Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: "Người ta làm như vũ bão, còn chúng ta cái gì cũng xin - cho, cứ đá lên đá xuống"

23/05/2024 16:15
"Người ta làm như vũ bão, còn chúng ta cái gì cũng xin - cho; không phân cấp, phân quyền; không dám nghĩ, dám làm, cứ đá lên đá xuống thì rất khó. Nếu chúng ta không cải cách nhanh thì nhà đầu tư sẽ đi chỗ khác", Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nêu.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nền kinh tế đang tồn tại 3 rào cản lớn là niềm tin của thị trường, tâm lý xã hội và tinh thần dám nghĩ, dám làm. So với Trung Quốc, ông Dũng nêu thực tế cơ chế xin cho, chậm phân cấp phân quyền bó buộc nền kinh tế.

"Chúng ta, cái gì cũng xin - cho, đá lên, đá xuống"

Thảo luận ở tổ hôm nay ngày 23/5, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Tình hình kinh tế - xã hội quý I không đạt được một số chỉ tiêu, nhưng cộng đồng quốc tế đánh giá chúng ta rất cao.

Mới đây nhất, Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Việt Nam là một trong các quốc gia đang phát triển được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng cao nhất cho đến năm 2029. Chúng ta không tô hồng kết quả nhưng cũng không nên bi quan, nên tập trung vào những nhiệm vụ giải pháp nào đến cuối năm.

Ông Dũng cho rằng, về cơ bản hoàn thành công tác lập quy hoạch, từ tổng thể quốc gia đến quy hoạch vùng, quy hoạch các địa phương... giúp nền kinh tế phát triển nhanh hơn bền vững hơn. Điểm sáng nữa là trong xuất khẩu và FDI cho thấy nền kinh tế chúng ta còn nhiều cơ hội và niềm tin của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một số hạn chế như: Doanh nghiệp còn còn nhiều khó khăn, thị trường bất động sản chưa phục hồi như kỳ vọng, thị trường vàng có nhiều diễn biến phức tạp, tình trạng giá máy bay tăng cao gây ảnh hưởng đến thị trường du lịch... Rất nhiều vấn đề này các đại biểu Quốc hội đã nêu, chúng tôi sẽ lưu ý để tham mưu cho Chính phủ các giải pháp.

Liên quan đến con số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động cao 86.000 so với 81.000 doanh nghiệp, ông Dũng nhấn mạnh khó khăn doanh nghiệp là chưa từng có.

"Đi trên đường các cửa hàng, cửa hiệu đóng cửa rất nhiều. Doanh nghiệp khó khăn đồng nghĩa là lao động và người dân cũng khó khăn và nợ xấu cũng bắt đầu tăng cao", ông Dũng nói.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng có 3 nguyên nhân khiến nền kinh tế khó khăn đó là niềm tin của thị trường, tâm lý xã hội và tinh thần dám nghĩ, dám làm của cán bộ công chức.

Ông này cho rằng, để giải quyết 3 rào cản, thách thức trên phải tập trung giải quyết các ách tắc; cải cách hành chính mạnh mẽ, quyết liệt hơn và có giải pháp để cán bộ dám nghĩ, dám làm.

Lấy ví dụ đối với hoạt động hành chính tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết: Nhà máy ô tô Tesla ở Thượng Hải từ khi khởi công đến khi khánh thành đi vào hoạt động chỉ đúng 11 tháng; một trung tâm thương mại lớn từ khi xây dựng và đi vào hoạt động cũng chỉ mất có 6 tháng.

"Người ta làm như vũ bão, còn chúng ta cái gì cũng xin - cho; không phân cấp, phân quyền; không dám nghĩ, dám làm, cứ đá lên đá xuống thì rất khó. Nếu chúng ta không cải cách nhanh thì nhà đầu tư sẽ đi chỗ khác", ông Dũng cảnh báo.

Theo ông Dũng, về cơ chế chính sách cho các địa phương, phải đánh giá lại các cơ chế chính sách đặc thù cho một số địa phương đã ban hành và áp dụng. "Nếu chính sách đó đúng, trúng và hiệu quả thì ta nên nhân rộng cho các địa phương khác", Bộ trưởng KH&ĐT nói.

Ngoài ra, cần tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, giúp khơi thông nguồn lực. Tôi cho rằng không cần mới ở đâu cả, chúng ta chỉ cần giải quyết nhanh cho các dự án đang bị tắc, khơi thông được là đã thúc đẩy rất nhiều cho nền kinh tế, tạo niềm tin và nguồn lực mới.

Vấn đề cuối tôi muốn nói là vấn đề hạn mặn ở ĐBSCL, tôi cho rằng có một số nguyên nhân như: Nền đất mới và yếu; kênh rạch sông ngòi chia cắt nhiều; mưa giảm, nước ở thượng nguồn về giảm; khai thác nước ngầm làm sụt lún đất nền; nước ở thượng nguồn về thấp cộng với sụt lún đất nền dễ gây xâm nhập mặn ở một số nơi...

Bây giờ chúng ta đã có Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí khâu; trong đó xác định phát triển thuận thiên, thích ứng với môi trường và khí hậu. Chúng ta cũng đã có quy hoạch vùng ĐBSCL phân rất rõ các tiểu vùng. Nhưng vấn đề lớn nhất của ĐBSCL hiện nay, tôi cũng đồng tình với các đại biểu và cũng rất lo đó là thiếu nước ngọt. Thiếu nước ngọt là ảnh hướng tới cả sản xuất, cả đời sống của người dân.

Các đại biểu có đề nghị xây dựng chương trình mục tiêu Quốc gia về vấn đề này, theo tôi là chưa cần. Trong 2 nhiệm kỳ vừa qua, chúng ta đã nâng tổng đầu tư trong kế hoạch trung hạn cho ĐBSCL lên rất cao từ 16% của giai đoạn 2010 – 2015, lên 18% trong giai đoạn 2016-2020, và trong nhiệm kỳ này 2021-2025, chúng ta đã nâng lên gần 20%.

Ngoài ra, không phụ thuộc vào nguồn đầu tư công trung hạn, chúng ta cũng đã bố trí cho ĐBSCL 13 dự án vay ODA riêng, không nằm trong danh mục, tổng số tiền gần 2,5 tỷ USD, tức gần 70.000 tỷ đồng. Số tiền này tương đương với khoảng 2/3 nguồn vốn của 3 chương trình mục tiêu Quốc gia đang làm. Cộng thêm phần đã tăng trong kế hoạch trung hạn nữa để số gắng hoàn thiện khép kín toàn bộ đường ven biển của ĐBSCL. Việc này có ý nghĩa rất lớn trong việc khắc phục cả hạn mặn, chống biến đổi khí hậu, mở rộng không gian kinh tế, quốc phòng - an ninh.

Tin mới

Giá vàng thế giới tăng như vũ bão giữa căng thẳng thương mại
11 giờ trước
Giá vàng tăng mạnh và tiệm cận mức cao kỷ lục sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Thuế đối ứng thấp hơn gần 1 nửa so với Việt Nam, một quốc gia châu Á vừa tăng mạnh ‘chốt đơn’ dầu thô từ Mỹ trong tháng 3, đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại
11 giờ trước
Quốc gia này đã tăng 67% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ vào tháng 3.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
2 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
3 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Chủ xe Mitsubishi Xforce Ultimate: ‘Có lúc ăn xăng 3,8L/100km, có điểm chê nhưng được hãng khắc phục free’
3 giờ trước
Sau nửa năm sử dụng Mitsubishi Xforce Ultimate, anh Bùi Mạnh Hà cảm thấy rất hài lòng với chiếc xe này khi sở hữu một không gian rất rộng rãi và tiết kiệm nhiên liệu.

Tin cùng chuyên mục

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam - những mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam đang chịu mức thuế bao nhiêu?
3 giờ trước
Việt Nam nằm ở top những quốc gia bị áp thuế đối ứng cao nhất lên tới 46%.
BYD 'nhá hàng' SUV hybrid đầu tiên tại VN: 'ăn' xăng chỉ 1,1 lít/100 km ít hơn Wave Alpha, giá bán là tâm điểm tranh luận
7 giờ trước
Mẫu SUV hybrid của BYD được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan, cạnh tranh với Mazda CX-5, Haval H6 Hybrid hay Honda CR-V e:HEV.
Hai nhà sản xuất ô tô lớn bậc nhất Trung Quốc đang thảo luận sáp nhập
8 giờ trước
Kế hoạch sáp nhập cho thấy mong muốn hợp nhất đáng kể của thị trường ô tô Trung Quốc - thị trường lớn nhất thế giới.
Ngành game Việt Nam và cột mốc doanh thu 1 tỷ USD, có khả thi?
10 giờ trước
AdTech được cho là yếu tố thúc đẩy ngành công nghiệp game Việt Nam cán mốc doanh thu 1 tỷ USD trong tương lai gần.