Bộ trưởng NNPTNT ra chỉ thị về du lịch sinh thái trong các loại rừng

11/03/2020 17:54
(Dân Việt) Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường vừa ban hành Chỉ thị số 1788/CT-BNN-TCLN ngày 10/3/2020 yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, các địa phương tăng cường các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cho thuê môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ.

Chỉ thị nêu rõ, thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ; đến nay đã thành lập 395 khu rừng đặc dụng, phòng hộ quản lý 6,75 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp tập trung ở khu vực có hệ sinh thái đặc trưng trên cạn, trên biển, đất ngập nước.

Diện tích rừng này giữ vai trò hết sức quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu; công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, đã từng bước phát huy giá trị môi trường, cảnh quan thông qua các hoạt động dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái (DLST) góp phần tạo sinh kế, nâng cao đời sống người dân.

Tuy vậy, có một thực tế là, công tác quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ vẫn còn những tồn tại: tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị chưa được chú ý đúng mức; đầu tư chưa tương xứng với mục tiêu và nhiệm vụ; chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế môi trường rừng bền vững để tạo nguồn tài chính đầu tư lại rừng, chủ yếu hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn vẫn phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước.

bo truong nnptnt ra chi thi ve du lich sinh thai trong cac loai rung hinh anh 1

Vườn quốc gia Cát Tiên là đơn vị tổ chức tốt hoạt động du lịch sinh thái và vẫn giữ được hệ sinh thái rừng. Ảnh: Luong Hong Pham.

Để phát triển bền vững, đúng quy định của pháp luật đối với hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ; Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn các khu rừng đặc dụng, phòng hộ và cơ quan quản lý ở địa phương rà soát, xác định ranh giới.

Lập hồ sơ địa chính, trình cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cơ bản hoàn thành việc cắm mốc giới lâm phận trong năm 2020.

Xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng đất rừng đặc dụng, phòng hộ không đúng mục đích; giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa để thu hút, huy động hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển rừng theo đúng quy định của pháp luật, không làm tổn hại sinh thái rừng; bảo vệ môi trường sinh thái; thực hiện nghiêm việc kiểm soát chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp.

Thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật; triển khai các giải pháp chống chặt phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật; xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật và những tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhưng thiếu trách nhiệm, để xảy ra vi phạm.

Kiện toàn tổ chức kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trong các Ban quản lý rừng, đảm bảo hoạt động có hiệu quả đúng theo quy định của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP, ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.

Có giải pháp thúc đẩy tăng trưởng các dịch vụ môi trường rừng, DLST bền vững theo quy định của pháp luật nhằm tạo nguồn thu ổn định để đầu tự lại cho công tác bảo vệ rừng và chủ trương tự chủ của các Ban quản lý rừng.

Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm tổ chức đánh giá, đề xuất giải pháp về hoạt động tổ chức DLST tại các khu rừng đặc dụng, phòng hộ trên toàn quốc, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong Quý IV năm 2020.

Tổ chức rà soát quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg, ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ cùng với việc lập Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia theo quy định của Luật Lâm nghiệp, Luật Quy hoạch và Chiến lược Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Khẩn trương hệ thống hóa cơ chế, chính sách hiện hành; xây dựng Nghị định của Chính phủ về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản trong lâm nghiệp; trong đó có lĩnh vực quản lý và phát triển bền vững hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ.

Xây dựng Chương trình đầu tư công phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 để triển khai, thực hiện thay thế Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 về Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020 hết hiệu lực.

Vụ Kế hoạch phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp hướng dẫn lập, phê duyệt các dự án đầu tư lâm nghiệp, nhất là đối với các khu rừng đặc dụng, phòng hộ trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp rà soát quy định hiện hành của nhà nước, hướng dẫn các địa phương về mô hình tổ chức bộ máy của Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ hiệu quả, thống nhất trong toàn quốc, đồng thời phù hợp với phân hạng các khu rừng đặc dụng, phòng hộ và điều kiện thực tiễn vùng, miền, địa phương.

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chú trọng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học về rừng đặc dụng, phòng hộ phù hợp với từng vùng sinh thái.

Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ khẩn trương rà soát, sửa đổi bổ sung; xây dựng quy hoạch phát triển bền vững theo quy định của Luật Lâm nghiệp, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Tổ chức các hoạt động theo đúng quy định của pháp luật về Lâm nghiệp, nhất là các hoạt động bảo vệ rừng, chống chặt phá rừng, quản lý đất đai và tổ chức DLST.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
7 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
6 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

11.938.781 VNĐ / tấn

21.31 UScents / lb

0.33 %

- 0.07

Cacao

COCOA

223.335.120 VNĐ / tấn

8,788.50 USD / mt

1.78 %

+ 153.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

164.369.726 VNĐ / tấn

293.39 UScents / lb

0.54 %

- 1.58

Gạo

RICE

17.488 VNĐ / tấn

15.13 USD / CWT

0.03 %

+ 0.01

Đậu nành

SOYBEANS

9.113.379 VNĐ / tấn

976.01 UScents / bu

0.18 %

- 1.74

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.122.125 VNĐ / tấn

289.95 USD / ust

0.19 %

+ 0.55

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
10 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
10 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
12 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
13 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.