Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư: Sẽ có chiến lược quốc gia về 4.0

25/05/2018 19:20
Việc tận dụng cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 được coi là giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao năng suất lao động. Vì thế, Chính phủ đang xây dựng chiến lược quốc gia về 4.0, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, tạo sự đột phá cho các lĩnh vực và cả nền kinh tế.

Sẽ có Chiến lược Quốc gia về 4.0

Chiều 25/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước đầu năm 2018, quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có phần trình bày, giải đáp nhiều ý kiến của các Đại biểu Quốc hội.

Ông Nguyễn Chí Dũng cho biết, năng suất lao động đang có xu hướng tăng dần trong những năm vừa qua, trung bình 4,7%/năm trong giai đoạn 2011-2017. Năm 2017, năng suất lao động tăng khoảng 6%.

"Đây là tín hiệu đáng mừng nhưng chúng ta chưa thể hài lòng bởi đến nay năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở thứ hạng rất thấp so với khu vực" – ông Nguyễn Chí Dũng nói.

Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng 2,6%, đóng góp 40,1% vào GDP năm 2017. Tuy nhiên sự chuyển dịch này chưa rõ nét. Trong khi đó, các yếu tố vốn, lao động không còn là lợi thế và thậm chí còn trở thành bất lợi cho cách mạng 4.0. Mức thu nhập bình quân đầu người năm 2017 mới đạt 2.385 USD.

"Trong các nhân tố, năng suất lao động là yếu tố cốt lõi nhằm cải thiện chất lượng tăng trưởng và thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng. Việc tận dụng cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh, mạnh như vũ bão được coi là giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao năng suất lao động…Đây đang được coi là cơ hội quý hiếm để tận dụng. Nếu chúng ta không tận dụng được cơ hội này thì chúng ta sẽ lại phải mất rất nhiều năm để có lại được cơ hội như thế" – ông Nguyễn Chí Dũng khẳng định.

Trên cơ sở đó, Chính phủ đang xây dựng chiến lược quốc gia về 4.0. Đây được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, nhân tố quyết định, tạo ra sự đột phá cho các lĩnh vực và cả nền kinh tế.

Khu vực FDI là một phần không thể thiếu của nền kinh tế

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, FDI đã giúp thay đổi diện mạo của nền kinh tế Việt Nam. Sự đóng góp của FDI được thể hiện trên 3 phương diện: Thứ nhất, chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội; Thứ hai, chiếm tỷ trong cao trong sản xuất công nghiệp, Thứ ba, chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu.

"FDI tạo ra sự chuyển dịch ngành nghề trong xã hội, tạo việc làm cho 4,2 triệu lao động. Cần có cái nhìn tích cực và khách quan đối với khu vực FDI. Khu vực FDI đã trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập quốc tế sâu rộng" - ông Nguyễn Chí Dũng nói.

Vì vậy, vấn đề cần đặt ra là hỗ trợ để khu vực kinh tế trong nước phải phát triển nhanh hơn, tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu, và tạo được liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI.

Kiên quyết thu hồi số vốn không triển khai thực hiện

Trong 4 tháng đầu năm, Chính phủ đã giải ngân khoảng 16,3% vốn đầu tư của cả năm 2018.

Bên cạnh nguyên nhân khách quan (pháp lý, quy trình thủ tục, yếu tố thời vụ,…) thì nhiều đơn vị trung ương và địa phương chưa thực sự quyết tâm triển khai. Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt đối với việc đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

"Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng chỉ đạo thực hiện kiểm tra tại các địa phương có vốn đầu tư công lớn nhưng tỷ lệ giải ngân thấp, tìm ra nguyên nhân cốt lõi dẫn đến vướng mắc. Chính phủ đang thực hiện Dự án luật bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 6. Bên cạnh đó, chỉ đạo làm rõ trách nhiệm cá nhân, đơn vị làm chậm. Tinh thần là kiên quyết thu hồi số vốn không triển khai thực hiện, công khai kết quả giải ngân để theo dõi giám sát" - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

Tin mới

Ở Việt Nam có mẫu xe to ngang CX-5 nhưng ăn xăng 1L/100km, mạnh hơn cả Land Cruiser Prado: Giá thế nào?
18 giờ trước
Với một bình nhiên liệu đầy, mẫu xe này có thể đi được trên 1.300km.
Mercedes-Benz S 450 rao bán 1,8 tỷ đồng: Người bán nói 'tội gì mua C 300', đẳng cấp S-Class 'vẫn khác lắm'
19 giờ trước
Chiếc Mercedes-Benz S 450 Luxury có mức giá chỉ ngang ngửa C-Class đời mới, nhưng lại sở hữu nhiều tiện nghi và thiết kế sang trọng vượt bậc.
Loài cây mọc dại, cực dễ sống, giờ thành “vàng trong đất”: Vừa giữ rừng, vừa kiếm hàng trăm triệu
19 giờ trước
Từng bị coi là cây dại, chỉ dùng để lấy củi, nay cát sâm được săn đón nhờ giá trị kinh tế cao và khả năng giữ đất, giữ rừng. Nhiều nơi ví loài cây này như “mỏ vàng” dưới lòng đất.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi khủng cho loạt xe máy điện: Giảm tới 5 triệu đồng, chiếc rẻ nhất chỉ còn 14,9 triệu đồng
19 giờ trước
Chính sách này chính thức áp dụng từ ngày 15/4.
Người phụ nữ ở Hà Nội mang 300 chỉ đi bán vào ngày giá vàng vượt 115 triệu, nghe số lãi mà choáng
19 giờ trước
Bà Kim Anh cho biết, nếu không phải thiếu tiền xây nhà mới, bà sẽ không bán số vàng này.

Tin cùng chuyên mục

Người dân nền kinh tế số 1 Đông Nam Á sẽ thích mê mẫu xe VinFast này: Không phải vua doanh số ở Việt Nam
20 giờ trước
CEO VinFast châu Á cho rằng mẫu xe này sẽ chiếm được cảm tình người dân Indonesia.
Đối thủ cứng của Wuling Mini EV có bản nâng cấp tại Trung Quốc: Sạc 1 lần chạy 210km, giá tương đương 169 triệu
21 giờ trước
Mẫu xe điện mini này được tinh chỉnh cả về ngoại hình lẫn công nghệ.
"Ngôi sao tầm trung" vừa lên kệ ở Việt Nam: Ít đối thủ tầm giá 6 triệu, AI ấn tượng, đẹp như Galaxy S25
1 ngày trước
Smartphone tầm trung này sở hữu khá nhiều ưu điểm so với các đối thủ cùng phân khúc.
Trung tâm Logistics Quốc tế hàng đầu miền Bắc - Nâng tầm chuỗi cung ứng khu vực
1 ngày trước
Định vị là trung tâm logistics hiện đại hàng đầu miền Bắc, dự án tiên phong triển khai giải pháp logistics toàn diện theo tiêu chuẩn xanh - thông minh, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh quốc gia trong dòng chảy thương mại quốc tế.