Bộ Tài chính từng lưu ý vị trí trạm thu phí Cai Lậy

06/12/2017 07:25
Bộ GTVT đề xuất 3 phương án cho BOT Cai Lậy (Tiền Giang) để nghiên cứu. Trong khi đó, các chuyên gia đều cho rằng, phương án khả thi nhất là nên chi tiền ngân sách mua lại một phần dự án cải tạo nâng cấp đoạn QL1 chạy qua thị xã Cai Lậy, và dời trạm thu phí về đường tránh. Trước đó, khi góp ý về BOT Cai Lậy, Bộ Tài chính đã lưu ý về vị trí đặt trạm này.

Trạm thu phí phải đặt trong phạm vi dự án

Năm 2013, khi góp ý cho chủ trương đầu tư tuyến tránh Thị trấn Cai Lậy theo hình thức BOT, Bộ Tài chính đã có ý kiến về vị trí đặt trạm thu phí. Theo đó, Bộ Tài chính lưu ý Bộ GTVT xác định quy mô dự án hợp lý, đảm bảo lợi ích và hiệu quả khai thác sử dụng lâu dài, tránh lãng phí nguồn lực; tính toán đồng bộ với khả năng chia sẻ lưu lượng với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dự kiến đầu tư trong giai đoạn tới năm 2020. Đặc biệt, “phương án đặt trạm thu phí phải đảm bảo khoảng cách và nằm trong phạm vi dự án BOT”, văn bản góp ý của Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Tiếp đó, tháng 11/2013, Bộ GTVT lại lấy ý kiến các cơ quan về vị trí đặt trạm BOT Cai Lậy trên Quốc lộ 1 (như hiện nay) để thu phí thực hiện dự án tuyến đường tránh và kết hợp tăng cường mặt đường Quốc lộ 1. Góp ý với đề xuất này, Bộ Tài chính cho rằng, dù đặt trạm thu phí trên Quốc lộ 1, nhưng phần dự án tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 không rõ hình thức sửa chữa, không rõ độ dài, lý trình sửa chữa. “Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị đặt trạm BOT Cai Lậy nằm trong phạm vi dự án như đã góp ý tại văn bản góp ý chủ trương đầu tư trước đó”, Bộ Tài chính đề nghị.

Sáng 5/12, trao đổi với báo chí Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, kêu gọi đầu tư các dự án BOT giao thông là chủ trương đúng. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện có những bất cập, và hệ thống pháp luật chưa đầy đủ...Liên quan đến BOT Cai Lậy, ông Đông cho biết, Thủ tướng quyết định tạm dừng thu phí tại trạm BOT Cai Lậy 1-2 tháng để xem xét, đánh giá toàn diện các vấn đề liên quan đến dự án. Từ đó xây dựng phương án cụ thể để báo cáo Thủ tướng trước khi tổ chức thu phí trở lại.

Tại cuộc họp với Thủ tướng, Bộ GTVT cũng trình 3 phương án với BOT Cai Lậy để lắng nghe ý kiến các thành viên Chính phủ. Cụ thể, phương án giữ nguyên trạm BOT Cai Lậy và tăng cường tuyên truyền, vận động, cải thiện dịch vụ… để người dân ủng hộ, thực hiện; Hoặc di dời trạm BOT về vị trí tuyến đường tránh, nhưng việc này phải đàm phán lại với nhà đầu tư và tính toán lại phương án tài chính; Hoặc tách thành 2 trạm BOT, 1 trạm trên Quốc lộ 1 và 1 trạm trên tuyến tránh. “Thủ tướng yêu cầu phải rà lại toàn bộ để xem xét. Do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các phương án để so sánh, lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan, đơn vị, sau đó trình Thủ tướng quyết định”, ông Đông nói.

Dời trạm thu phí để dân đồng thuận

Trước ý kiến đề xuất hay nên chăng lúc này, Nhà nước nên bỏ tiền ngân sách ra mua lại một phần BOT Cai Lậy? Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, đầu tư BOT cho giao thông là đúng, nhưng vị trí đặt trạm BOT Cai Lậy là bất hợp lý. Ông Nhưỡng đồng tình về đề xuất nhà nước cần thỏa thuận với nhà đầu tư BOT Cai Lậy để mua lại phần đầu tư trên Quốc lộ 1A cũ, và di dời trạm BOT Cai Lậy về đường tránh để thu phí.

Chuyên gia giao thông – TS Nguyễn Xuân Thủy đề xuất, Bộ GTVT cần sớm di chuyển trạm BOT Cai Lậy về đúng tuyến đường tránh. Đồng thời, để hỗ trợ nhà đầu tư thu hồi vốn có thể tăng phí, kéo dài thời gian thu phí. “Nếu làm vậy chắc chắn người dân sẽ đồng thuận. Còn nếu vẫn để trạm như hiện nay sẽ không bao giờ hết căng thẳng”, ông Thủy nói.

Theo vị chuyên gia này, hiện người dân hiểu biết pháp luật rất rõ, nên phải giải quyết các mâu thuẫn minh bạch, sát quyền lợi người dân và cũng công bằng với nhà đầu tư.

Theo ông Thủy, việc đặt trạm BOT Cai Lậy trên Quốc lộ 1 như hiện nay là để giúp nhà đầu tư thu hồi vốn nhanh hơn, do lượng xe qua trạm lớn hơn khi chỉ đặt ở đường tránh. Theo vị chuyên gia này, Quốc lộ 1 là tuyến giao thông huyết mạch, được bao đời đầu tư, xây dựng, giờ cắt đoạn cho nhà đầu tư chỉ việc trải thảm nhựa, mở rộng thêm chút rồi thu phí là rất vô lý. “Cùng với việc di dời trạm thu phí về đường tránh, địa phương có thể điều tiết lại giao thông, để xe chạy đường dài, xe tải, xe khách… không được đi qua thị trấn, mà phải sử dụng đường tránh. Như vậy sẽ hài hòa hơn cho các bên”, ông Thủy nói.

Một chuyên gia giao thông (xin không nêu tên) thì phân tích cho rằng, việc chi ngân sách để mua lại BOT Cai Lậy không khó, vì tổng vốn đầu tư dự án chỉ 1.500 tỷ đồng. Nhưng phương án xử lý với BOT Cai Lậy sẽ ảnh hưởng tới hàng chục BOT giao thông khác, với số vốn hàng chục nghìn tỷ đồng, và ảnh hưởng cả chủ trương kêu gọi đầu tư xã hội cho hạ tầng. Nếu xử lý BOT Cai Lậy không thỏa đáng, sẽ chẳng nhà đầu tư nào dám rót vốn vào hạ tầng, đặc biệt hạ tầng giao thông, trước mắt là cao tốc Bắc - Nam.

Phóng viên Tiền Phong có mặt tại hiện trường BOT Cai Lậy vào ngày 5/12 thấy khá yên ắng, từng dòng xe nối đuôi nhau qua lại trạm không còn inh ỏi tiếng còi, hỗn loạn như mấy ngày trước. Tại các cabin soát vé, cửa đã đóng chặt không một bóng nhân viên, lực lượng bảo vệ vẫn túc trực canh giữ cơ sở vật chất của trạm. Tuy nhiên, nhìn họ có vẻ mệt mỏi, người tựa đầu vào cabin chợp mắt, người thì lướt điện thoại,... Còn người dân quanh khu vực trạm cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng. Anh Tính nhà ở gần trạm BOT Cai Lậy nói: “Bữa nay tôi mới được một giấc ngủ trưa. Mấy ngày qua, hàng trăm người cùng xe cộ kéo nhau tới đây náo động hết ngày tới đêm làm tôi không tài nào ngủ được”.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
2 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
12 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
36 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
11 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
58 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
4 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
5 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
20 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.