Bộ trưởng GTVT "trăn trở", cần sự góp ý của doanh nghiệp hàng hải

23/03/2024 07:00
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng mong muốn, trong thời gian tới phải nâng tỷ trọng vận tải hàng hải, thuỷ nội địa lên ít nhất là 50%.

Việt Nam có 3 cảng biển thuộc top 50 lớn nhất thế giới

Hiện nay, trên cả nước có 202 cảng hàng hóa, 11 cảng hành khách, 97 cảng chuyên dùng, 4.791 bến thủy nội địa có phép, 1.271 bến không phép và 2.526 bến khách ngang sông.

Địa lý, địa hình có nhiều lợi thế của Việt Nam với 2.360 con sông, kênh có tổng chiều dài gần 41.900km với 9 hệ thống sông chính đổ ra biển thông qua hơn 120 cửa sông. Tổng chiều dài đường thủy nội địa cả nước đang được quản lý khai thác là 26.737km.

Năm 2023, tuyến vận tải ven biển có lưu lượng vận chuyển hàng hóa thông qua các cảng thủy nội địa, cảng biển ước khoảng 225 triệu tấn.

Xu thế phát triển ngành hàng hải và đường thủy nội địa hiện nay là công nghệ số, cảng xanh, chuyển đối năng lượng, giảm khí thải và sử dụng tàu trọng tải lớn. Đây là những thách thức lớn đối với các chủ tàu, chủ cảng. Doanh nghiệp cần phải có kế hoạch phát triển để thích ứng kịp thời, nếu không sẽ bị tụt hậu so với thế giới.

Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT cho biết, theo thống kê của tờ báo Lloyd's List (Anh), trong năm 2022, Việt Nam có 3 cảng biển nằm trong nhóm 50 cảng biển có sản lượng container thông qua lớn nhất trên thế giới, đó là Cảng TP.HCM đứng thứ 22, Cảng Hải Phòng đứng thứ 28, cảng Cái Mép Thị Vải đứng thứ 32.

Ông Ngọc cho biết, tại khu vực cảng biển Hải Phòng, hiện có 69 tuyến nội Á, 2 tuyến Mỹ - Á, 1 tuyến Á – Âu; cụm cảng biển Hồ Chí Minh có 106 tuyến nội Á, 1 tuyến Mỹ - Á, 2 tuyến Á - Âu; cụm cảng bà Rịa - Vũng Tàu có 9 tuyến nội Á, 21 tuyến Mỹ - Á, 5 tuyến Á - Âu.

Tính đến năm 2023, đội tàu biển Việt Nam có 1.447 tàu. Trong đó, tàu vận tải là 1.015 tàu. Tổng trọng tải đội tàu biển khoảng 10,7 triệu DWT. Đội tàu Việt Nam đứng thứ 3 Asean và thứ 27 trên thế giới với độ tuổi trung bình 15,5 tuổi.

Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam còn sở hữu đội tàu mang cờ nước ngoài với tổng trọng tải 2,5 triệu DWT.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, đội tàu Việt Nam phát triển nhanh trong những năm gần đây, đang đảm nhận 100% sản lượng nội địa và từ 6 - 8% thị phần hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy vậy, cơ cấu vẫn chưa hợp lý, tàu tổng hợp chiếm tỉ lệ cao, trọng tải tàu nhỏ.

Những trăn trở của Tư lệnh ngành GTVT

Bộ trưởng Thắng cũng chỉ ra bất cập của hệ thống đường thuỷ, hàng hải, theo đánh giá của Bộ trưởng là "rất tốt" ở cả 3 miền, thế nhưng lại chưa khai thác hiệu quả.

"Mong muốn của chúng tôi là trong thời gian tới phải nâng tỷ trọng vận tải hàng hải, thủy nội địa lên, ít nhất là 50%", Bộ trưởng Thắng nêu rõ.

Theo Bộ trưởng Thắng, nếu làm được điều đó, sẽ giảm chi phí logistics, giảm chi phí bảo trì, bảo dưỡng, giảm được tai nạn giao thông. Đây là vấn đề mà Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm.

"Bộ GTVT phải làm gì? Phát triển các cảng thủy thế nào? Kết nối giữa cảng biển và đường thủy nội địa có vấn đề gì? Từ cảng bến thủy lên cảng cạn, kho hàng ra sao?", ông trăn trở và cho biết, Bộ GTVT rất cần sự tham gia góp ý của các doanh nghiệp.

Một số nội dung được Bộ trưởng nêu ra như: Phát triển đội tàu vận tải ven bờ, số lượng như hiện nay đủ chưa?. Nếu chưa thì cần chính sách gì để hỗ trợ nhằm phát triển?. Hành lang pháp lý, để triển khai được các vấn đề trên thì nhà nước cần ban hành các chính sách gì?

"Đây là những nội dung mà Bộ GTVT kỳ vọng để với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước có thể tham mưu cho các cấp chính quyền, phối hợp với các địa phương đề cùng xây dựng, phát triển", Bộ trưởng nói.

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
4 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
4 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
5 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Đột ngột bật tăng phiên cuối tuần
6 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá dầu thô thế giới đột ngột bật tăng trong phiên cuối tuần. Giá dầu WTI và Brent tăng từ 1,3 USD đến 1,4 USD/thùng so với ngày hôm qua 21/11.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
6 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.888.177 VNĐ / thùng

74.30 USD / bbl

0.10 %

+ 0.07

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.784.191 VNĐ / thùng

70.21 USD / bbl

0.16 %

+ 0.11

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.312.008 VNĐ / m3

3.36 USD / mmbtu

0.56 %

+ 0.02

Than đá

COAL

3.595.826 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Đã tìm ra smartphone ‘chân ái’ cho người chơi ‘hệ thích di chuyển’
10 giờ trước
Nếu bạn là người đam mê du lịch, thích khám phá những vùng đất mới và lưu giữ những khoảnh khắc đáng giá, OPPO Find X8 Series chính là lựa chọn lý tưởng.
Xăng RON 95 về sát 20.500 đồng/lít
10 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (21/11), giá xăng trong nước giảm từ 80 - 110 đồng/lít.
Giá xăng dầu hôm nay 21/11: Giá xăng dầu đồng loạt giảm phiên thứ 2 liên tiếp
22 giờ trước
Đúng như dự đoán của giới chuyên gia và doanh nghiệp, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày 21/11 tiếp tục suy giảm theo đà suy giảm của giá xăng dầu thế giới.
Chán nản với các quốc gia thành viên, thủ lĩnh của OPEC+ dễ đưa ra một 'đòn trừng phạt' khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu rúng động, Nga 'toát mồ hôi hột'
1 ngày trước
Quyết định này nếu được đưa ra có thể đẩy giá dầu về mức 50 USD/thùng.