Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường "hùng biện" về chăn nuôi

15/06/2018 09:26
Phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khi Quốc hội thảo luận về dự án Luật Chăn nuôi được Phó chủ tịch Quốc hội nhận xét là "hùng biện" ...

Bộ trưởng rất hùng biện, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển bình luận sau khi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu cuối phiên thảo luận chiều 14/6 của Quốc hội.

Dự thảo Luật chăn nuôi là nội dung của phiên họp, với 15 đại biểu đã phát biểu, 2 người tranh luận và 10 vị đã đăng ký nhưng hết thời gian.

Đều tán thành sự ban hành luật song các ý kiến tại phiên thảo luận còn nhiều băn khoăn từ phạm vi điều chỉnh cho đến khái niệm, từ ngữ, danh mục vật nuôi, quản lý môi trường...

Đề cập "quyền vật nuôi", đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hoà) nói đây là khái niệm rất lạ, vì "quyền và nghĩa vụ luôn gắn liền với con người và tổ chức, không thể có quyền của vật nuôi, của cây trồng, nếu có chỉ là trong văn thơ chứ không thể trong luật".

Cũng vẫn đại biểu Thân đề nghị viết lại cho rõ vì nếu không dự thảo luật sẽ cho ra nghề hết sức lạ đó là nghề thụ tinh nhân tạo. Khi mà điểm b khoản 3 điều 41 của dự thảo quy định: Đối với người hành nghề thụ tinh nhân tạo phải có trình độ từ trung cấp trở lên và được đào tạo về thụ tinh nhân tạo...

Được mời giải trình những băn khoăn của đại biểu, trước khi đi vào nội dung cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trình bày rất hùng hồn và biểu cảm từ tầm quan trọng của ngành chăn nuôi, bước tiến vượt bậc của ngành cho đến những khó khăn trong phát triển ngành này, yêu cầu đăt ra với Luật Chăn nuôi...

Điều này cũng khá "lạ" khi mà gần đây, trong một số phiên thảo luận, một số vị bộ trưởng phát biểu hết sức ngắn gọn, chỉ điểm lại những vấn đề lớn đại biểu đề cập và xin được tiếp thu chứ không giải trình gì thêm. Có vị được dành 10 phút nhưng sử dụng chưa hết một nửa thời gian, cả kính thưa và cảm ơn chỉ khoảng 500 chữ.

Phần phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường gần 3.000 chữ.

Theo Bộ trưởng, 30 năm qua chăn nuôi đã có bước tiến rất vượt bậc, năm 1986 bình quân chỉ sản xuất được 5-6 kg thịt trên một đầu người và 0,5 lít sữa, 10 quả trứng. Hiện nay sức sản xuất đã tới  60 kg thịt/người, trứng 120 quả, sữa là 10 lít, tức là gấp 20 lần so với trước đây.

"Đây là một sự cố gắng rất tích cực, đất nước ta là một nước không phải quá nhiều tài nguyên đất, nằm ở khu vực tổn thương biến đổi khí hậu và các dị hình thiên tai thời tiết, chúng ta làm được điều đó là một thành tựu rất lớn trong nông nghiệp, trong đó có khu vực chăn nuôi.", Bộ trưởng đánh giá.

Tuy nhiên, theo người đứng đầu ngành nông nghiệp thì chăn nuôi giai đoạn vừa qua cũng bộc lộ rất nhiều bất cập.

Nút thắt thứ nhất là chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, 55% trong số 30 triệu lợn, 300 triệu gia cầm, 7,5 đại gia súc. Đã chăn nuôi nhỏ lẻ thì nguy cơ rủi ro rất cao, giá thành chăn nuôi cao, tiềm ẩn những vấn đề khó kiểm soát.

Hai là môi trường chăn nuôi đang có vấn đề lớn, kể cả quy mô trang trại, quy mô lớn của các công ty lớn, nhất là hình thức gia công. Đây đang là vấn đề nổi cộm.

Ba là thức ăn chăn nuôi, tự hào là 20 triệu tấn nhưng vấn đề là kiểm soát làm sao cho được dư lượng nhất là kháng sinh, kiểm soát chặt chẽ các chất cấm.

"Chúng ta đã bị trượt dài từ thức ăn chăn nuôi truyền thống sang tuyệt đại bộ phận chăn nuôi công nghiệp, đây không phải là điều tốt", Bộ trưởng nhìn nhận.

Bất cập thứ tư Bộ trưởng nêu là nằm ở khâu chế biến rất yếu. Khâu này thủy sản tổ chức rất tốt, rau quả rất tốt, cây công nghiệp cũng có chế biến, nhưng riêng chăn nuôi hiện nay mới chỉ bình quân được 5%, dẫn đến năm vừa qua tình hình tiêu thụ thịt lợn ế thừa, thịt gà tỷ lệ chế biến cũng thấp.

Khâu yếu thứ năm được Bộ trưởng chỉ ra là tổ chức thị trường. Khi mà thị trường 93 triệu dân, 12 triệu công nhân, 31 triệu dân đô thị, vẫn các hình thức thương mại như cũ, thịt lợn vẫn nhỏ lẻ, đem đi phân phối ở chợ nông thôn là chính.

Mặt khác, theo Bộ trưởng, Việt Nam đang chịu thách thức về biến đổi khí hậu.

Riêng cơn bão số 10 năm ngoái 4.000 con lợn bị chết. Như vậy, biến đổi khí hậu không chỉ rủi ro về mặt sản xuất mà rủi ro rất lớn về mặt môi trường nếu quản trị không tốt, Bộ trưởng nói.

Áp lực rất lớn nữa, theo Bộ trưởng còn đến từ sự hội nhập sâu rộng, nhất là CPTPP mà Việt Nam vừa ký. Nếu dự báo năm tới có hiệu lực thì áp lực của Việt Nam rất lớn giai đoạn đầu bởi vì lúc đó các cường quốc chăn nuôi từ Canada, Newzeland, Australia... sẽ khiến Việt Nam phải mở cửa thị trường.

Từ tình hình trên, theo Bộ trưởng Luật Chăn nuôi phải khắc phục cho được những tồn tại cơ bản giai đoạn vừa qua. Và hai là phải hạn chế mức thấp nhất những thách thức của hội nhập quốc tế, những thách thức của biến đổi khí hậu và để phát huy tốt nhất về mặt thị trường khi Việt Nam hội nhập sâu hơn.

Vì thời gian có hạn nên Bộ trưởng không giải trình sâu tất cả các vấn đề đại biểu nêu mà chỉ giải thích một số nội dung về môi trường, chế biến, thị trường...và xin nghiêm túc tiếp thu để hoàn chỉnh tốt nhất dự thảo luật.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
11 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
12 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
13 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
iPhone 16 mở đặt cọc, người Việt chọn Thái Lan để mua hàng xách tay giá cao ngất ngưởng
13 giờ trước
Hôm nay (20/9), Apple chính thức mở bán iPhone 16 Series tại các Store chính hãng trên toàn thế giới. Năm nay, ngoài Singapore thì Thái Lan cũng có Store chính hãng mà người Việt có thể chọn mua, nhưng giá máy xách tay ở mức cao.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
13 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

77.605.631 VNĐ / lượng

2,614.10 USD / toz

1.04 %

+ 26.90

Bạc

SILVER

925.146 VNĐ / lượng

31.16 USD / toz

1.26 %

+ 0.39

Đồng

COPPER

235.040.041 VNĐ / tấn

432.97 UScents / lb

-0.40 %

- -1.73

Bạch kim

PLATINUM

29.624.980 VNĐ / lượng

997.90 USD / toz

0.35 %

+ 3.50

Nickel

NICKEL

407.100.330 VNĐ / tấn

16,533.00 USD / mt

1.23 %

+ 200.00

Chì

LEAD

50.982.957 VNĐ / tấn

2,070.50 USD / mt

-0.19 %

- -4.00

Nhôm

ALUMINUM

61.337.139 VNĐ / tấn

2,491.00 USD / mt

-1.91 %

- -48.50

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Giá rẻ hơn, nhưng iPhone 16 "bản thường" lại sở hữu công nghệ còn xịn hơn cả iPhone 16 Pro Max
17 giờ trước
Hy vọng rằng, nâng cấp này sẽ được Apple mở rộng lên các dòng iPhone Pro trong tương lai.
Một mẫu xe máy điện 'made in Vietnam' vừa ra mắt, có gì đặc biệt mà giá bán hơn 200 triệu đồng?
1 ngày trước
Nuen N1-S là mẫu xe máy điện mới nhất được ra mắt thị trường Việt Nam. Xe hiện có giá hơn 200 triệu đồng.
Nissan Almera giảm giá mạnh tại đại lý trước khi ra mắt bản mới: Giảm sâu nhất 130 triệu, bản 'full' còn 465 triệu đồng, tiệm cận giá i10
2 ngày trước
Theo tư vấn viên của đại lý, số lượng Nissan Almera sản xuất 2023 còn tồn kho chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Sức mạnh không tưởng của Trung Quốc: Kim chi 'made in China' ùn ùn nhập khẩu vào Hàn Quốc, đắt hàng nhờ rẻ hơn 6 lần sản phẩm nội địa
2 ngày trước
Người Hàn Quốc đang chuộng ăn kim chi "made in China" vì rẻ hơn hàng nội địa.