Bộ trưởng Tô Lâm nói gì về nghi vấn công ty Nhật hối lộ để né thuế?

26/05/2020 17:51
Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm chiều 26-5 đã trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội về nghi vấn công ty TNHH Tenma Việt Nam hối lộ công chức ngành thuế, hải quan.

Liên quan tới nghi vấn Công ty TNHH Tenma Việt Nam (trụ sở ở Bắc Ninh) hối lộ hơn 5 tỉ đồng để "né" thuế, ngày 26-5, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm cho biết hiện các cơ quan thanh tra, thuế, tài chính đang rà soát lại.

Bộ trưởng Tô Lâm nói gì về nghi vấn công ty Nhật hối lộ để né thuế? - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trong một lần trao đổi với báo chí tại Quốc hội

Về phía Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm cho biết Bộ đang phối hợp với Công an tỉnh Bắc Ninh để nắm tình hình. "Phía Việt Nam cũng đang liên hệ với phía Nhật để trao đổi thêm các thông tin, nguồn gốc của việc đó" - Đại tướng Tô Lâm cho hay.

Nghi vấn Công ty TNHH Tenma Việt Nam hối lộ cán bộ, công chức ngành thuế và hải quan Việt Nam dấy lên khi một số hãng thông tấn, báo chí của Nhật Bản đăng tải thông tin Công ty TNHH Tenma Việt Nam (công ty mẹ tại Tokyo - Nhật Bản) đã khai báo 2 lần hối lộ tổng cộng 25 triệu yen (hơn 5 tỉ đồng).

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã yêu cầu Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan khẩn trương báo cáo lãnh đạo Bộ.

Đồng thời, giao Thanh tra Bộ thành lập ngay đoàn thanh tra trong ngày 25-5 để thanh tra Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, Cục Hải quan Bắc Ninh và các tổ chức, cá nhân có liên quan nội dung báo chí nêu, xử lý nghiêm theo quy định.

Theo thông tin của phóng viên Báo Người Lao Động, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đã có báo cáo gửi Bộ Tài chính và làm việc với Công an Bắc Ninh về vụ việc này theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Bộ trưởng Tô Lâm nói gì về nghi vấn công ty Nhật hối lộ để né thuế? - Ảnh 2.

Công ty Tenma có trụ sở tại Khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh)- Ảnh: Minh Phong

Trong báo cáo gửi Bộ Tài chính, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh cho biết thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp năm 2019, Cục Thuế đã ban hành quyết định kiểm tra thuế tại Công ty Tenma vào tháng 8-2019. Trong quá trình làm việc với lãnh đạo công ty là người Nhật Bản, đoàn đều phải thông qua phiên dịch của công ty.

"Đoàn kiểm tra đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về kiểm tra thuế, tuyệt đối không gây phiền hà, sách nhiễu DN. Đoàn không yêu cầu, đòi hỏi cung cấp hồ sơ tài liệu gì ngoài nội dung kiểm tra, không nhận bất cứ lợi ích vật chất gì từ doanh nghiệp" - Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh khẳng định.

Ông Ngô Xuân Tòng, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, cho biết đến thời điểm hiện tại, đơn vị chưa nhận được chứng cứ nào về vụ việc từ phía cơ quan chức năng Nhật Bản. Theo ông Tòng, hồ sơ kiểm tra và quyết toán thuế của Công ty Tenma Việt Nam thể hiện doanh nghiệp này được hưởng ưu đãi theo luật hiện hành nên việc họ phải bỏ thêm chi phí khác để được hưởng ưu đãi là không có cơ sở.

Về phía cơ quan hải quan, ông Phạm Chí Thành, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh, nói rằng Cục Hải quan đã vào cuộc kiểm tra, xác minh đối với đoàn kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Công ty TNHH Tenma Việt Nam. Qua kiểm tra, bước đầu xác định đoàn kiểm tra đã thực hiện đúng trách nhiệm được phân công và việc kiểm tra được thực hiện theo đúng quy trình, quy định của pháp luật. Trước, trong và sau khi kiểm tra, đoàn kiểm tra cam kết hoàn toàn không lợi dụng quyền hạn, không gây khó khăn phiền hà, không đòi hỏi và nhận bất kỳ lợi ích cá nhân gì khác đối với Công ty Tenma Việt Nam.

Cũng theo ông Thành, không có cơ sở để kết luận việc Công ty TNHH Tenma Việt Nam được miễn khoản truy thu thuế GTGT hay bất kỳ khoản thuế và phí nào đối với mặt hàng nhập khẩu, cũng như thông tin hối lộ như báo chí Nhật Bản nêu. Bởi lẽ, công ty này là doanh nghiệp chế xuất, hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp chế xuất là hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, không chịu thuế GTGT theo quy định của pháp luật. Do đó, ông Thành cho rằng việc cán bộ hải quan nhận tiền của Tenma để giảm thuế nhập khẩu 400 tỉ đồng là không có cơ sở.

Tin mới

Quốc gia mua gạo nhiều nhất từ Việt Nam với 4 triệu tấn/năm đang 'bơm' tiền đầu tư cho nông dân tự trồng lúa
9 giờ trước
Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam đang muốn tăng khả năng tự chủ sản xuất để giảm lượng nhập khẩu gạo.
Loại cây ví như 'vàng xanh', Việt Nam đang thống lĩnh thị trường thế giới: Vừa giữ rừng, vừa thu triệu đô
8 giờ trước
Việt Nam dẫn đầu thế giới về xuất khẩu loại cây này. Cây được ví là "vàng xanh", giúp phủ xanh đất trống và làm giàu cho người dân.
‘Xe giá rẻ’ Kia Syros cho kết quả bất ngờ sau khi đâm thử: Điểm an toàn hàng top, người lớn, trẻ em đều được bảo vệ tốt
7 giờ trước
Dòng SUV mới nhất của Kia là Kia Syros vừa được chấm 5 sao an toàn tại Ấn Độ.
Có 500 triệu đồng mua gầm cao nào và đây là những mẫu xe đáng cân nhắc
6 giờ trước
Hyundai Venue, Omoda C5, Toyota Raize và Mazda CX-3 là những cái tên ở phân khúc gầm cao cỡ nhỏ phù hợp với một người cần mua xe với ngân sách khoảng 500 triệu đồng.
Xe số độc lạ của Honda chốt giá 70 triệu đồng: Khỏe hơn Future, ăn xăng 1,8 lít/100km
6 giờ trước
Không chỉ sở hữu thiết kế thể thao cùng động cơ mạnh mẽ, "tân binh" xe số nhà Honda còn có giá bán hấp dẫn hơn so với Wave 125i 2025 nhập khẩu Thái Lan.

Tin cùng chuyên mục

Bán được hơn 35.000 xe tại Việt Nam trong quý 1, doanh số của VinFast tại Mỹ ra sao?
13 giờ trước
Kể từ đầu năm, đã có hơn 500 xe được VinFast bàn giao đến tay khách Mỹ.
Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
2 ngày trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
3 ngày trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
3 ngày trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?