Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tình hình cấp bách, không thể biết tuần sau sẽ thế nàoicon

Vải thiều bước vào vụ thu hoạch, tình hình cấp bách rồi, bà con đang rất nóng ruột. Đây là lúc chúng ta phải dồn tổng lực để khơi thông thị trường cho quả vải thiều.

Vải thiều bước vào vụ thu hoạch, tình hình cấp bách rồi, bà con đang rất nóng ruột. Đây là lúc chúng ta phải dồn tổng lực để khơi thông thị trường cho quả vải thiều.

 

Thực ra trước diễn biến như này, chúng ta cũng không thể biết chắc một tuần sau sẽ như thế nào. Song chúng ta sẽ làm tốt nhất những gì có thể để khơi thông thị trường. Đây là chia sẻ của Bộ trưởng Lê Minh Hoan sáng 31/5 về tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh.

Ông Hoan cho biết: Một số Thứ trưởng của Bộ NN-PTNT nay mai sẽ trực tiếp tới những cửa khẩu phía Bắc để cùng làm việc với các cơ quan đối tác của mình ở các cửa khẩu này, đồng thời trao đổi với các cơ quan thương mại phía Trung Quốc để quả vải thiều được thông quan thuận lợi hơn. Còn tôi sẽ cùng họp với các hệ thống phân phối trong nước để làm sao quả vải của chúng ta đỡ rủi ro nhất.

Bắc Giang mới đầu vụ, chưa phải chính vụ. Tuy nhiên cần phải thống kê số lượng vải và ước lượng được cung cầu thị trường trong nước và Trung Quốc là bao nhiêu. Lúc đó sẽ cân đối lại các hệ thống phân phối. Hôm nay tôi có mời 9 hệ thống phân phối bán lẻ trong nước lên Bắc Giang. Chính hệ thống phân phối này kết nối cho bà con.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tình hình cấp bách, không thể biết tuần sau sẽ thế nào
Vải thiều đã vào mùa thu hoạch, bà con nông dân đang lo lắng cho vấn đề tiêu thụ khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp

Tình hình cấp bách, bà con rất nóng ruột. Tôi cho rằng đây là lúc tổng lực ra quân. Bộ NN-PTNT phải có lời giải mang tính chất dài hạn, bền vững hơn hơn là chúng ta cứ đợi đến khi dư thừa rồi mới ra quân thì đã muộn. Lúc đó trị nông sản đã xuống rồi.

TP.HCM cũng là thị trường tiêu thụ lớn của quả vải thiều, song đang thực hiện giãn cách xã hội. Chúng tôi sẽ làm việc với TP HCM về vấn đề này. 

Như những mùa covid-19 khác, chúng ta có những phương thức vận chuyển là bán và ship thẳng tới nhà dân. Lúc đó chúng ta sẽ làm chủ lượng thông tin cầu để đáp ứng đủ cung, không để bà con phải chen chúc, không an toàn trong mùa dịch này.

- Bộ trưởng có nhìn nhận gì về hoạt động giải cứu nông sản diễn ra trong thời gian này?

Thật ra dù có Covid-19 hay không thì lâu lâu vẫn xảy ra hiện tượng cung vượt cầu. Có những lúc chúng ta nói là “nông nghiệp giải cứu”, gần đây cũng có nhiều điểm giải cứu. Tôi nghĩ nên bỏ từ giải cứu, bởi nghe nó thương cảm, thương xót.

Tôi để ý thấy những điểm người dân tổ chức giải cứu tự phát để hỗ trợ bà con nông dân vùng dịch tiêu thụ nông sản và cảm nhận rằng lòng thương người của bà con chúng ta rất lớn. Song có lẽ chúng ta cần có hành động nhất quán hơn, đảm bảo cho công tác phòng chống dịch, nhiều điểm giải cứu chen chúc mua, rồi mua về bỏ đó dùng không hết. Bà con nông dân mất rất nhiều công sức để sản xuất ra những mặt hàng nông sản. Chúng ta thương cảm nhưng chúng ta cũng cần có cách để làm cho tốt hơn.

Bộ NN-PTNT có cả một kế hoạch trong dài hạn. Nhưng tôi xin nói về kế hoạch ngắn hạn trước.

Ngay ngày mai Bộ sẽ cùng với Hội Phụ nữ Việt Nam và Trung ương Đoàn thanh niên xây dựng mô hình tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dịch một cách chính quy hơn. Để vừa tiêu thụ được nông sản, vừa đảm bảo được phòng chống dịch bệnh. Từ đó có những quy định cụ thể để 3 đơn vị phối hợp thống nhất từ Trung ương xuống tới địa phương, xuống tới các xã. Chúng tôi cũng sẽ cùng với hiệp hội bán lẻ Việt Nam làm chương trình kết nối cung cầu.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tình hình cấp bách, không thể biết tuần sau sẽ thế nào
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết sẽ xây dựng mô hình tiêu thụ cho bà con vùng dịch chính quy hơn để không còn tình trạng giải cứu tự phát

Tôi được biết nhiều khi không khớp nhau về thông tin nên nơi thừa nơi thiếu. Ví dụ, như vừa rồi hành tím Vĩnh Châu rớt giá còn 5.000-6.000 đồng/kg, trên mạng nhiều người dân comment nói ở Đắk Lắk chúng tôi phải mua tới 45.000 đồng/kg, sao không có hành tím.

Như vậy rõ ràng là câu chuyện kết nối thị trường nội địa cũng có vấn đề của nó. Những thông tin bất cân xứng tạo dư thừa cục bộ chứ không phải dư thừa toàn bộ. Có những chỗ cần thì không có, không vận chuyển được, không có thông tin.

Đầu tháng 6 này, Bộ sẽ cùng với Hội phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên ra mắt các điểm chuẩn hoá mô hình hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong mùa dịch. Từ mô hình đó kêu gọi xã hội áp dụng mô hình này để hỗ trợ tiêu thụ nông sản. Bởi dịch bệnh này diễn biến rất khó lường, chính chúng ta cũng phải là người bảo vệ mình trong phòng chống dịch bệnh.

Không ai tưởng tượng được nhiều khi chen chúc mua nông sản giải cứu như thế lại tạo ra nguồn lây. Chúng ta hãy giúp cho mình an toàn trước để tiếp tục giúp cho bà con tiêu thụ nông sản nữa. Chúng tôi đã lựa chọn được cá điểm ở Hà Nội, TP.HCM và những địa phương làm.

Đây là những giải pháp trong ngắn hạng mà tháng 6 này phải thiết lập được. Tiến tới trong dài hạn thiết lập được kênh thông tin 2 chiều, không thể để đợi đến nông sản thu hoạch rồi mới biết nó thừa hay thiếu, mà trước khi thu hoạch 15-20 ngày các cơ sở tại các địa phương phải chủ động thông tin về bộ để Bộ chủ động thông tin tới hệ thống phân phối.

Đừng để lúa tràn đồng rồi, xoài chín đầy cây chúng ta mới truyền thông, chúng ta mới đi kêu giải cứu. Như thế nền nông nghiệp sẽ không ổn định.

- Để không phải giải cứu nông sản, Bộ trưởng có thể chia sẻ những giải pháp căn cơ trong thời gian tới?

Cần có thông tin về sản xuất và tiêu thụ. Vừa rồi tôi đã nói rồi, không phải chờ đến lúc rộ vụ rồi, dư thừa rồi chúng ta mới ra quân thì đã muộn. Mỗi Sở NN-PTNT địa phương cần xác định trách nhiệm của ngành nông nghiệp không chỉ là giúp bà con sản xuất sản lượng nhiều. Chúng ta phải chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, làm sao kết nối được thị trường. Không kết nối được thị trường trong nước và thị trường nước ngoài thì chúng ta sẽ bị động trong tiêu thụ nông sản.

Phải thiết lập hệ thống chuyển đổi số để nắm bắt được thông tin thị trường giữa các HTX với các đơn vị phân phối. Bộ sẽ xây dựng kho giữ liệu, cập nhật thường xuyên thông tin để các hệ thống phân phối biết rằng ở tỉnh đó đang chuẩn bị thu hoạch lượng nông sản lớn. Có như vậy các hệ thống phân phối này mới chủ động được kho bãi, vận chuyển.

Chúng ta cũng sẽ thông qua bưu điện để vận chuyển nông sản theo phương thức từ đồng ruộng, từ vườn tới hệ thống phân phối. Lúc đó tôi nghĩ sẽ hạn chế rủi ro trong phòng chống covid-19, kết nối cung cầu nhanh hơn.

Tâm An

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Volkswagen hỗ trợ 100% phí trước bạ cho Tiguan và Touareg duy nhất trong tháng 11
12/11/2024 08:00
Cơ hội cuối cùng trong năm để khách hàng được nhận ưu đãi 100% phí trước bạ từ các dòng xe nhập khẩu đến từ thương hiệu Đức.
[Trên Ghế 32] ‘Thay đổi gây tranh cãi nhưng Toyota Camry vẫn làm chủ cuộc chơi phân khúc sedan D tại Việt Nam’
27/10/2024 08:32
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, Toyota Camry dù có thiết kế trẻ trung hơn nhưng vẫn sẽ được các khách hàng trung thành lựa chọn vì những giá trị mà các đối thủ khác không có.
VinFast chính thức mở bán VF 7 tại Philippines, giá bán từ 644 triệu đồng
25/10/2024 02:52
VinFast VF 7 chính thức mở bán và nhận đặt cọc tại Philippines.
Đột kích kho hàng của hot Tiktoker nổi tiếng, thu giữ hơn 10 ngàn chai nước hoa nhập lậu: ZENPALI kinh doanh ra sao?
04/10/2024 09:46
Trên website của công ty, Zenpali giới thiệu là công ty hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.