Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ tạo điều kiện cho các tập đoàn tư nhân đầu tư mạnh vào giáo dục

06/06/2018 09:19
Giáo dục chất lượng cao đang "trông đợi" rất nhiều từ nguồn đầu tư của các doanh nghiệp, tập đoàn tư nhân. Còn hiện tại, theo ước tính không chính thức, người Việt Nam chi khoảng 3-4 tỷ USD mỗi năm cho du học.

Sáng nay 6/6, Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ là tư lệnh ngành thứ 4 đăng đàn trả lời chất vấn Quốc hội.

Mở đầu phiên, Bộ trưởng đã cho biết ngành đang nỗ lực thực hiện các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội về đổi mới giáo dục. Theo đó, ngành đã có những bước đầu chuyển biến tích cực.

Ngay trong phần mở đầu, trước khi bị đại biểu chất vấn, Bộ trưởng Nhạ đã ngay lập tức nhận trách nhiệm.

"Bản thân ngành còn nhiều hạn chế, thiếu sót, nhiều việc tồn tại gây bức xúc cho người dân. Với trách nhiệm cuả người đứng đầu ngành, chúng tôi xin chịu trách nhiệm về những gì chưa làm được", Bộ trưởng Nhạ nói.

Sau đó, rất nhiều đại biểu đã đăng biển xin chất vấn Bộ trưởng. Một trong những vấn đề đáng lưu ý là chất lượng đào tạo của ngành giáo dục. Trong đó, đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình), đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam đặt câu hỏi về chính sách cho khối tư nhân đầu tư vào giáo dục, trước làn sóng đi học nước ngoài của học sinh, sinh viên.  

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ tạo điều kiện cho các tập đoàn tư nhân đầu tư mạnh vào giáo dục - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Văn Thân

"Hiện có tình trạng con em trong nước đi nước ngoài nhiều, nhiều trường quốc tế của các nước cũng đã mở tại Việt Nam thu học phí cao. Có trường hợp phải trả từ 400 – 500 triệu đồng/năm. Suy nghĩ của Bộ trưởng như thế nào? Làm thế nào để doanh nghiệp trong nước cũng tham gia vào lĩnh vực này?", đại biểu nêu vấn đề.

Trả lời, Bộ trưởng cho biết đây là câu chuyện không chỉ liên quan đến kinh tế mà còn là văn hoá. Xu hướng đưa con em ra nước ngoài là xu hướng chung, từ những nước chưa phát triển sang những nước phát triển.

Theo số liệu không chính thức, hiện lượng tiền "chảy" ra nước ngoài cho giáo dục đào tạo ước khoảng 3 – 4 tỷ USD, là một con số rất lớn.

Hiện, giáo dục là một vấn đề được Nhà nước rất quan tâm, thực tế 20% ngân sách đã được phân bổ, đầu tư cho ngành. 

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận đối với yêu cầu nâng cao chất lượng thì vẫn còn nhiều hạn chế. Bộ trưởng Nhạ cho biết để phát triển giáo dục, cần phải có sự tham gia của xã hội, là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

"Bài học thành công của nhiều nước, ví dụ như Hàn Quốc, hay Trung Quốc gần đây cũng đã có sự tham gia của các thành phần kinh tế", ông Nhạ nói.

Theo ông, Chính phủ đang rất quan tâm đến vấn đề này. Bộ GDĐT theo đó đã có tham mưu, đề án… để tăng cường thu hút nguồn lực xã hội, tư nhân tham gia đầu tư giáo dục.

Bộ trưởng nhấn mạnh chất lượng là thứ sẽ giúp giữ sinh viên, học sinh ở lại trong nước học tập. Theo đó, nguồn ngân sách nhà nước dùng cho giáo dục phổ cập, cơ bản, đặc biết ưu tiên đến các địa phương khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Bộ trưởng cũng giải thích điều này không có nghĩa là nguồn đầu tư Nhà nước không quan tâm đến nâng cao chất lượng, tuy nhiên "vẫn trông đợi vào các nguồn xã hội, các tập đoàn lớn".

Cụ thể, đó là những chương trình theo chuẩn quốc tế, tiên tiến, hiện đại ngay từ đầu. Việc khuyến khích tư nhân đầu tư vào giáo dục sẽ giúp giảm áp lực đối với Nhà nước.

Ông Nhạ cho biết trong thời gian tới khi sửa Luật Giáo dục và đại học, sẽ ưu tiên việc xã hội hoá trong ngành này. Thông qua việc làm này, Bộ trưởng nói rằng hi vọng chủ trương của Đảng, Nhà nước sớm đi vào thực tiễn.

"Thực tế chúng ta đã thực hiện rồi, nhưng chưa sát nên nhiều doanh nghiệp đã đầu tư rồi nhưng chưa mạnh", Bộ trưởng Nhạ nói.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
48 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
18 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
17 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.