Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, trong tháng 1, có 3 sự kiện quan trọng. Đầu tiên là việc đội bóng đá nam đạt thành tích lớn.
Thứ hai là Thủ tướng tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos, là hoạt động đối ngoại đa phương đầu tiên trong năm. Trong chuyến đi này, Thủ tướng đã gặp rất nhiều nguyên thủ, các đại diện tập đoàn lớn thế giới và nhận được nhiều lời hứa từ các nhà đầu tư.
Thứ ba là Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ 14/1 mở ra nhiều khả năng cho nền kinh tế Việt Nam.
Ngoài những sự kiện chính này, việc vệ tinh Micro Dragon được phóng lên thành công mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp vũ trụ Việt Nam.
Những báo cáo mà Thủ tướng nhận được cũng đầy tích cực, theo ông Dũng. Cụ thể, trong tháng 1, kinh tế vĩ mô được ổn định, chỉ số CPI chỉ tăng nhẹ 0,1%; Việt Nam đã mua thêm 4 tỷ USD ngoại hối; Tổng mức bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng cao.
Cũng trong tháng đầu năm 2019, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,2%. Chính phủ lưu ý việc do nhu cầu hàng hóa cuối năm rất cao nên trong tháng 1 có hiện tượng nhập siêu (xuất khẩu 20 tỷ USD, nhập khẩu 20,8 tỷ USD). 10.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 7% nhưng vốn tăng so với cùng kỳ. Quy mố vốn của 1 doanh nghiệp đạt 15 tỷ, cao hơn năm trước.
Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá tích cực triển vọng kinh tế Việt Nam. Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng dự báo, kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6,6% trong năm 2019 và 6,5% trong năm 2020, cao hơn bình quân khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Standard Chartered dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á và ASEAN. Đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam nằm trong danh sách 60 nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới do hãng tin Bloomberg xếp hạng (45,92/100 điểm).
Kinh tế Việt Nam theo đó được đánh giá là đang rất khởi sắc. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho biết Chính phủ vẫn đặt yêu cầu với các bộ ngành nhằm nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng. Trong năm 2019 phải quyết liệt, bứt phá hơn. Tinh thần hành động, theo ông là không được trên nóng dưới lạnh, trên thoáng, dưới thắt.
Yêu cầu các bộ ngành nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo tăng trưởng. Các tiêu chuẩn OECD, vượt trên tiêu chuẩn ASEAN. Bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, bám sát tình hình các nước lớn. Khoa học công nghệ. Năm 2019 quyết liệt hơn, bứt phá hơn... Tinh thần tinh thần phải thực thi để không trên nóng dưới lạnh, trên thoáng dưới thắt.