Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý Quỹ Vaccine phòng COVID-19

05/06/2021 10:51
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 41/2021/TT-BTC hướng dẫn về tổ chức, hoạt động, quản lý, sử dụng và chế độ kế toán, quyết toán, công khai tài chính Quỹ Vaccine phòng COVID-19.

Theo đó, Quỹ  vaccine phòng COVID-19 được sử dụng để hỗ trợ, tài trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất  vaccine trong nước và sử dụng  vaccine phòng COVID-19.

Quyền hạn của Quỹ: được vận động và tiếp nhận các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, vaccine và các loại hình vật chất khác (không bao gồm vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị y tế hỗ trợ cho phòng chống dịch) cho Quỹ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Được sử dụng các nguồn tài chính của Quỹ để tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine , nghiên cứu, sản xuất  vaccine trong nước và sử dụng vaccine phòng COVID-19 cho người dân theo nội dung phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và đề nghị của Bộ Y tế.

Được mở tài khoản giao dịch tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại để tiếp nhận các khoản đóng góp, tài trợ, hỗ trợ bằng tiền của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Quỹ được sử dụng vốn nhàn rỗi bằng Đồng Việt Nam của Quỹ để gửi có kỳ hạn tối đa không quá 3 tháng tại các ngân hàng thương mại theo quy định tại Điều 18 Thông tư này nhằm mục đích bảo toàn và phát triển vốn cho Quỹ, nhưng phải đảm bảo an toàn.

Nguồn thu của Quỹ gồm: các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Quỹ, gồm: tiền (tiền Đồng Việt Nam, ngoại tệ), vaccine và các loại hình vật chất khác.

Lãi tiền gửi của Quỹ tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại; các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).

Về xác định trách nhiệm tiếp nhận, Thông tư nêu rõ, các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Quỹ bằng tiền được chuyển vào tài khoản của Quỹ tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại.

Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Quỹ bằng vaccine, Bộ Y tế thực hiện tiếp nhận để quản lý, phân phối và sử dụng theo quy định.

Bộ Y tế có trách nhiệm xác định giá trị quy tiền Đồng Việt Nam của vaccine được tài trợ cho Quỹ và định kỳ 10 ngày lập báo cáo gửi Quỹ theo Mẫu số 03-BC/QVX tại Phụ lục kèm theo Thông tư này, để hạch toán phản ánh vào thu, chi của Quỹ. Việc xác định giá trị quy tiền của căn cứ các hóa đơn, chứng từ do nhà tài trợ cung cấp; trường hợp không có hóa đơn, chứng từ của nhà tài trợ thì xác định theo giá tạm tính để phản ánh kịp thời vào thu của Quỹ, Bộ Y tế có trách nhiệm xác định giá chính thức theo quy định của pháp luật và báo cáo Quỹ để điều chỉnh hạch toán (nếu có chênh lệch).

Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Quỹ bằng các loại hình vật chất khác (không bao gồm vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị y tế hỗ trợ cho phòng chống dịch), Quỹ thực hiện tiếp nhận để quản lý, theo dõi và hạch toán phản ánh vào thu của Quỹ khi xuất bán theo quy định.

Xác nhận khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện cho Quỹ

Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu xác nhận về khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện cho Quỹ, Ban Quản lý Quỹ có trách nhiệm xác nhận đối với các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, các hình thức vật chất khác; Bộ Y tế có trách nhiệm xác nhận đối với các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng vaccine.

Biên bản xác nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 44/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.

Thẩm quyền quyết định chi của Quỹ

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp nhu cầu kinh phí để mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và sử dụng  vaccine phòng COVID-19, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chi từ Quỹ để tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine , nghiên cứu, sản xuất  vaccine trong nước và sử dụng  vaccine phòng COVID-19 theo quy định.

Căn cứ các nội dung chi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Y tế lập hồ sơ đề nghị xuất Quỹ để chi theo quy định.

Hồ sơ đề nghị xuất Quỹ bao gồm: văn bản của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nội dung chi từ Quỹ; văn bản đề nghị của Bộ Y tế về việc chi từ Quỹ (trong đó nêu rõ: nội dung chi; số tiền; tên đơn vị nhận tiền, địa chỉ, số tài khoản, tên ngân hàng).

Bộ Y tế chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, sử dụng số tiền được cấp từ Quỹ để mua, nhập khẩu vaccine, tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước; quản lý, sử dụng vaccine đã mua, nhập khẩu và vaccine đã tiếp nhận từ các nhà tài trợ theo đúng quy định.

Công khai báo cáo tài chính quỹ

Thông tư cũng quy định chi tiết các nội dung liên quan đế chế độ kế toán, quyết toán, báo cáo và công khai tài chính quỹ. Theo đó, Quỹ có trách nhiệm công khai báo cáo tài chính quỹ hàng tháng, 6 tháng, năm và báo cáo quyết toán Quỹ theo các mẫu biểu tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

Nội dung công khai bao gồm: Số tiền huy động, danh sách các tổ chức, cá nhân tài trợ, đóng góp, nội dung và số tiền đã chi, số dư quỹ còn lại.

Thời điểm công khai báo cáo tháng, 6 tháng chậm nhất sau ngày 10 kể từ ngày kết thúc tháng, 6 tháng; công khai báo cáo năm chậm nhất ngày 31 của tháng 1 năm sau và báo cáo quyết toán chậm nhất 30 ngày sau khi báo cáo được Bộ Tài chính phê duyệt.

Việc công khai của Quỹ được thực hiện qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính và một hoặc một số hình thức: công bố tại các cuộc họp, niêm yết tại trụ sở của Quỹ, phát hành ấn phẩm, thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Người dân trong và ngoài nước có thể tham gia tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện thông qua các kênh dưới đây:

Tài khoản tiếp nhận tiền trong nước cho Quỹ vaccine phòng COVID-19:

a) Tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước:

- Tên tài khoản: Quỹ vaccine phòng COVID-19

- Số hiệu tài khoản: 3761.0.9098866.91999 (VND); 3761.0.9098869.91999 (USD) và 3761.0.9098786.91999 (EUR)

b) Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hà Nội:

- Tên tài khoản: Quỹ vaccine phòng COVID-19

- Số hiệu tài khoản: 21110009116868 (VND); 21110371116868 (USD) và 21110142996868 (EUR)

Tài khoản tiếp nhận tiền từ nước ngoài:

- Account name: Fund for Vaccination Prevention of Coronavirus Disease 2019

- Account number: 21110009116868 (VND), 21110371116868 (USD) and 21110142996868 (EUR)

- Bank: Bank for Investment and Development of Vietnam JSC, Hanoi branch - 4B Le Thanh Tong Street, Phan Chu Trinh Ward, Hoan Kiem District, Hanoi City, Vietnam

- Swift code: BIDVVNVX

c) Thông qua cổng 1400; hãy soạn: Covid NK gửi 1408, trong đó N là số bất kỳ, K thể hiện là đơn vị nghìn đồng. Mỗi tin nhắn quý vị đóng góp 1.000 đồng nhân N lần. Chi tiết liên hệ 19001530, nhánh 6 (1.000đ/p) hoặc truy cập http://1400.vn.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
5 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
8 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.