khó khăn. Việc này chỉ nên được xem xét khi nguồn cung trong nước có dấu hiệu thiếu hụt.

Cùng quan điểm với Bộ Công Thương, Hiệp hội Thép và nhiều doanh nghiệp sản xuất như Công ty thép Hòa Phát, Công ty Formosa, Gang thép Nghi Sơn đều phản đối việc tăng thuế xuất khẩu phôi thép, đề nghị duy trì chính sách hiện hành.

Trong khi đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì đề nghị Bộ Tài chính đánh giá lại nguyên nhân giá thép tăng cao, từ đó rà soát, xây dựng phương án điều chỉnh cho phù hợp.

Trước đó, VCCI cũng đã nhận định nguồn cung phôi thép trong nước không thiếu và việc tăng thuế xuất khẩu không chắc có thể làm giảm giá phôi thép trong nước. Do đó, theo VCCI, việc tăng thuế xuất khẩu khó tác động đến giá thành thép thành phẩm như mục tiêu ban đầu.

Địa phương duy nhất gửi kiến nghị là Nam Định thì cho rằng việc điều chỉnh thuế suất này cần được tiến hành theo lộ trình để các doanh nghiệp trong nước có thời gian điều chỉnh kế hoạch đầu tư và kinh doanh phù hợp.

Tuy nhiên, việc giá thép tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ và giải ngân cũng như chi phí dự phòng của các dự án, đặc biệt là các dự án đầu tư công. Bên cạnh đó, giá thép tăng cũng ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của nhiều doanh ngành sản xuất.

Theo đó, để góp phần hạ giá mặt hàng thép xây dựng, thúc đẩy các doanh nghiệp giảm chi phí, đặc biệt trong bối cảnh giá nguyên liệu tăng cao, Bộ Tài chính đã lên phương án điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phôi thép và mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của một số loại sắt thép để trình Chính phủ.

Trước đó, theo Bộ Tài chính, giá thép xây dựng trong nước liên tục tăng mạnh trong thời gian qua có nguyên nhân chủ yếu là giá nguyên liệu sản xuất thép tăng cao trong khi ngành thép phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu nhập khẩu.

Tuy nhiên, việc giá thép tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ và giải ngân cũng như chi phí dự phòng của các dự án, đực biệt là các dự án đầu tư công. Bên cạnh đó, giá thép tăng cũng ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của nhiều doanh ngành sản xuất.

Theo đó, để góp phần hạ giá mặt hàng thép xây dựng, thúc đẩy các doanh nghiệp giảm chi phí, đặc biệt trong bối cảnh giá nguyên liệu tăng cao, Bộ Tài chính đã lên phương án điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phôi thép và mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của một số loại sắt thép để trình Chính phủ.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
5 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
4 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

82.413.745 VNĐ / lượng

2,689.90 USD / toz

0.78 %

+ 20.90

Bạc

SILVER

952.175 VNĐ / lượng

31.08 USD / toz

1.08 %

+ 0.33

Đồng

COPPER

228.842.503 VNĐ / tấn

408.47 UScents / lb

0.98 %

- 4.03

Bạch kim

PLATINUM

29.729.796 VNĐ / lượng

970.35 USD / toz

0.02 %

- 0.15

Nickel

NICKEL

406.468.139 VNĐ / tấn

15,995.00 USD / mt

1.83 %

+ 288.00

Chì

LEAD

51.459.705 VNĐ / tấn

2,025.00 USD / mt

1.00 %

+ 20.00

Nhôm

ALUMINUM

66.821.380 VNĐ / tấn

2,629.50 USD / mt

0.17 %

- 4.50

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Mẫu iPhone siêu mỏng có thể phá kỷ lục của Apple suốt 10 năm qua
11 giờ trước
Liệu siêu phẩm này có thực sự soán ngôi iPhone 6, trở thành chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay?
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
12 giờ trước
Lượng sắt thép nhập khẩu của nước ta tăng mạnh cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Là một nước sản xuất thép đứng thứ 12 thế giới, điều này có đáng lo?
Thị trường ngày 22/11: Giá dầu và vàng tăng, cà phê cao nhất 13 năm
14 giờ trước
Giá dầu và vàng tiếp tục tăng trong phiên thứ Năm. Đáng chú ý, cà phê Arabica đạt mức cao kỷ lục mới chưa từng có trong 13 năm qua.
Cảnh báo gian lận thuế nhập khẩu thép
1 ngày trước
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi các cục hải quan tỉnh, thành phố, cảnh báo về tình trạng doanh nghiệp khai báo sai tên hàng, chủng loại, mã số để gian lận thuế.